Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Sau 1 thời gian bị chỉ trích đã quên vùng Ðông Nam Á, chính quyền George W. Bush liên tục thực hiện rất nhiều chuyến viếng thăm khu vực từ lâu đã được các nhà quan sát coi là giữ vị trí rất quan trọng về chiến lược của nước Mỹ.

Cách đây chẳng bao lâu, Bà Ngoại Trưởng Condoleeza Rice sang thăm 1 số nước trong vùng, kế đến là chuyến viếng thăm của nhiều đoàn dân cử Quốc Hội Liên Bang Mỹ, và hiện giờ là cuộc thăm viếng của ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld. Lầu Năm Góc cho biết trong chuyến đi kéo dài gần một tuần lễ, người cầm đầu ngành quốc phòng Mỹ sẽ ghé thăm 3 nước, gồm Singapore, Indonesia và Việt Nam.
Nên đánh giá chuyến đi này như thế nào? Có phải Washington bắt đầu ve vãn các nước trong khu vực Ðông Nam Á để thực hiện kế sách ngăn cản sự bành trướng thế lực của Trung Quốc, hay chỉ muốn phát triển mối quan hệ với những nước đang trực tiếp tham dự vào cuộc chiến chống khủng bố mà Hoa Kỳ chủ xướng?
Tại sao ông Rumsfeld lại đến thăm Việt Nam? Có phải Hoa Kỳ muốn bắt tay chặt hơn với Việt Nam hay không? Có phải Hoa Kỳ muốn mối quan hệ Washington-Hà Nội tiến thêm một bước nữa không, và nếu có, bước kế tiếp là bước gì? Sẽ được hai quốc gia thực hiện như thế nào? Có bị Bắc Kinh tìm cách ngăn cản không? Nếu có thì ngăn cản ra sao?
Ðó chỉ là một phần nhỏ trong những câu hỏi đang được đặt ra ở Washington, ở các quốc gia trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương và đương nhiên, các câu hỏi này cũng được đặt ra ở ngay Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Tuần này, khách mời của Ban Việt Ngữ Ðài Á Châu Tự Do chúng tôi là Giáo Sư Marvin Ott, hiện đang giảng dậy tại Trường Cao Ðẳng Quốc Phòng Mỹ, đồng thời là một chuyên gia hàng đầu về chính sách, quan hệ đối ngoại và sách lược an ninh của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và chúng tôi xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Sau đây là những điểm chính trong cuộc trao đổi giữa Nguyễn Khanh và Giáo Sư Marvin Ott.
Nguyễn Khanh: Chuyến đi Ðông Nam Á của ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld quan trọng như thế nào?
Đây là một chuyến viếng thăm mang ý nghĩa quan trọng. Lý do là vì Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ và Bộ Quốc Phòng đã từng bỏ quên Ðông Nam Á. Có thể tính từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, tức là trong khoảng 25, 30 năm, Ðông Nam Á không được Hoa Kỳ chú ý đến như các nước khác hay như những khu vực khác.
Giáo Sư Marvin Ott: Đây là một chuyến viếng thăm mang ý nghĩa quan trọng. Lý do là vì Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Mỹ và Bộ Quốc Phòng đã từng bỏ quên Ðông Nam Á. Có thể tính từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, tức là trong khoảng 25, 30 năm, Ðông Nam Á không được Hoa Kỳ chú ý đến như các nước khác hay như những khu vực khác.
Cuộc chiến Việt Nam để lại những kinh nghiệm không hay cho nước Mỹ, khiến những nhà hoạch định chính sách ở Washington có tư duy là chẳng muốn liên quan đến Ðông Nam Á nữa. Trong khoảng thời gian đó, người Mỹ coi Ðông Nam Á là một khu vực để làm ăn, khu vực có mức phát triển kinh tế tốt, thu hút nhiều đầu tư, vá không hề nghĩ đến Ðông Nam Á là khu vực chiếm một vị trí quan trọng về an ninh.
Nhưng sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001, tình hình hoàn toàn đổi khác, sau khi khám phá thấy đường dây khủng bố Al-queda và các mạng lưới khủng bố khác ở Ðông Nam Á. Khám phá này gây ngạc nhiên cho mọi người, dẫn đến việc kể từ sau ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc, các bộ, cơ quan đặc trách an ninh, tình báo của Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động trở lại ở Ðông Nam Á, dưới nhiều hình thức khác nhau chẳng hạn như hợp tác giữa cơ quan tình báo CIA của Mỹ và cơ quan tình báo quân đội Indonesia, binh sĩ Mỹ được đưa sang giúp huấn luyện chống khủng bố cho binh sĩ Philippines, các văn bản hợp tác chống khủng bố được ký kết giữa Hoa Kỳ và các nước trong vùng.
Ngoài mục đích đánh dấu sự hợp tác trong kế hoạch chống khủng bố toàn cầu, chuyến viếng thăm của ông Rumsfeld còn nhắm vào mục đích khẳng định tầm quan trọng của vùng Ðông Nam Á và quyền lợi an ninh của nước Mỹ. Nhưng riêng với Việt Nam là nước không có mấy người theo Hồi Giáo, không có những đường dây khủng bố đang hoạt động, thì ông Rumsfeld sẽ nhắm vào những mục tiêu khác…
Nguyễn Khanh: Thưa Giáo Sư, những mục tiêu đó là gì???
