Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn vào việc đền bù cho các nông dân thiêu hủy gia cầm

Việt Long, phóng viên đài RFA

Diễn Đàn kinh tế của Đài Á châu tự do vừa qua nói đến dịch bệnh cúm gia cầm ở Việt Nam, với những quan ngại về tình hình và công tác chuẩn bị đối phó của Nhà nước Việt Nam. Qua cuộc phỏng vấn sau đây do Việt Long thực hiện, một chuyên viên kinh tế làm việc trong nước, ông Hoàng Thanh Phong, đề cập đến một việc quan trọng mà Nhà nước Việt Nam cần làm tốt hơn, và cũng đưa ra một cái nhìn lạc quan hơn về những công tác đang được chính quyền Việt Nam thi hành.

BirdfluCulling150.jpg

Việt Long: Với tư cách là một chuyên viên kinh tế, ông thấy dịch cúm gia cầm ở Việt Nam có thể gây ra những thiệt hại kinh tế như thế nào?

Hoàng Thanh Phong: Trước hết, phải nói là cả chính phủ lẫn người dân ở Việt Nam đều hết sức quan ngại về bệnh cúm gia cầm đang tái phát, nhất là ở những vùng đông dân cư. Hiện thì các quan chức chính phủ chỉ đưa ra ước tính là dịch cúm gia cầm có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 0.1% GDP, hay tương đương $50 triệu đô la, một con số không lớn

Tăng nhanh các nỗ lực

Việt Long: Đó là nếu tình hình cứ diễn tiến theo như hiện nay, tức là dịch bệnh lây lan cũng còn chậm, và trong vòng có thể kiểm soát. Còn nếu lây lan nhanh hơn, và lây lan sang cả người, thì Nhà nước Việt Nam có ước tính con số thiệt hại như thế nào không?

Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, theo tôi hiểu thì chính phủ đã và đang cố gắng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng trong vòng hai tuần gần đây thì vì tốc độ lây lan có tăng nhanh, thì chính phủ cũng đã đẩy nhanh hơn các nỗ lực – thí dụ như gia tăng các buổi phát thanh, phát hình trong cả nước để cho mọi người nhận thức rõ hơn nguy cơ thật sự của dịch bệnh, và đặc biệt trong mấy ngày gần đây thì đã thúc dục các địa phương có dịch bệnh phải tiêu huỷ gia cầm để ngăn chặn nguồn gốc lây bệnh.

Việt Long: Theo các cơ quan và chuyên gia quốc tế thì nguy cơ một đại dịch ở Việt Nam là rất cao, và như ông nói thì chính phủ Việt Nam cũng tăng nhanh nỗ lực, nhưng trước tình hình đáng lo âu như hiện nay thì ông cho rằng những nỗ lực đối phó tình hình đã đủ nhanh chóng chưa?

Trước hết, phải nói là cả chính phủ lẫn người dân ở Việt Nam đều hết sức quan ngại về bệnh cúm gia cầm đang tái phát, nhất là ở những vùng đông dân cư. Hiện thì các quan chức chính phủ chỉ đưa ra ước tính là dịch cúm gia cầm có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 0.1% GDP, hay tương đương $50 triệu đô la, một con số không lớn.

Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, nếu theo dõi kỹ phản ứng của chính phủ thì đúng là có sự chậm chạp ông ạ. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hiểu là đây là lần đầu tiên Việt Nam phải đối mặt với một loại dịch bệnh trên quy mô lớn như thế này.

Một lý do khác là vì Việt Nam cũng đã vượt qua một cách thành công bệnh dịch SARS mà lây lan qua đường hô hấp hồi đầu năm ngoái, cho nên cũng có tâm lý chủ quan trong chính quyền. Họ có ý nghĩ như là dịch SARS mà lây trực tiếp từ người qua người mà ta còn vượt qua, thì nay virus lây qua gia cầm thì còn dễ ngăn chặn hơn.

Nói chung nhiều người có quan điểm là nếu cứ tiêu huỷ hết gia cầm đi thì xong, cho nên quả có chậm chạp trong sự chuẩn bị đối phó đại dịch.

Tiêu huỷ gia cầm

Việt Long: Cho đến nay thì việc tiêu huỷ gia cầm đang ở quy mô thế nào? Liệu người dân có hợp tác với các nhà chức trách trong việc tiêu huỷ hay không, và việc bồi thường có phần nào thoả đáng không?

Hoàng Thanh Phong: Thưa ông, việc tiêu huỷ gia cầm không phải là dễ dàng. Ông biết đấy, chăn nuôi gia cầm là một việc có truyền thống rât lâu đời ở Việt Nam. Ở nông thôn, hầu như nhà nào cũng có nuôi gà vịt không thì ngan ngỗng hay chim chóc, cho nên có thể nói quyết định tiêu huỷ hàng loạt gia cầm là một vấn đề hết sức khó khăn, không chỉ là thiệt hại về kinh tế, mà còn động chạm đến tình cảm của người dân.

Anh thử hình dung xem, nhiều gia đình họ có các giống gia cầm rất đặc biệt, có thể nói rất hiếm, mà nay phải tiêu huỷ thì coi như mất hẳn con giống, và trong trường hợp đó thì thiệt hại là rât lớn.

Còn về chuyện bồi thường thì theo tôi biết, Nhà nước cũng có chính sách, tuy nhiên việc bồi thường cụ thể thì lại phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương, và trong nhiều trường hợp thì người dân được nhận sự bồi thường hầu như rất nhỏ.

Thí dụ, bình thường thì một kg thịt gà hay vịt có giá khoảng 35,000-45,000 đồng, nay thì họ chỉ được bòi thường tối đa là 10,000/kg, coi như họ chỉ được có 1/3 mức tổn thất.

