Nữ phóng viên Việt Nam thắng giải báo chí Alfred Friendly của Hoa Kỳ
2006.05.05
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Alfred Frienly Press Fellowships gọi tắt là AFPF, là học bổng báo chí của Hoa Kỳ, được tổ chức hàng năm kể từ 1984. Đây là giải thưởng do ký giả kỳ cựu Alfred Friendly, cựu chủ bút báo The Washington Post, sáng lập hồi 1984, một năm sau khi ông qua đời. Alfred Friendly là người từng thắng giải cao quí Pulitzer về ngành báo chí.
Học bổng Alfred Friendly có giá trị cao về mặt đào tạo và huấn luyện, hướng dẫn người làm báo trong độ tuổi từ 25 đến 35 tại các quốc gia đang mở mang trên thế giới trở thành những ký giả chuyên nghiệp, có trình độ, phong cách, phẩm chất và tiêu chuẩn cần có của một người làm việc trong ngành truyền thông.
Với sự bảo trợ của nhiều tờ báo nổi tiếng ở Mỹ như The Wall Street Journal, The Washington Post, hay những báo địa phương như The Kansas City Star, Pittsburgh Post Gazette, Rocky Mountain News, người thắng giải báo chí Alfred Friendly được tài trợ cho qua Mỹ học việc tại một trong những toà báo này như trường hợp cô Đỗ Ngân Phương, hiện đang có mặt tại toà soạn của báo Pittsburgh Post Gazette tại thành phố Pittsburgh bang Pensylvania của Hoa Kỳ đã ba tuần nay.
Tại giải báo chí Alfred Frienly 2006, ký giả trẻ Đỗ Ngân Phương, xuất thân từ báo Quốc tế ở Hà Nội, là người Việt Nam duy nhất đoạt giải trước nay trong số những ký giả thắng giải từ 74 quốc gia đang mở mang trên thế giới năm 2006.
Tại sao giải báo chí này chỉ nhắm vào giới truyền thông của những quốc gia đang mở mang? Bà Susan Albretch, giám đốc điều hành Alfred Friendly Press Fellowships có văn phòng ở Washington DC, giải thích là người ký giả khi được đào tạo trong môi trường báo chí tự do của Hoa Kỳ thì ngoài khả năng và nghiệp vụ được nâng cao, họ còn có thể chia sẻ với đồng nghiệp khi trở về nước để nền báo chí nước họ cũng được cải thiện.
Một ý nghĩa khác của giải báo chí Alfred Friendly Press Fellows mà bà Albretch muốn nhấn mạnh là tự do báo chí, điều kiện căn bản của một đất nước dân chủ. Bà nói trong một nước thiếu dân chủ thì nhà báo luôn bị thử thách, hoặc là bởi chế độ độc tài, chính sách kiểm duyệt, điều kiện bắt buộc, những thứ mà nước Mỹ từng trải qua trước khi trở thành môi trường báo chí tự do nhất thế giới.
Mời các bạn tham gia mục Đời sống Người Việt khắp nơi. Xin email về Vietweb@rfa.org
Giải thích lý do Đỗ Ngân Phương thắng giải báo chí Alfred Frienly 2006, cô Kimmi Wetterauer, điều hợp viên chương trình tuyển chọn của AFPF, kể rằng đây là một tiến trình chọn lựa lâu dài, và sở dĩ hội đồng tuyển chọn chú trọng đến hồ sơ cũng như bài thi của Đỗ Ngân Phương vì các ưu điểm như trình độ tiếng Anh khá, học lực tốt, có bằng cấp báo chí, là người Việt Nam đầu tiên dự thi trong số những người Châu Á trước nay.
Bên cạnh đó, bà nói tiếp, Đỗ Ngân Phương còn là một phóng viên nữ chuyên về tin tức và chính sách quốc tế, từng đi thực tế và hiểu biết nhiều về các quốc gia Đông Nam Á.
Bây giờ xin mời quí vị theo dõi buổi nói chuyện giữa Thanh Trúc và Đỗ Ngân Phương, để hiểu rõ hơn về người ký giả tài ba này: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Sau khi kết thúc thời gian làm việc hơn năm tháng tại toà soạn của báo Pittsburgh Post Gazette, Đỗ Ngân Phương sẽ qua Washington DC tháng Tám năm nay để tổng kết thành quả học tập trước khi lên đường về nước.
Thanh Trúc xin phép tạm ngưng câu chuyện về Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay ở đây. Mong gặp lại quí thính giả trong chương trình tối thứ Năm tuần tới.
Thông tin trên mạng:
- Trang web Alfred Frienly Press Fellowships
Những bài liên quan
- 31 năm sau, hồi ức của một trong những Việt đầu tiên đặt chân đến quận Cam
- Cô Việt Tống Liên Chi được tặng học bổng PhikappaPhi Graduate Fellowship 2006
- Nhà văn Dương Thu Hương tham dự Festival Văn Chương Quốc tế tại New York
- Ông Vũ Khánh Thành và Hội An Việt ở nước Anh
- Kết thúc 3 ngày hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Hội nghị “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu”
- Báo chí Việt Nam đang được cởi trói ?
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 2)
- Tiểu thương Việt Nam sửa soạn lên đường đi Mỹ
- Chị Trịnh Thị Mùi, một phụ nữ Việt thành công trong ngành kinh doanh ở Đức (phần 1)
- Hội thảo về vai trò lãnh đạo của thanh niên Mỹ gốc Á tại Virginia
- Việt Kiều vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi mua nhà ở Việt Nam
- Nữ sinh viên Mỹ gốc Việt được học bổng Barry Goldwater của Quốc hội Hoa Kỳ
- Khái niệm và quyền tự do thông tin tại Việt Nam (phần 2)
- Khái niệm và quyền tự do thông tin tại Việt Nam (phần 1)
- Vụ kiện của ông Trần Văn Trường, một Việt kiều Mỹ về nước làm ăn
- Hành trình nhân đạo của Sáng hội Catalyst về tỉnh Đồng Tháp
- Ông Lý Tống tuyệt thực trong nhà tù ở Thái Lan
- Hoạt động của Hội hỗ trợ người tàn tật VNAH tại Việt Nam