Trả lời những thắc mắc về sức khoẻ của thính giả


2007.08.03

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tuần qua, “Sức khoẻ và Đời sống” có nhận được email của hai vị thính giả trong nước thắc mắc về sức khoẻ. Trà Mi xin dành thời lượng chương trình hôm nay để giải đáp những câu hỏi ấy.

HepatitisBViemGan200.jpg
Viêm gan siêu vi B. Photo courtesy Wikipedia.

Liên quan đến bệnh viêm gan siêu vi B

Trước tiên là thư của thính giả Hà Hương, gửi đi từ Sài Gòn kèm theo kết quả xét nghiệm và toa thuốc của Trung Tâm Y khoa Medic:

“Tôi rất lo lắng khi bác sĩ cho uống thuốc điều trị HBV. Tôi kính mong quý vị giải đáp giúp tôi là với kết quả xét nghiệm như thế thì có cần thiết uống thuốc như thế không? Số lượng HBV-DNA bao nhiêu thì mới sử dụng thuốc? Nếu chỉ với kết quả dương tính thì có đủ điều kiện kết luận là cần phải uống thuốc hay không?”

Với câu hỏi này, chúng tôi đã mời bác sĩ Trần Văn Sáng, phát ngôn viên Hiệp hội bệnh gan kinh niên Hoa Kỳ, và là người tham gia rất nhiều chương trình nghiên cứu y khoa ở Mỹ, cho lời giải đáp:

Bác sĩ Sáng: Xin trả lời thính giả các thính giả của đài Á Châu Tự Do và xin cảm ơn quý vị đã có câu hỏi liên quan đến bệnh viêm gan siêu vi B. Trong email tôi nhận được, có kết quả số vi trùng gan là 1888, đề ngày 11/6/2007. Tôi đã liên lạc với Trung tâm Medic tìm hiểu đơn vị họ dùng để đổi ra đơn vị quốc tế.

Sau khi được họ cho biết, tôi nhân lên theo đơn vị quốc tế, thì thấy số vi trùng khoảng 8000 vi trùng trong một phân khối máu. Trong trường hợp của bệnh nhân này, cần biết thêm một vấn đề thứ hai nữa là yếu tố, mức độ lây nhiễm của vi trùng. Đó là Hepatitis B e Antigen. Trong kết quả này, tôi không thấy có yếu tố đó.

Sau khi được họ cho biết, tôi nhân lên theo đơn vị quốc tế, thì thấy số vi trùng khoảng 8000 vi trùng trong một phân khối máu. Trong trường hợp của bệnh nhân này, cần biết thêm một vấn đề thứ hai nữa là yếu tố, mức độ lây nhiễm của vi trùng. Đó là Hepatitis B e Antigen. Trong kết quả này, tôi không thấy có yếu tố đó.

Một người bệnh mang vi trùng đang hoạt động được chia làm 2 nhóm. Một là Hepatitis B e Antigen tức là có kháng nguyên e dương tính hay không. Nhóm thứ hai là Hepatitis B e Antigen-Negative, tức nhóm e kháng nguyên âm tính. Khi chia hai nhóm như vậy sẽ quyết định người bệnh được chữa hay không như sau:

Nếu là e positive dương tính và số vi trùng là trên khoảng 20 ngàn đơn vị trong một phân khối máu, người bệnh này sẽ được tiếp tục theo dõi trong 3 tháng. Trong 3 tháng này, nếu số vi trùng vẫn trên 20 ngàn đơn vị, và kết quả thử chức năng gan cho thấy có bất thường. thì người bệnh cần phải được chữa.

Trường hợp số vi trùng ít hơn 20 ngàn giống của bệnh nhân này, thì cần biết thêm Hepatitis B e Antigen âm tính hay dương tính. Nếu âm tính thì khó hơn vì cần phải biết mức độ ảnh hưởng của con vi trùng này trên gan như thế nào. Thường trong trường hợp này, người bệnh được khuyên nên đi làm sinh thiết gan.