Đối với nhiều gia đình nông dân, đây là sự thiệt hại rất lớn. Có người vay nợ ngân hàng hằng chục triệu để nuôi gà giống rất quy mô, nay phải nạp để huỷ hết, không còn tiền sinh sống và cho con ăn học, lại vỡ nợ... cả nhà khóc thảm thiết, rất là đau lòng.

Đối với nhiều gia đình nông dân, đây là sự thiệt hại rất lớn. Có người vay nợ ngân hàng hằng chục triệu để nuôi gà giống rất quy mô, nay phải nạp để huỷ hết, không còn tiền sinh sống và cho con ăn học, lại vỡ nợ... cả nhà khóc thảm thiết, rất là đau lòng.

Chính sách bồi thường

Việt Long: Nhưng để bồi hoàn thoả đáng thì liệu Chính phủ có đủ tài chính không, hay là có dành ra ngân khoản nào để bồi hoàn không? Chúng tôi được biết nhiều tổ chức quốc tế cũng đã cung cấp viện trợ cho Việt Nam, cho đến nay thì ông có con số nào về chi phí để đối phó với dịch bệnh hay không?

Hoàng Thanh Phong: Cho đến nay thì Chính phủ không công bố số chi tiêu cho việc ngăn chặn dịch bệnh. Cơ quan truyền thông nhà nước chỉ nói là Kho bạc Nhà nước đã chuẩn bị đầy đủ các nguồn tiền để sẵn sàng đáp ứng mọi chi phí cần thiết cho việc đó. Chính phủ đã tuyên bố sẽ cung cấp miễn phí thuốc chữa bệnh Tamiflu cho nhân dân nếu đại dịch xảy ra. Như vậy chúng ta có thể hiểu được là chính phủ đã phải chấp nhận chi phí rất lớn cho các nỗ lực hiện nay.

Để có thể giúp hình dung ra nguy cơ thiệt hại, thì tôi có thể đưa ra con số là nếu cứ theo đà của 9 tháng đầu năm nay thì kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 8.4% cho năm nay và như vậy sẽ tạo ra tổng gía trị là 780 nghìn tỷ đồng, tương đương $50 tỉ đô la.

Theo như các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, thì đại dịch cúm gà có thể làm cho nền kinh tế mất đi 2% tăng trưởng, có nghĩa là sẽ mất đi khoảng $1 tỉ đô la, coi như gần bằng tổng giá trị xuât khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay.

Đứng trước nguy có thiệt hại to lớn như vậy, thì có thể hiểu được là Chính phủ sẽ phải nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn, và nếu họ có chi đến vài trăm triệu đô la cho các nỗ lực hiện nay thì cũng không phải là quá lớn.

Việt Long: Nhưng liệu có thể nào xảy ra tình trạng ăn chặn ăn bớt tiền bồi hoàn không?

Đến nay thì không có thông tin về các chuyện đó, nhưng vấn đề đáng lưu ý ở đây, là đây là thiệt hại của cả nước, Nhà nước cần có chính sách thoả đáng. Nhiều người dân không được bồi thường đầy đủ vì hiện nay thì công việc tiêu huỷ gia cầm đang làm trên một phạm vi rất rộng.

Hoàng Thanh Phong: Đến nay thì không có thông tin về các chuyện đó, nhưng vấn đề đáng lưu ý ở đây, là đây là thiệt hại của cả nước, Nhà nước cần có chính sách thoả đáng. Nhiều người dân không được bồi thường đầy đủ vì hiện nay thì công việc tiêu huỷ gia cầm đang làm trên một phạm vi rất rộng.

Ở nhiều địa phương thì các quan chức cứ yêu cầu phải tiêu huỷ trong khi các nhân viên thi hành lại không ghi nhận đầy đủ các thiệt hại để sau này dân chúng có thể xin nhà nước trợ cấp bù đắp thiệt hại cho thoả đáng.

Huy động quân đội

Việt Long: Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố là họ sẽ huy động quân đội và công an để tham gia ngăn chặn dịch bệnh, ông cho biết các lực lượng đó có thể làm được gì?

Hoàng Thanh Phong: Ông biết đấy, ở Việt Nam thì người dân nói chung là không được trang bị kiến thức nhiều về y tế, và cũng rất thiếu các phương tiện có thể giúp phòng chống dịch bệnh. Rõ ràng, trong hoàn cảnh hiện nay thì chỉ có nhà nước là nơi duy nhất có khả năng tổ chức việc ngăn ngừa và cứu chữa, đặc biệt khi có đại dịch xảy ra thì vai trò của Nhà nước lại càng quan trọng, vì khi đó các nỗ lực cứu chữa phải làm trên quy mô quốc gia, chứ không thể trên quy mô gia đình mà được.

Các cơ quan quân đội và công an là những nơi có lực lượng tổ chức chuyên nghiệp, có huấn luyện, có ngân sách mua sắm trang thiết bị, thì trong trường hợp có dịch bệnh lây lan trên quy mô lớn, quân đội và công an sẽ phải tham gia là lẽ đương nhiên.

Họ sẽ làm nhiều việc, từ việc giúp chăm sóc người bệnh, đến ngăn chặn sự di chuyển không kiểm soát được của các nguồn bệnh, bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong hoàn cảnh có tình trạng khẩn cấp ở nhiều nơi, hay giúp di chuyển người bệnh, như họ vừa được thao dượt ngày hôm thứ năm.

Tôi cho rằng việc chính phủ tuyên bố sẽ cho quân đội và công an tham gia phòng dịch là một tuyên bố tích cực giúp nhân dân yên tâm.

Việt Long: Cảm ơn ông.