Họp mặt dân chủ 2006
2006.06.16
Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Cuối tuần vừa qua, gần 30 nhân vật quan tâm và hoạt động cho mục tiêu xây dựng dân chủ tại Việt Nam đã tụ hội tại bang Maryland. Đến từ Âu châu và Mỹ châu, các nhà hoạt động dân chủ đã gặp nhau trong bốn ngày, và đây là lần thứ năm cuộc gặp gỡ như thế được tổ chức, với chương trình sinh hoạt dầy đặc.
Nội dung các cuộc thảo luận là điểm lại tình hình phong trào dân chủ trong ngoài nước năm qua để tìm ra những hướng mới cho cuộc vận động thực hiện tiến trình dân chủ hoá Việt Nam. BTV Nguyễn An có mặt tại chỗ và tường trình như sau.
Điểm lại tình hình trong nước
Sau một buổi sinh hoạt làm thân, ngày đầu tiên của cuộc gặp gỡ có tên là Họp Mặt Dân Chủ 2006 được dành riêng để điểm lại tình hình trong nước. Nhà báo Bùi Tín là diễn giả lên tiếng đầu tiên. Ông nhận định rằng chính trị trong nước trước và sau đại hội 10 của đảng Cộng sản bị chi phối mạnh mẽ bởi một thế lực hậu trường do hai ông Đỗ Mừơi và Lê Đức Anh chỉ đạo, mà một biểu hiện rõ nét là sự tái đắc cử vào chức tổng bí thư đảng của ông Nông Đức Mạnh.
Trong tình hình đó, đất nước hiện đang bị rúng động bởi một số diễn biến mà đầu tiên là các vụ tham nhũng cực lớn với những khoản tiền lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô la với những tên tuổi như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn tiến Việt và Đào Đình Bình.
Kế đó là một số tình hình mà nhà báo Bùi Tín liệt kê. Và ông kết luận về bối cảnh chính trị trong nước sau đại hội 10 của đảng Cộng sản như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Kế tiếp nhà báo Bùi Tín là phần thuyết trình của tiến sĩ Âu Dương Thệ đến từ Đức quốc. Ông Thệ phân tích tình hình nội bộ của đảng Cộng sản đương quyền hiện nay qua những diễn tiến của đại hội 10. Theo ông, đã có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng bảo thủ và cấp tiến trong đảng. Phía bảo thủ thắng nhưng các nhà lãnh đạo lại sa sút uy tín vì không giải quyết được những vấn đề gây bức xúc cho người dân.
Từ nhận định rằng có sự phân hoá trong nội bộ đảng Cộng sản, tiến sĩ Âu Dương Thệ nói với các nhà hoạt động dân chủ: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cuộc thảo luận tiếp tục với cựu đại sứ Bùi Diễm. Từng là một nhà ngoại giao kỳ cựu và tiếp tục quan tâm đến quan hệ quốc tế vốn đóng vai trò quan trọng trong tình hình phát triển của mỗi quốc gia, Ông Bùi Diễm nêu lên những đặc điểm của chính sách ngoại giao của chính quyền George W. Bush trong nhiệm kỳ hai.
Kế đó là hai bài thuyết trình kiểm điểm phong trào dân chủ và tình hình xã hội trong nước trong năm qua. Chuyên gia Trần Dân tổng kết một số sự kiện nổi bật của phong trào dân chủ và nhà hoạt động Jackie Bông nói về tệ nạn buôn bán phụ nữ.
Hai vấn đề nóng bỏng tại Việt Nam hiện nay
Buổi chiều được dành cho hai vấn đề nóng bỏng tại Việt Nam hiện nay, thứ nhất là vấn đề WTO do giáo sư Nguyễn Ngọc Bích trình bày. Ông đã phân tích những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam cũng như của phong trào dân chủ ở trong nước vào khi Việt Nam sắp được chính thức vào WTO.
Thứ hai là làn sóng đình công diễn ra tại Việt nam từ hơn nửa năm qua. Nhận định về ý nghĩa của các cuộc đình công này, diễn giả Nguyễn Cao Quyền nói: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên) Một điểm đặc biệt của họp mặt dân chủ 2006 là một số nhà tranh đấu dân chủ ở trong nước đã lên tiếng phát biểu và thảo luận về tình hình dân chủ qua điện thoại: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ngoài ra còn có cuộc hội luận của luật sư Trần Thanh Hiệp từ Pháp quốc và hai luật sư khác ở trong nước.
Các thành viên Họp mặt Dân chủ 2006 cũng dành khá nhiều thì giờ để trình bày và thảo luận về diễn tiến và thành quả của các cuộc vận động dân chủ ở hải ngoại, từ Âu châu với Pháp, Đức, Ba Lan, Hungary đến Hoa kỳ và Canada. Họp mặt kết thúc với hội thảo về phương thức, mô hình, kế hoạch và tiến trình tập họp cũng như vấ đề cơ chế của họp mặt dân chủ, cùng là thời gian và địa điểm của họp mặt dân chủ 2007.
Theo dòng câu chuyện
- Phỏng vấn ông Trần Dân về tình hình phong trào dân chủ trong nước trong năm qua
Những bài liên quan
- Công an Thái Bình đe dọa những người ký tên ủng hộ tuyên ngôn dân chủ 2006
- Marathon Nối Vòng Tay Lớn thu thập chữ ký đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam
- Quốc hội Việt Nam thảo luận về Dự luật quyền lập hội
- Ðánh giá xã hội dân sự Việt Nam
- 50 dân biểu Hoa Kỳ ký tên vào lá thư ngỏ ủng hộ các nhà dân chủ Việt Nam
- Tờ 'Tự do Ngôn luận' vẫn được tiếp tục xuất bản mặc dầu bị ngăn cấm
- Luật sư Nguyễn Văn Đài vừa bị công an Hà Nội mời làm việc
- Cựu tổng thống Vaclav Havel và nhóm Hiến chương 77 ủng hộ các nhà dân chủ Việt Nam
- 50 Dân biểu Mỹ ủng hộ phong trào dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam
- Tham nhũng tại Việt Nam
- Ngày càng nhiều người trẻ tham gia vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
- Cựu trung tá Trần Anh Kim bị làm khó dễ khi ra Hà Nội gặp gỡ các nhà dân chủ
- Nội dung những buổi công an làm việc với giáo sư Trần Khuê, Nhà văn Hoàng Tiến và Luật sư Nguyễn Văn Ðài
- Công an bất ngờ khám nhà ông Hoàng Minh Chính vào tối thứ Bảy 27-5
- Ông Nguyễn Khắc Toàn bị từ chối không cho đi ra khỏi phường
- Việt Nam hoàn toàn có đủ tri thức và kinh nghiệm để xây dựng một chế độ dân chủ, đa đảng
- Human Rights Watch chỉ trích Việt Nam đàn áp Phong Trào Dân Chủ trong nước
- Phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ về việc ra ứng cử Bộ trưởng Thông tin- Văn hóa
- Quyền thành lập Hội qua cái nhìn của Luật sư Đặng Dũng
- Chuyển động mở đường cho dân chủ ở Việt Nam
- Nhà văn Dương Thu Hương: “Mâu thuẫn làm cuộc sống phát triển”
- Làm gì để giúp Việt Nam tránh khỏi thân phận nhược tiểu?
- Luật sư Nguyễn Văn Ðài bị công an Hà Nội làm khó dễ
- Hiến pháp Việt Nam không quy định chỉ duy nhất có 1 đảng CS được tồn tại và phát triển
- Ông Trần Ðại Sơn qua đời tại Hà Nội