Nếu kết quả sinh thiết cho thấy người bệnh bị viêm gan ở mức độ trung bình, hoặc viêm nặng, hoặc có dấu hiệu bắt đầu của xơ gan, thì người bệnh bắt buộc sẽ phải uống thuốc lâu dài. Các nhà khoa học ngày nay khuyên rằng cho dù người bệnh có tỉ lệ siêu vi trùng gan thấp, nhưng sinh thiết gan cho thấy có viêm gan kinh niên hoặc xơ gan thì cần phải uống thuốc lâu dài cho tới khi nào khoa học phát hiện thêm những loại thuốc mới hơn có đủ khả năng tiêu diệt tất cả siêu vi trùng trong tế bào gan.

Bởi hiện nay tất cả những loại thuốc đang được sử dụng như trong toa của thính giả gửi về chỉ có khả năng diệt vi trùng khi đưa ra khỏi tế bào gan. Còn trong gan có 1 cấu trúc riêng gọi là c-c-c DNA, nằm trong nhân của tế bào gan và thường các loại thuốc hiện nay không đủ sức để diệt hết. Cho nên, tiêu chuẩn mới của các hội gan trên thế giới đều đồng ý là trong những trường hợp như thế này cần phải uống thuốc rất lâu dài, vì hiện nay, nếu ngừng thuốc sớm thì con siêu vi trùng sẽ tái phát trở lại.

Trà Mi: Trong trường hợp cụ thể của người bệnh nhân này, với kết quả xét nghiệm như thế thì có cần phải uống những loại thuốc như vậy không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Sáng: Theo kết quả không đầy đủ thế này, người bệnh cần làm thêm siêu âm gan để xác định mức độ xơ gan bằng sinh thiết hay không sinh thiết. Nếu người bệnh có yếu tố xơ gan và với số lượng vi trùng như thế này, thì tôi nghĩ là người bệnh nên uống thuốc lâu dài.

Tình trạng rong kinh và rối loạn kinh nguyệt

Email của thính giả Thanh Thuỷ hỏi về tình trạng rong kinh và rối loạn kinh nguyệt, viết rằng:

“Em năm nay 31 tuổi; đã có 2 con. Sau khi sinh con thứ 2 được hơn 1 năm, em đã phải hút điều hoà vài lần do nhỡ kế hoạch (các lần cách nhau hơn nửa năm). Sau đó em đã đặt vòng tại bệnh viện huyện (kể cả những lần hút điều hoà, em dều đến bệnh viện). Thời gian em đặt vòng đến nay đã được 7-8 tháng.

Khoảng 1 năm nay, em thường xuyên bị dong kinh và rối loạn kinh nguyệt, biểu hiện: có tháng bị hành kinh dến 2 lần, có khi quá 1 tháng mới thấy bị nhưng lại dong kinh kéo dài đến chục ngày thậm chis nửa tháng. Một biểu hiện nữa là khi bị dong kinh, máu nhiều khi có màu đen hoặc nâu có lúc thì chỉ như máu cá nhất là khi em bị mệt mỏi hoặc mất ngủ.

Như bệnh nhân có nói trong email là có đặt vòng ngừa thai, từ khi đặt thì bị ra máu. Thứ nhất, bệnh nhân này đã nhiều lần hút thai ở bệnh viện huyện ở tỉnh nhỏ, rất có thể điều kiện vệ sinh không được lý tưởng cho nên người bệnh có thể bị viêm màng nhầy tử cung. Khi nạo, hút thai mà không làm đúng các điều kiện vệ sinh cần thiết thì sau này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và bị ra máu hoài.

Thấy có biểu hiện như vậy, em đến bệnh viện huyện, các phòng khám tư nhân bên ngoài viện 103 và cổng viện phụ sản để được 1 bác sỹ khám và theo dõi nhiều lần rồi vào bệnh viện phụ sản Hà Nội khám thì bác sỹ kết luận: em không bị viêm nhiễm gì cả, chỉ là do rối loạn nội tiết sau tiểu phẫu và cho em điều trị nội tiết.

Em đã theo chỉ định của bác sỹ tiêm bắp 1 tuần và uống nội tiết khoảng hơn 1 tháng. Đến nay tình trạng của em không có gì biến chuyển cả làm em thấy mệt mỏi.

