Bí mật đời tư phải được hiểu như thế nào trên phương diện luật pháp

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Một vụ án đang gây tranh cải trong giới luật sư trong nước về định nghĩa thế nào là bí mật đời tư vừa được Tòa án Nhân dân Quận 3 tuyên phán. Nguyên đơn là ông Trần Tiến Đức, nhân vật chính của bài viết “Tổ ấm” trong ký sự pháp đình của nhà báo Thủy Cúc. Đồng bị đơn là Nhà Xuất bản Trẻ, Báo Tuổi Trẻ và phóng viên Thủy Cúc.

Tòa án Nhân dân Quận 3 cho rằng khi tường thuật lại một vụ án ly hôn với lời bàn là vi phạm bí mật đời tư của công dân. Các luật sư bênh vực cho bị đơn thì cho rằng một vụ án ly hôn, có tranh luận công khai trên tòa và được báo chí đăng tải lại thì không có gì là bí mật cả.

Trường văn trao đổi với Luật sư Bùi Quang Nghiêm và Nguyễn Văn Hậu là 2 luật sư bào chữa cho các bị đơn và Luật sư Phạm Thị Vạn Thanh thuộc đòan Luật sư Đà Lạt về vụ án này:

Luật pháp Việt nam có một danh mục qui định các bí mật quốc gia nhưng đối với bí mật đời tư của công dân thì những qui định chưa đầy đủ.

Bộ luật Dân sự Việt Nam có đề cập đến bí mật đời tư của công dân trong lãnh vực Bưu chính, viễn thông và ngân hàng như bí mật về thư tín, điện thọai, tài khỏan trong ngân hàng…

Tuy nhiên trong một vụ án ly hôn được xét xử công khai thì luật chưa qui định về bí mật đời tư của hai bên nguyên và bị đơn.

Hội đồng xét xử của Tòa án Nhân dân quận 3 tuy công nhận luật pháp Việt Nam chưa qui định rõ bí mật đời tư là gì, đến mức độ nào thì được luật pháp bảo vệ và cấm tiết lộ nhưng đã tự đưa ra khái niệm về bí mật đời tư.

Theo Hội đồng xét xử, “bí mật đời tư là những quyền riêng tư của con người, trong đó bí mật là điều giữ kín không để lộ ra cho người khác biết. Riêng tư là những vấn đề thuộc cá nhân người đó.”

Áp dụng định nghĩa này, Hội Đồng xét xử cho rằng trong bài ký sự “Tổ ấm”, mặc dù tên ông Trần Tiến Đức được viết tắt là TTD nhưng khi mô tả tòan bộ phiên tòa ly hôn của ông Tiến, nhà báo Thủy Cúc đã đề cập đến một số chi tiết tiết lột bí mật đời tư của ông Đức và có những bình luận xâm phạm đến danh dự ông Đức.

Nhận định về các biện luận của Hội Đồng Xét xử, Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cũng cho rằng Hội Đồng xét xử không thể thay mặt cơ quan lập pháp để tự định nghĩa và sáng tạo ra Luật pháp: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Luật sư Phạm Thị Vạn Thanh, thuộc đòan Luật sư Đà Lạt cũng đồng ý là khi một vụ án ly hôn đã được xét xử công khai thì không còn bí mật nữa.

Ngày 27 tháng 9 vừa qua, Luật sư của các đồng bị đơn trong vụ kiện Ký sự pháp đình “Tổ ấm” đã kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu hủy bỏ bản án của tòa án Nhân Dân quận 3.