Hội nghị những người Việt nước ngoài tổ chức tại Hà Nội

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Hội Liên Lạc Người Việt Nước Ngoài ở Việt Nam sẽ tổ chức một hội nghị hai ngày tại Hà Nội đầu tháng tới để đón nhận sự góp ý của người Việt ở nước ngoài trước tình hình đầu tư, kinh doanh, giáo dục hoặc các lãnh vực khác trong nước.

VietgroupWeb200.jpg
Trang web Vietgroup.net

Ông Trịnh Trung, một thành viên trong ban tổ chức, cũng là giám đốc Phòng Thương Mại Mỹ Việt ở Hoa Kỳ, trả lời thắc mắc trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện. Trước hết ông trình bày về lai lịch cũng như mục đích của Hội Liên Lạc Với Người Việt Nước Ngoài.

Ông Trịnh Trung: Hội Liên Lạc Người Việt Ở Nước Ngoài là một tổ chức có tính cách xã hội, trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

Đến năm nay là năm thứ hai thì họ tổ chức một đại hội để có cơ hội gặp gỡ kiều bào ngoại quốc về, để cùng nhau chia sẻ những ưu tư hoặc lá trình bày những kinh nghiệm trong vấn đề của người Việt sống ở nước ngoài đối với bà con trong nước cũng như các cơ quan nhà nước ở Việt Nam, làm thế nào để tạo giây liên lạc giữa người trong nước cũng như người ở ngoại quốc, mục tiêu chung là đóng góp và phát triển đất nước.

Thanh Trúc: Khi tổ chức như vậy phía Việt Nam mà qua ông là đại diện có tìm hiểu trước xem người Việt ở nước ngoài có muốn về tham dự hay không?

Ông Trịnh Trung: Vấn đề kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã có từ lâu rồi, đó cũng là chính sách của chính phủ Việt Nam, để người trong và ngoài nước có cơ hội gặp gỡ nhau. Tôi tin chắc rằng Hội Liên Lạc Người Việt Nước Ngoài đã có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về tình hình sinh sống ở nước ngoài không những ở Mỹ mà ở các quốc gia khác trên thế giới.

Cá nhân tôi đã từng làm việc với ban chấp hành của hội thì tôi đều hiểu rằng các cụ là những người đã lớn tuổi và đã về hưu rồi, nay họ làm chuyện tình nguyện không và tôi lập lại hội này không phải của nhà nước mà là một tổ chức xã hội có tính cách phi chính phủ.

Tuy nhiên nếu Việt kiều mà cứ đòi đặc biệt quyền lợi thì tôi nghĩ cái đó không nên. Bởi nếu có về Việt Nam làm ăn thì cũng như những người Mỹ đã về Việt Nam làm ăn căn cứ vào những khung pháp lý hay cơ sở hợp tác giữa hai quốc gia với nhau chứ không phải đặt vấn đề tôi là Việt kiều tôi phải có đặc quyền này nọ. Nếu đưa ra tiền đề như thế thì rất dễ đi vào ảo tưởng và dễ thất bại ghê lắm.

Thanh Trúc: Vào khi Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC, rồi lại được quốc hội Mỹ chấp nhận qui chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn, nhiều người Việt nước ngoài nghĩ rằng đây là thời điểm thuận lợi để đầu tư thêm vào Việt Nam.

Theo như ông biết thì trong thời gian vừa qua Việt Nam đã làm gì để tạo thuận lợi cho giới đầu tư người Việt ở Hoa Kỳ và những nơi khác trên thế giới?

Ông Trịnh Trung: Khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO rồi còn được Mỹ cấp qui chế bình thường hoá quan hệ vĩnh viễn thì đó là những điều kiện tốt để đầu tư không những đối với Việt kiều mà đối với các công ty của Mỹ hay công ty quốc tế vào Việt Nam làm ăn.

Đương nhiên là trong nền kinh tế và trong khung pháp lý của Việt Nam cũng có những sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi hơn, để Việt Nam hội nhập vào thế giới. Tôi nghĩ nếu người có đầu óc làm ăn có đầu óc thương mại và cái nhìn có tính cách vĩ mô nhìn vào khung cảnh như vậy thì họ thấy có tiềm năng để làm ăn.

Tuy nhiên nếu Việt kiều mà cứ đòi đặc biệt quyền lợi thì tôi nghĩ cái đó không nên. Bởi nếu có về Việt Nam làm ăn thì cũng như những người Mỹ đã về Việt Nam làm ăn căn cứ vào những khung pháp lý hay cơ sở hợp tác giữa hai quốc gia với nhau chứ không phải đặt vấn đề tôi là Việt kiều tôi phải có đặc quyền này nọ. Nếu đưa ra tiền đề như thế thì rất dễ đi vào ảo tưởng và dễ thất bại ghê lắm.