Xin hỏi bác sỹ về nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng trên. Em cần phải làm các xét nghiệm gì? ở đâu?. Nếu có thể mong bác sỹ chỉ rõ giúp em một bác sỹ nào đó có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Em rất cần lời khuyên và sự giúp đỡ của bác sỹ.”

Chúng tôi đã chuyển email của thính giả Thanh Thủy đến bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ, chuyên môn sản phụ khoa nhiều năm kinh nghiệm, tại miền Nam California, và được bác sĩ giải đáp như sau:

Bác sĩ Cơ: Như bệnh nhân có nói trong email là có đặt vòng ngừa thai, từ khi đặt thì bị ra máu. Thứ nhất, bệnh nhân này đã nhiều lần hút thai ở bệnh viện huyện ở tỉnh nhỏ, rất có thể điều kiện vệ sinh không được lý tưởng cho nên người bệnh có thể bị viêm màng nhầy tử cung. Khi nạo, hút thai mà không làm đúng các điều kiện vệ sinh cần thiết thì sau này có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng và bị ra máu hoài.

Thứ hai, khi đặt vòng tránh thai, vòng này có thể làm tăng thêm khả năng bị viêm ở màng nhầy tử cung. Vì vậy, bệnh nhân bị ra máu. Thường bệnh nhân bị ra máu do vòng tránh thai, do viêm màng nhầy tử cung, thì rất khó định bệnh. Các bác sĩ thường cứ nghĩ đó là do yếu tố nội tiết. Cho nên, cho uống thuốc bệnh nhân cũng vẫn còn ra máu.

Khi bị ra máu kéo dài, bị viêm, bị nhiễm trùng trong tử cung lâu ngày sẽ khiến cho bệnh nhân mệt mỏi. Bệnh nhân muốn hết ra máu có hai việc phải làm. Thứ nhất, phải khám lại, thử xem tuyến giáp trạng có làm việc nhiều quá hay ít quá hay không. Tuyến giáp trạng làm việc ít quá hay nhiều quá cũng làm cho bệnh nhân ra máu nhiều, bất thường, và làm người bệnh mệt.

Thứ hai, bệnh nhân nên lấy vòng tránh thai ra và uống thuốc trụ sinh lâu dài. Ở Việt Nam hiện đang sử dụng các loại vòng tránh thai 10 năm hay lâu hơn, tức loại vòng quấn bằng chất đồng. Với loại này, rất nhiều người không chịu được và bị phản ứng với chất đồng tiết ra thì sẽ bị ra máu hoài.

Bệnh nhân nếu không hợp thì nên lấy vòng tránh thai ra và nên dùng thuốc ngừa thai. Thuốc ngừa thai có cái lợi là vừa điều kinh vừa điều hoà nội tiết của người phụ nữ. Chỉ có điều là cần phải nhớ mỗi ngày uống 1 viên. Thuốc ngừa thai giúp điều hoà kinh nguyệt và xác suất ngừa thai rất tốt, hữu hiệu hơn cả vòng tránh thai.

Trà Mi: Tránh thai bằng thuốc ngừa thai có gây ra những phản ứng phụ nào không?

Bác sĩ Cơ: Thật ra, trong các phương pháp ngừa thai, ngoại trừ bệnh nhân có bị bệnh máu hay bị đông lại, thuốc ngừa thai là một phương pháp hữu hiệu nhất và an toàn nhất. Những thuốc ngừa thai bây giờ chứa số lượng hóc-môn rất thấp, vừa đủ để ngăn ngừa trứng rụng, không ảnh hưởng gì đến cơ thể, mà còn có lợi.

Uống thuốc ngừa thai rồi ngừng lại thì dễ mang thai nữa, chứ không phải như người ta đồn rằng uống thuốc ngừa thai thì sau này sẽ khó có thai hơn hoặc ảnh hưởng gì đến sinh lý. Trong các phương pháp ngừa thai ở thế kỷ 21 này mà có thể quần chúng được và tốt nhất vẫn là thuốc ngừa thai.

Trà Mi: Thay mặt quý thính giả, chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian và sự cộng tác của các bác sĩ chuyên môn dành cho chương trình Sức khoẻ và Đời sống” của đài Á Châu Tự Do.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)

Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.