Báo chí quốc tế nói về vụ bán độ của các tuyển thủ U23 Việt Nam
2005.12.24
Ðỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Vụ án bán độ của các tuyển thủ U 23 tại SEA Games 23 diễn ra ở Philippines hồi đầu tháng này, trong đó có hai trụ cột là Văn Quyến và Quốc Vượng, đang là đề tài nổi bật được báo chí quốc tế từ Âu sang Á, Mỹ, Úc nói tới liên tục, mấy hôm nay.
Báo chí nước ngoài đã đồng loạt đưa tin cho hay là Việt Nam mở chiến dịch “nắm đấm sắt” để chống tiêu cực trong làng bóng đá, đang lên cơn sốt sau vụ hai tuyển thủ được xem là “con cưng và anh hùng” của đội tuyển, bị tống giam vì thú nhận đã bán độ cho các đường giây cá cược quốc tế.
Theo Thanh Niên Online thì tính đến nay có chừng 50 hãng thông tấn, website, báo điện tử lớn của thế giới đã khai thác tin tức dồn dập về sự kiện đáng tiếc này.
Vụ bán độ của cầu thủ Việt Nam tham dự SEA Games 23 được nói tới từ các nước Thái Lan , đến Australia, từ Hoa Kỳ đến Châu Phi, hay từ Nam Hàn đến Pakistan, Pháp hoặc Anh Quốc.
Nhìn chung thì giới truyền thông khắp năm châu đếu có cùng một nhận định rằng, đây là xí căng đan tồi tệ nhất chưa từng xảy ra bao giờ trong lịch sử môn bóng đá nước Việt.
Tác giả Vijesh Rai của tờ New Straits Times ở Kuala Lumpur nói: “Đối với Việt Nam, vụ bắt giữ các cầu thủ nổi tiếng nhất nước là một cú sốc mới nhất của nền bóng đá vừa trải qua vô số chuyện bê bối. Trước đây, có hơn 20 trọng tài, huấn luyện viên, và quan chức ngành thể thao Việt Nam đã đối mặt với lệnh truy tố của tòa, vì dính líu tới tệ dàn xếp tỷ số trước khi ra quân.”
Nhà báo Vijesh Rai còn trích dẫn tuyên bố của ông Ibrahim Saad, tổng thư ký liên đoàn bóng đá Malaysia nói rằng, nếu cần thì nước ông sẽ cho triệu tập 20 tuyển thủ mới tham dự SEA Games 23 để chất vấn.
Đối với Việt Nam, vụ bắt giữ các cầu thủ nổi tiếng nhất nước là một cú sốc mới nhất của nền bóng đá vừa trải qua vô số chuyện bê bối. Trước đây, có hơn 20 trọng tài, huấn luyện viên, và quan chức ngành thể thao Việt Nam đã đối mặt với lệnh truy tố của tòa, vì dính líu tới tệ dàn xếp tỷ số trước khi ra quân.
Ông Saad nhấn mạnh rằng: “Giờ đây, khi mà Việt Nam đã bắt giữ hai cầu thủ chính trong chuyện bán độ, có lẽ người ta nên nghỉ tới việc trao lại huy chương bạc cho chúng tôi.”
Hãng tin AP của Mỹ thì bình luận như sau: “bệnh tiêu cực có vẻ như đã trở nên quá phổ biến trong làng thể thao ở Việt Nam”.
AP còn trích dẫn lời của ông Robert Aventajado, chủ tịch ủy ban Olympic của Phillipines nói rằng: “Tôi buồn khi biết rằng có những vận động viên như thế tham dự SEA Games 23. Tuy nhiên, tôi cũng rất phấn khởi khi thấy Việt Nam quyết tâm điều tra rõ vụ việc này.”
Hãng thông tấn AFP từ Paris trích lời bình luận của tác giả Thanh Thảo trên tờ Thanh Niên nói: “Người Việt Nam rất đau đớn khi đất nước mình bị công luận xếp vào loại-đèn đỏ tham nhũng- Bây giờ người ta mới thấy, có thể bóng đá chính là khâu yếu kém nhất của mạng lưới tham nhũng, hối lộ; nạn bán độ đang giăng khắp cả xã hội.”
