Đất đai bị sa mạc hóa ở Việt Nam tăng cao


2006.06.06

Trường Văn, phóng viên đài RFA

Ngày 5 tháng 6 là ngày Môi Trường Thế giới. Chủ đề của ngày này năm nay là “Sa mạc và vấn đề sa mạc hóa”. Khẩu hiệu được đưa ra là “Đừng gây sa mạc hóa đất đai”. Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam báo động là khoảng 50% diện tích đất tự nhiên của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị sa mạc hóa và điều này làm giảm năng xuất của đất đai trong nước.

drought_coffee200.jpg
Khoảng 50% diện tích đất tự nhiên của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị sa mạc hóa. AFP PHOTO

Xin mời qúy thính giả theo dõi bài phỏng vấn sau đây của Trường Văn với bà Phạm Minh Thoa, đại diện của Liên Hiệp Quốc về phòng chống sa mạc hóa tại Việt Nam.

Trường Văn: Xin bà cho biết về nguyên nhân gây nên sa mạc hóa tại Việt Nam?

Bà Phạm Minh Thoa: Có thể phân biệt hai nguyên nhân: nguyên nhân thiên nhiên do sự thay đổi của khí hậu, như nắng hạn hay lũ quét. Nguyên nhân do con người như phá rừng để khai thác làm đất nông nghiệp hay tập quan du canh du cư của đồng bào các sắc tộc miền Bắc và cao nguyên Trung phần.

Trường Văn: Xin bà cho biết làm thế nào để chống sa mạc hóa tại Việt Nam ?

Bà Phạm Minh Thoa: Giao đất cho người dân canh tác và hỗ trợ kỹ thuật cũng như tài chánh. Ngoài ra tại các vùng bị sa mạc hóa có thể áp dụng phương pháp nứớc nhân tạo.

Trường Văn: Xin bà giải thích rõ thêm thế nào là làm nước nhân tạo?

Bà Phạm Minh Thoa: Đây là một phương pháp khoa học dùng để giữ nước và tăng cường lượng nước ngầm Trường Văn: Liên Hiệp Quốc hỗ trợc cho chương trình chống sa mạc hóa ở Việt Nam như thế nào?

Bà Phạm Minh Thoa: Các nhà tài trợ xuyên qua Liên Hiệp Quốc sẽ đến Việt Nam khảo sát và đề ra những chương trình cụ thể.

Trường Văn: Xin thành thật cám ơn bà đã dành cho đài RFA cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.