Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Trong một bài trước Nhã Trân trình bày quan điểm của một số người Việt hải ngoại về lời bày tỏ của nguyên Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt rằng đã đến lúc tập thể hải ngoại và chính quyền Việt Nam xóa bỏ quá khứ để tiến tới hoà hợp hoà giải, xây dựng đất nước.

Hôm nay, Nhã Trân phỏng vấn Giáo sư Đoàn Viết Hoạt để nêu thêm ý kiến của một trong những nhà tranh đấu cho dân chủ được biết đến nhiều ở nước ngoài và quan tâm đến các diễn biến chính trị của Việt Nam. Mời quí vị theo dõi cuộc phỏng vấn.
Nhã Trân: Trong lời phát biểu của cựu Thủ tướng Việt Nam, điều người Việt hải ngoại quan tâm hơn cả là tuyên bố của ông rằng đây là cơ hội để cộng đồng người Việt nước ngoài và chính phủ trong nước tiến tới hoà thuận. Giáo sư nghĩ sao về ý kiến này?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Theo tôi người Việt nước ngoài cũng quan tâm và đồng ý với ý kiến của ông Võ Văn Kiệt. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng người nên bày tỏ thái độ trước là nhà nước Việt Nam, và kêu gọi này nên dành cho những người cầm quyền ở Việt Nam thì đúng hơn, vì đã bao năm qua mà hình như phía Việt Nam vẫn mang thái độ cố chấp đối với kiều bào, trong khi đã xoá bỏ hiềm khích đối với người nước ngoài, tức người Mỹ, trong khi đó vẫn cố chấp đối với người Việt nước ngoài.
Nhã Trân: Nhưng theo ông Võ Văn Kiệt, cũng như giới lãnh đạo Việt Nam, thì trong một vài năm gần đây nhà nước đã cố gắng tạo nhiều dễ dàng, thuận lợi cho người Việt hải ngoại?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Dĩ nhiên là vì phải mở cửa ra với toàn thế giới nên Việt Nam có chính sách này. Tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt đối xử đối với người ngoài nước, nhất là với những người trong nước mà không chấp nhận chế độ cộng sản.
Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam phải thay đổi thêm nữa thì mới có thể bỏ qua được quá khứ, nói một cách khác nếu muốn bỏ qua những khác biệt thì Việt Nam phải có chính sách thay đổi mạnh mẽ về chính trị, tức phải chấp nhận tự do.
Dĩ nhiên là vì phải mở cửa ra với toàn thế giới nên Việt Nam có chính sách này. Tuy nhiên vẫn còn sự phân biệt đối xử đối với người ngoài nước, nhất là với những người trong nước mà không chấp nhận chế độ cộng sản.
Nhã Trân: Như thế theo Giáo sư, Việt Nam đã cải tiến và thực hiện những thay đổi cần thiết đó đến mức nào rồi?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Nói chung là sự tự do của người dân, đặc biệt là những người có ý kiến không đồng ý với chính quyền, với đảng cộng sản về mặt chính trị cũng như về văn hóa tư tửơng, tức là chủ nghĩa cộng sản, thì vẫn chưa được chấp nhận. Do đó những kêu gọi đại đoàn kết như của ông Võ Văn Kiệt, hay quan điểm của ông là đảng cộng sản cũng yêu nước, không thể thông cảm được.
Bởi vấn đề không phải là đảng cộng sản có yêu nước hay không, hay người Việt Nam có đoàn kết hay không, mà vấn đề là phân biệt đối xử của nhà nước đối với những người không chấp nhận đảng cộng sản vẫn chưa thay đổi. Vấn đề là, người cộng sản không chịu chấp nhận những người yêu nước không cộng sản, đó là nguyên nhân của mọi chia rẽ.
Cũng như việc đại đoàn kết, không thể có phương thức đại đoàn kết chung quan một đảng vì dân tộc luôn có sự khác biệt. Đại đoàn kết là phải chấp nhận khác biệt. Nhà nước Việt Nam nếu chấp nhận sự khác biệt thì lúc đó, không cần kêu gọi đại đoàn kết, không cần đặt vấn đề yêu nước, mọi người cũng bắt tay xây dựng đất nước, cố gắng để đưa đất nước tiến lên.
Nhã Trân: Vậy thì Giáo sư cho rằng chính quyền Việt Nam phải có thái độ nào đối với những người bất đồng chính kiến, nói chung? Ông cho là Việt Nam phải ngưng những hành động đàn áp, trù dập, phải không ạ?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Vâng. Và chúng tôi cũng muốn nói thêm, là về tuyên bố của ông Võ Văn Kiệt, rằng nếu đảng cộng sản thực hiện tốt việc lãnh đạo thì có quyền tiếp tục quản trị đất nước, vì nếu nói trên nguyên tắc thì có vẻ hợp lý, nhưng trên thực tế thì đảng cộng sản đã khiến quốc gia tụt hậu đến vài chục thế kỷ.
Vấn đề không phải là “nếu”. Đã mấy chục năm rồi, đến lúc nào người dân mới có quyền quyết định, rằng đảng đó cần phải đi xuống để một đảng khác lên cầm quyền? Theo tôi, phải đặt lại vấn đề quyền lực. Quyền lực chính trị phải do người dân quyết định. Không có một người nào có quyền ngồi mãi.
