Quy mô phát triển của Đại học Cần Thơ
2006.04.18
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Từ khi thoạt đầu được thành lập hồi năm 1966 và bắt đầu hoạt động năm 1967, Đại Học Cần Thơ chỉ có các phân khoa Luật, Văn Khoa, Khoa học, Sư Phạm và Đại học Nông nghiệp. Hiện nay, quy mô này phát triển tới đâu?
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Lê Quang Minh, Hiệu trưởng trườnng Đại Học Cần Thơ cho biết như sau.
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Đại học Cần thơ bây giờ có tất cả 8 khoa, ngoài nông nghiệp như trước kia, còn có thêm những khoa như thủy sản, công nghệ; luật, sư phạm cũng có như hồi xưa; Ngoài ra còn có khoa Thông tin tức IT, khoa kinh tế, khoa Khoa học…
Thanh Quang: Ông vừa nói luật khoa, như vậy phan khoa luật bây giờ và phân khoa luật trước kia khác nhau ra sao?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Không khác nhau nhiều đâu. Nói chung cấu trúc của nó cũng vậy thôi. Nhưng dĩ nhiên là có dạy những luật bây giờ.
Thanh Quang: Nói chung thì thành quả của Đại học Cần Thơ, cho tới giờ, có gì nổi bật?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Nhiều lắm, khó tóm tắt được trong một vài phút. Nhưng nói chung, bây giờ Đại học Cần Thơ phát triển khác hẳn trước kia.
Thanh Quang: Mỗi năm, Đại học Cần Thơ cung cấp đội ngũ chuyên môn cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long như thế nào, liên quan tới các ngành nghề mà viện đại học này đào tạo?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Hiện nay số sinh viên hàng năm vào Đại học Cần Thơ khoảng 5,000. Tổng số sinh viên theo học tại Đại học Cần Thơ hiện khoảng 17,000 rưởi; thành ra mười mấy ngàn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long như vậy phải nói là một tỷ lệ rất lớn đối với nguồn nhân lực cùa vùng này. Và hiện nay chúng tôi đào tạo gần 40 ngành. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu gì là hầu như chúng tôi đều đáp ứng.
Thanh Quang: Có lẽ một hoạt động nổi bật của Đại học Cần Thơ là nông nghiệp. Đại học đã hợp tác hay trợ giúp cho nông, ngư dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra sao?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Trước tiên Khoa Nông nghiệp và Thủy sản của Đại học Cần Thơ có thể nói là hàng mạnh nhất của ngành thủy sản và nông nghiệp trong nước; mạnh về chất lượng, về đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Riêng về nghiên cứu khoa học kỹ thuật thì phải nói lãnh vực này của Đại học Cần Thơ đã đóng góp rất nhiều cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh Quang: Như vậy, một cách cụ thể, sự đóng góp đó đã giúp nâng sản lượng nông nghiệp trong vùng này ra sao?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Rất khó nói con số cụ thể, nhưng nói chung, dựa vào các hoạt động chính về nông, ngư nghiệp của Đại học Cần Thơ để từ đó rút ra mức độ đóng góp của đại học cho nông, ngư dân trong vùng này.
Thứ nhất là Đại học Cần Thơ đã cung cấp cho Đồng bằng sông Cửu Long một mạng lưới chuyên viên đều khắp tất cả các tỉnh; có thể nói 90 phần trăm cán bộ khoa học kỹ thuật liên quan Đồng bằng sông Cửu Long là do Đại học Cần Thơ đào tạo. Rồi những người này tiếp tục huấn luyện lại cho nông dân để chuyển giao các nghiên cứu, các thành quả khoa học kỹ thuật cho nông dân.
Thứ hai là chúng tôi nghiên cứu trực tiếp , thí dụ giống lúa mới, kỹ thuật canh tác mới, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.v.v…cho nông dân.
Rồi các lãnh đạo dề ra những chính sách nông nghiệp lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn tốt nghiệp từ Đại học Cần Thơ.
Nói chung, về các mặt trực tiếp và gián tiếp, Đại học Cần Thơ có một vai trò rất lớn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh Quang: Vấn đề Đại học Cần Thơ hợp tác với các trường đại học, chuyên gia nước ngoài như thế nào?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Cách nay một năm, Bộ Giáo dục Việt Nam đánhn giá rằng sự hợp tác quốc tế của Đại học Cần Thơ là mạnh nhất. Hiện nay chúng tôi có 80 project nước ngoài, với các đối tác chính như Nhật, Hà Lan, Mỹ, Đức, Nauy, Đan Mạch, Úc, New Zealand…Nói chung nhiều lắm.
Thanh Quang: 80 project vừa nói chú trọng tới những lãnh vực nào?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Hầu hết các lãnh vực của Đại học Cần Thơ đều có đối tác. Nhưng tập trung là nông, ngư nghiệp, môi trường, kinh tế, công nghệ thông tin.
Thanh Quang: Về tuyển sinh của Đại học Cần Thơ thì vấn đề này có gì đáng nói, nhất là trong thời gian gần đây, có tin liên quan nhiều vụ vi phạm trường thi đáng ngại ở khắp nước?
Tiến sĩ Lê Quang Minh: Chúng tôi phụ trách tuyển sinh không những Đại học Cần Thơ mà còn cho gần 30 đại học ở TPHCM.
Nói chung địa điểm Cần Thơ thì năm nào cũng được khen. Xưa nay truyền thống thi cử ở Đại học Cần Thơ rất nghiêm túc. Và thứ hai là sinh viên Miền Tây cũng hiền.
Thanh Quang: Cảm ơn Tiến sĩ Lê Quang Minh, Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ.
Những bài liên quan khác
- Cô sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, gương mặt trẻ tiêu biểu 2005 của Việt Nam
- Ý kiến của một sinh viên về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-5-2006)
- Sinh viên Mỹ bị hành hung ngay thủ đô Hà Nội
- Bi quan hay lạc quan trước tương lai giáo dục Việt Nam (bài 4)
- Tại sao Việt Nam có nhiều tiến sĩ giả? (Bài 3)
- Những điều cần làm ngay nhằm cải thiện ngành giáo dục Việt Nam (Bài 2)
- Nhận xét chung về nền giáo dục hiện nay ở Việt Nam (bài 1)
- Các thủ đoạn gian lận trong phòng thi ngày càng tinh vi hơn
- Phòng trọ cho sinh viên liên tục tăng giá
- Những bước cần chuẩn bị khi đi du học Mỹ (phần 3)
- Những bước cần chuẩn bị khi đi du học Mỹ (phần 2)
- Du học sinh Việt Nam ở Anh quốc (phần 3)
- Những bước cần chuẩn bị khi đi du học Mỹ (phần 1)
- Du học sinh Việt Nam ở Anh quốc (phần 2)
- Du học sinh Việt Nam ở Anh quốc (phần 1)
- Trao đổi thư tín với thính giả (ngày 9-3-2006)
- Phỏng vấn Tiến sĩ triết học Trần Văn Ðoàn (phần 3)
- Phỏng vấn Tiến sĩ triết học Trần Văn Ðoàn (phần 2)
- Cơ quan nào chịu trách nhiệm trong vụ SITC?