Hãng tin BBC của Anh nói : “Vụ cầu thủ Việt Nam bán độ ở SEA Games 23 lần này chắc chắn sẽ dẫn tới việc lật lại hồ sơ của những nghi vấn bán độ tại nhiều giải của các năm trước, do đó số người liên can sẽ lớn hơn dự đoán rất nhiều trong đó có cả các cấp cao trong làng bóng đá”.
Và BBC kết luận: “Bóng đá Việt Nam rất cần được thay một dòng máu mới và sạch.”
Hãng tin Tân Hoa Xã của Bắc Kinh thì nói: “Việt Nam đang mở chiến dịch ‘Nắm đấm sắt’ để quyết chống tiêu cực trong làng bóng đá nước mình.”
Nhật báo Bangkok Post của Thái Lan nhận định: “Vụ bê bối này ngày càng lan rộng khắp nơi, đã phá hỏng danh tiếng lâu nay của đội tuyển Việt Nam, với những tuyển thủ được dân chúng xem là người hùng, sau khi họ giành được nhiều thành tích nổi bật trong các giải bóng đá trong khu vực.”
Vụ bê bối này ngày càng lan rộng khắp nơi, đã phá hỏng danh tiếng lâu nay của đội tuyển Việt Nam, với những tuyển thủ được dân chúng xem là người hùng, sau khi họ giành được nhiều thành tích nổi bật trong các giải bóng đá trong khu vực.
Ông Ba Moo, một nhà báo người Miến Điện cho phóng viên đài chúng tôi hay là ông có theo dõi sát vụ bán độ này và ông cũng biết rằng hiện nay giới hữu trách Việt Nam đang điều tra và thẩm vấn nhiều trọng tài, nhà dìu dắt và cầu thủ.
Ông kể lại là vụ bán độ tương tự cũng đã xảy ra với đội tuyển quốc gia của Miến Điện khi tham dự giải vô địch bóng tròn Châu Á, năm 1969.
Kế đó, ông Võ Thành Nhân, một nhà dìu dắt các đội bóng thanh niên Việt Nam đi dự các cuộc tranh tài tại Mỹ và Canada nhấn mạnh rằng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Còn báo chí trong nước thì viết: “chưa bao giờ bóng đá Việt Nam được giới truyền thông quốc tế đưa tin rầm rộ như những ngày qua, nhưng buồn thay đây lại là xì căng đan tồi tệ nhất, chứ không phải là một thành tích ngoại mục nào đó của đội banh nhà.”
Những bài liên quan
- Văn Quyến và Quốc Vựơng có thể bị treo giò vĩnh viễn
- Nên hay không bắt “khẩn cấp” hai cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng?
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về sự phát triển của làng thể thao nước nhà? (I)
- Thủ tướng Phan Văn Khải yêu cầu nhanh chóng làm rõ vụ các cầu thủ U23 bán độ
- Cựu tuyển thủ quốc gia Nguyễn Phi Hùng bỏ trốn
- Tình trạng “đôla hóa” tại Việt Nam
- Ông Ðào Ðức Khả bị công an theo dõi và gây khó khăn vì đã tố cáo tham nhũng
- Nhiều người thất vọng trước tin các cầu thủ đội U23 bán độ tại Sea Games 23
- HLV Riedl: đa số cầu thủ Việt Nam không được giáo dục đúng mức
- Thủ tướng Việt Nam yêu cầu các bộ trưởng chuẩn bị kế hoạch chống tham nhũng
- Việt Nam thua Thái Lan 3-0 trong trận chung kết bóng đá SEAGAMES 23
- SEA Games 23 kết thúc với ngôi đầu thuộc về nước chủ nhà Philippines
- Ban Nội Chính Trung Ương Đảng: Không quá ngạc nhiên về những con số tham nhũng giật mình
- Việt Nam vào chung kết SEA Games sau trận thắng Malaysia 2-1
- 10 cơ quan nhà nước được bầu chọn là tham nhũng nhất
- Ðội tuyển U23 Việt Nam nhiều hy vọng sẽ vào chung kết SEA Games 23
- Philipines điều tra những chỉ trích thiếu minh bạch trong các trận đấu Sea Games
- Việt Nam giành thêm 7 huy chương vàng tại SEA Games 23
- Luật phòng chống tham nhũng có thực sụ hiệu quả?
- SEA Games 23: đoàn Việt Nam được 14 huy chương vàng sau 3 ngày tranh tài