Đảng cộng sản đã thất bại, không đưa đất nước phát triển đúng tầm mức. Hai, ba chục năm tới Việt Nam sẽ vẫn là một nước chậm phát triển trong khi những nước khác đã phát triển rất nhanh. Do đó vấn đề là đảng cộng sản, một đảng hay nhiều đảng, mà vấn đề là ai là người được quyết định kẻ nào là người cầm quyền. Nếu không thay đổi tôi nghĩ sẽ không thể đại đoàn kết được.
Nhã Trân: Giáo sư có nhận xét gì về quan điểm chung của một số không ít người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước về vấn đề đa nguyên và đường lối độc đảng?
Tôi nghĩ người trong nước cũng như ngoài nước đều không nghĩ một đảng là tốt. Hiện nay những người trong nước không đồng ý với đảng cộng sản bị đàn áp. Đây là điều chúng ta chưa đồng thuận với những người cộng sản, kể cả những người cộng sản rất tiến bộ, như ông Võ Văn Kiệt. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam chấp nhận điều đó thì mới đạt được đồng thuận với những người ở nước ngoài.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Xu thế chung của thời đại hiện nay, đầu thế kỷ 21, rất rõ, đó là chế độ dân chủ pháp trị. Chế độ dân chủ pháp trị nghĩa là người cầm quyền do dân chúng bầu lên qua những cuộc bầu cử thật sự tự do, và có nhiều đảng để cho dân chúng lựa chọn.
Trong chế độ dân chủ pháp trị người cầm quyền phải do dân lựa chọn. Nếu một đảng thì người dân không có quyền lựa chọn, và ai sẽ là người kiểm soát đảng ấy nếu chính quyền đó làm sai? Không thể nói là nếu một đảng làm tốt thì cũng được. Nếu đảng ấy không làm tốt thì sao?
Tôi nghĩ người trong nước cũng như ngoài nước đều không nghĩ một đảng là tốt. Hiện nay những người trong nước không đồng ý với đảng cộng sản bị đàn áp. Đây là điều chúng ta chưa đồng thuận với những người cộng sản, kể cả những người cộng sản rất tiến bộ, như ông Võ Văn Kiệt. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam chấp nhận điều đó thì mới đạt được đồng thuận với những người ở nước ngoài.
Nhã Trân: Nhưng ông õ Văn Kiệt nói nếu dẹp bỏ đảng cộng sản thì hơi quá đáng, vì đảng cộng sản đã có công đối với quốc gia, đã hy sinh nhiều xương máu giành độc lập cho nước nhà, đồng thời đã và đang thực hiện nhiều thay đổi. Giáo sư nghĩ sao về lập trường ấy?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Một đảng giành được độc lập cho đất nước không có nghĩa rằng đương nhiên đảng đó có quyền lãnh đạo. Việc tranh đấu trong thời kháng chiến khác với việc quản trị đất nước.
Nhã Trân: Trở lại với vấn đề hoà hợp, hoà giải, ông Võ Văn Kiệt nói nếu cứ cố chấp thì đất nước không tiến được. Theo Giáo sư, có phải hòa hợp hoà giải là yếu tố duy nhất để Việt Nam hùng cường? Và người Việt nước ngoài cần quên đi những hiềm khích để bắt tay với nhà nước Việt Nam?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Tôi nghĩ cả hai bên đều phải quên đi quá khứ. Mà người cầm quyền là phía phải đi trứơc, phải quên đi quá khứ để mở đường cho những người đã vì lý do chính trị mà phải bỏ nước ra đi. Tôi nghĩ rằng những người đã ra đi đều mong muốn đóng góp cho đất nước vững mạnh.
Nhà cầm quyền can có chính sách rõ rệt để chứng tỏ thiện chí. Ông Võ Văn Kiệt là một trong những người cộng sản đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn chưa thấy ông đề nghị một cách công khai, như huỷ bỏ cách phân biệt đối xử đối với những người bất đồng chính kiến với nhà nước,
Nhã Trân: Một trong những phát biểu của nguyên Thủ tứơng Việt Nam làm nhiều người Việt hải ngoại không được hài lòng, là khi ông Võ Văn Kiệt nói rằng những kiều bào chống đối thuộc thành phần cực đoan, đồng thời thái độ, hành động của họ có thể phương hại đến đất nước. Giáo sư có thể cho biết ý kiến về lời của ông Kiệt?
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt: Người đang cầm quyền đã không chứng tỏ được rằng họ sẵn sàng xóa bỏ quá khứ, đó là lý do những người bất đồng không thể tin tưởng vào chính phủ. Sự cực đoan là một hình thức tự vệ, khi người ta cảm thấy có thể bị hại. Nếu nhà cầm quyền có thể chứng tỏ được thì may ra mới xoá bỏ được những quan điểm cực đoan này.
Tôi có thêm ý kiến thứ hai, là làm sao một chính quyền có thể trong sạch khi chỉ có một đảng. Vì nếu vừa đá bóng vừa thổi còi thì ai là người kiểm soát đảng cầm quyền? Phải có hơn 1 đảng, phải có đối lập, để giám sát, thì chính phủ mới trong sạch được, thì mới hết được những người chống đối, mới bỏ được những cực đoan.
Nhã Trân: Cám ơn Giáo sư Đoàn Viết Hoạt về cuộc phỏng vấn này.
Thông tin trên mạng:
- Người Việt hải ngoại nghĩ gì về lời kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt (phần 1)