Thanh Trúc: Người Việt có câu: "Đồng Tiền Liền Khúc Ruột". Để giảm bớt sự bất an, sự lo ngại đối với những Việt kiều muốn về đầu tư trong nước thì ông có thể góp ý điều gì?

Ông Trịnh Trung: Tôi thấy làm ăn ở đâu cũng nguy hiểm, nhất là ở Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thì cũng có những nguy hiểm. Chính bởi vậy cho nên phải cho tư vấn, phải có người để mà phụ với mình để mà chia sẻ góp ý với mình trong những phương án làm ăn ở Việt Nam. Có như vậy rủi ro sẽ giảm bớt.

Cũng vì vậy tôi mới làm việc cho Phòng thương Mại Mỹ Việt tại Hoa kỳ là tại vì mình phải network với nhau để tìm hiểu và đồng thời phụ với nhau trong vấn đề làm ăn cũng như ông ba mình nói là ba cây chụm lại thì mới được.

Còn nếu cứ đơn thuần một mình, nghĩ rằng cầm một số tiền về Việt Nam tự biên tự diễn thì rủi ro nhiều hơn là đi cùng với một nhóm anh em. Cũng như mình hay thường nói là đi buôn có bạn đi bán có phường. Đi đâu cũng vậy thôi huống là về Việt Nam có nhiều thông tin mình không biết hết được nhưng nếu network với nhau nối mạng với nhau thì tôi nghĩ rằng rủi ro sẽ giảm bớt rất nhiều.

Là một đất nước đang phát triển với trên 3 triệu người sống ở nước ngoài thì hơn ai hết Việt Nam phải thấy cái tiềm năng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên cũng tuỳ theo nhiều yếu tố. Chính bởi vậy gần đây có nghị quyết 36 coi công đồng người Việt là một cộng đồng không thể tách rời khỏi Việt Nam.

Thanh Trúc: Tin mới nhất bên Trung Quốc là từ đây đến 2010 chính phủ Trung Quốc cố thu hút khoảng 200,000 Hoa Kiều ở trên thế giới về nước để xây dụng và phát triển đất nước, nhất là những người trí thức có thể mang chất xám về tromg nước.

Thưa ông theo như ý của ông thì Việt Nam có thực sự cần chất xám từ những người sẽ về đầu tư sau này không?

Ông Trịnh Trung: Là một đất nước đang phát triển với trên 3 triệu người sống ở nước ngoài thì hơn ai hết Việt Nam phải thấy cái tiềm năng của cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên cũng tuỳ theo nhiều yếu tố. Chính bởi vậy gần đây có nghị quyết 36 coi công đồng người Việt là một cộng đồng không thể tách rời khỏi Việt Nam.

Còn vấn đề kêu gọi bà con về đóng góp về xây dựng đất nước thì tôi nghĩ rằng mình phải nhìn nó một cách thoáng hơn. Có nghĩa là không phải mang tiền về Việt Nam mới gọi là đóng góp đâu. Nhiều khi ở ngoại quốc mà vẫn có thể đóng góp rất là nhiều, đóng góp chất xám cho việc xây dựng đất nước. Ăn thua là tuỳ mỗi người có lòng hay không thôi chứ còn cơ hội thì nhiều lắm và có nhiều hình thức để đóng góp cho quê hương.

Thanh Trúc: Trở lại với đại hội những người Việt nước ngoài tháng Hai tới đây, điều kiện tham dự như thế nào?

Ông Trịnh Trung: Chỉ cần đang ký để cho biết sẽ về tham dự thôi chứ không đóng tiền đóng bạc gì hết. Không có gì khó khăn hết. Nếu cần có thể liên lạc với chúng tôi trên website của Vietgroup.net cũng được.

Thanh Trúc: Và nếu họ có nêu nguyện vọng gì thì sẽ được xử lý như thế nào?

Ông Trịnh Trung: Họ có thể đăng ký bản góp ý trước. Thí dụ có một số anh em muốn đóng góp về vấn đề giáo dục ở Việt Nam thì khi có bản góp ý trước ban tổ chức sẽ mời những người đến nghe là những người liên quan đến trong ngành giáo dục trong nước. Như vậy mới thuận lợi hơn, mới có hiệu quả hơn là về nói với một cử toạ không thích hợp.

Thanh Trúc: Ông kỳ vọng gì ở đại hội này?

Ông Trịnh Trung: Tôi có cái nhìn rất là khác, tôi không có kỳ vọng gì hết. Điều quan trọng là mỗi người có quyết tâm làm việc hay không, có cởi mở đủ để làm việc với nhau không chứ tôi không kỳ vọng đại hội này sẽ là một sự thành công rực rỡ thế này thế kia. Điều đó không có.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Trịnh Trung đã dành cho chúng tôi bài phỏng vấn hôm nay.