Tranh cãi về việc giới ký giả tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán
2007.05.24
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Trong thời gian gần đây, dư luận trong nước bàn cãi nhiều về việc nên hay không nên cho phép giới ký giả tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán.

Người thì lo ngại rằng nếu không cho giới truyền thông tham gia thì nhà nước sẽ vi phạm vào luật tự do kinh doanh, nhưng mặt khác nhiều người bận tâm đến việc giữ thông tin chứng khoán an toàn và không bị nội gián hay rò rỉ thông tin từ giới báo chí.
Mặc Lâm có bài phỏng vấn nhà báo Ngô Nhân Dụng để tìm hiểu thêm về những sự kiện tương tự tại Hoa Kỳ là nước có thị trường chứng khoán lâu năm và luật lệ áp dụng rất chặt chẽ, mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Thưa ông, dư luận hồi gần đây trở nên quan tâm đến việc có nên cho phép nhà báo tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán hay không. Là một nhà báo lâu năm và cũng là một kinh tế gia xin ông cho biết cảm nghĩ của mình về vấn đề này?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Thường thì tất cả các nhà báo viết những tin tức cũng như bình luận về kinh tế thì mỗi lần mua bán cổ phần gì thì phải báo cho độc giả biết và phải báo luôn cho cơ quan chứng khoán quốc gia biết, để cho độc giả người ta đọc người ta biết rằng ý kiến của ông này có thể là ý kiến thiên lệch chủ quan và để cho cơ quan giám sát về chứng khoán toàn quốc có thể điều tra xem ông này có chủ trương gì trong vấn đề đầu tư hay không, đó là những điều bình thường trong thị trường chứng khoán nước ngoài.
Gần đây có một ký giả người Mỹ đã bị mất việc vì ông này đã mua cổ phần mà có bàn đến trong những bài báo của ông ta mà không báo cho tờ báo biết cũng như độc giả biết.
Mặc Lâm: Đó là tại Mỹ nơi đã có những luật về chứng khoán quy định rất cặn kẽ. Riêng tại Việt Nam nếu muốn áp dụng thì có cần phải được Quốc Hội thông qua hay không, thưa ông?
Cái luật này không cần Quốc hội thông qua nhưng cơ quan giám sát về chứng khoán có quyền giám sát để việc mua bán chứng khoán công bằng thì đặt ra những luật lệ nho nhỏ trong cái phạm vi quyền hạn đó, thí dụ về vấn đề "insider trading" chẳng hạn.
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Cái luật này không cần Quốc hội thông qua nhưng cơ quan giám sát về chứng khoán có quyền giám sát để việc mua bán chứng khoán công bằng thì đặt ra những luật lệ nho nhỏ trong cái phạm vi quyền hạn đó, thí dụ về vấn đề "insider trading" chẳng hạn.
Ở các nước họ định nghĩa "insider trading" rất rộng rãi, bao gồm những người nào biết được những thông tin mật của công ty thì chắc chắn là không được phép sử dụng những tin tức đó để mà mua bán làm lợi cho mình.
Mặc Lâm: Vấn đề này có được những cơ quan có liên hệ đến tài chính hay chứng khoán hỗ trợ để bảo vệ thông tin không bị mất cắp hay không?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Cơ quan SEC sẽ có trách nhiệm cho đang tải danh sách những người như giám đốc công ty, CEO hay những nhân viên cao cấp của công ty sắp bán cổ phiếu ra ngoài và những người có tên này sẽ không được phép mua bán cổ phiếu của công ty mà họ từng phục vụ.
Mặc Lâm: Đây là nói về trường hợp của chính đương sự, tuy nhiên nếu họ nhờ những bà con hay anh em đứng tên mua cổ phiếu thì sự việc phải được giải quyết cách nào, thưa ông?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Luật lệ ở Mỹ về mua bán dùng tin mật thì không cấm những người làm việc trong công ty không được mua bán. Tuy nhiên những ai biết được những tin tức đó thì bị ngăn cấm không được tiết lộ. Tuy nhiên muốn chứng minh được họ có tội thì cũng rất khó vì cần hội đủ rất nhiều điều kiện.
Mặc Lâm: Xin được cảm ơn ông về thời gian ông dành cho chúng tôi ngày hôm nay.
Những bài liên quan
- Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trở lại
- Công ty Đầu tư Kín
- Xuất khẩu bong bóng Trung Quốc
- Các nhà đầu tư Nhật chiếm hơn 60% thị trường chứng khoán Việt Nam
- Vì sao phải ngưng ngay lập tức đề án 112?
- Giá cổ phiếu trên thị trường chứng khóan Việt Nam tăng trở lại
- Thị trường Chứng khoán: Phân tích Kỹ thuật
- Việt Nam ban hành qui chế mới về hoạt động của thị trường chứng khoán
- Việt Nam trong bản phúc trình Triển vọng 2007 của Ngân hàng Phát triển Á châu