Giáo Sư Marvin Ott: Điều rõ ràng nhất là chuyện Trung Quốc. Ðiều mà từ lâu các nước Ðông Nam Á nhận thức được mà mãi bây giờ Hoa Kỳ mới nói đến là Trung Quốc bành trướng thế lực về kinh tế, ngoại giao, chính trị và phát triển rất nhanh về quân sự, nhất là phát triển hải quân và không quân. Trung Quốc cũng mua khí cụ của Nga với mục đích cân bằng lực lượng với các đơn vị hải quân Mỹ đang hoạt động trên biển.
Trung Quốc muốn trở thành một đại cường quốc ở Châu Á, muốn trở thành một quốc gia có thế lực, có ảnh hưởng ở khu vực Ðông Nam Á, vì đây là vùng đất nằm ngay sát với họ. Và vùng đất mà Trung Quốc đang nhắm đến để phô trương thanh thế của họ chính là Ðông Nam Á.
Họ cũng muốn giảm bớt sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực, thay thế bằng các đơn vị quân sự Trung Quốc. Theo tôi, Trung Quốc đang muốn đạt đến đích mà Hoa Kỳ đã đạt được ở Tây Bán Cầu, và điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi an ninh của nước Mỹ, đến sự hiện diện của quân đội Mỹ trong vùng.
Nguyễn Khanh: Xin Giáo Sư sửa tôi nếu tôi nói không đúng. Hình ảnh mà Giáo sư mới đưa ra khiến tôi có cảm tưởng Hoa Kỳ muốn dùng Ðông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam, để bao vây Trung Quốc…
Việt Nam và Trung Quốc có mối liên hệ lịch sử rất dài. Hàng ngàn năm trước, Trung Quốc từng coi Việt Nam là một phần lãnh thổ của họ, đã từng đô hộ Việt Nam cả ngàn năm trời nhưng vẫn không đồng hóa được người Việt. Mới nhất là hồi 1979, Bắc Kinh đưa 30 sư đoàn vượt biên giới sang xâm lăng Việt Nam nhưng bị người Việt đánh bật. Nhưng nếu cuộc chiến 1979 xảy ra vào năm 2006, Việt Nam sẽ không thể chống cự được sức mạnh quân sự mà Trung Quốc đang có.
Giáo Sư Marvin Ott: Không. Từ "bao vây" mang ý nghĩa quá lớn. Trung Quốc vẫn sử dụng từ này để nói về chính sách của Hoa Kỳ đối với họ, tạo cho người dân cảm tưởng rằng Washington muốn chế độ cộng sản Trung Hoa sụp đổ như đã từng làm với Liên Sô trước đây.
Theo tôi hiểu thì Hoa Kỳ không muốn bao vây Trung Quốc, không ép buộc Trung Quốc phải thay đổi thể chế chính trị. Hoa Kỳ không thích chế độ cộng sản, nhưng nếu đặt ra mục tiêu phải làm cho chế độ ở Trung Quốc sụp đổ thì đó là một mục tiêu không khả thi, và ai cũng biết điều đó. Ngay cả chuyện bao vây để Trung Quốc không ảnh hưởng các nước Ðông Nam Á cũng là chuyện không tưởng. Ảnh hưởng của Trung Quốc đang xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra. Thành ra đây không phải là “bao vây”, mà là một thế chiến lược khác.
Nguyễn Khanh: Việt Nam giữ vị trí nào trong thế chiến lược mà Giáo Sư đang nghĩ đến?
Giáo Sư Marvin Ott: Việt Nam và Trung Quốc có mối liên hệ lịch sử rất dài. Hàng ngàn năm trước, Trung Quốc từng coi Việt Nam là một phần lãnh thổ của họ, đã từng đô hộ Việt Nam cả ngàn năm trời nhưng vẫn không đồng hóa được người Việt. Mới nhất là hồi 1979, Bắc Kinh đưa 30 sư đoàn vượt biên giới sang xâm lăng Việt Nam nhưng bị người Việt đánh bật. Nhưng nếu cuộc chiến 1979 xảy ra vào năm 2006, Việt Nam sẽ không thể chống cự được sức mạnh quân sự mà Trung Quốc đang có.
Ngay chính những người Việt, kể cả giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, cũng đều biết điều đó. Việt Nam nhìn Trung Quốc khác hẳn với những nước Ðông Nam Á nhìn Trung Quốc. Trung Quốc luôn luôn được Việt Nam coi là hiểm họa lớn nhất về mặt an ninh. Nhưng mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc lại là 2 nước theo chủ nghĩa cộng sản, có chung đường biên giới với nhau, có cùng một ý thức hệ và quan hệ giữa đảng với đảng được xem là rất quan trọng. Rõ ràng đó là mối quan hệ đầy mâu thuẫn.
Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng phức tạp. Cách đây chẳng bao lâu, hai nước từng đánh nhau trên chiến trường, Mỹ đưa máy bay oanh tạc Việt Nam, hai bên đều có biết bao nhiêu người chết vì chiến tranh. Nhưng nếu đặt câu hỏi làm sao để Việt Nam đương đầu với mối lo ở phương Bắc, thì câu trả lời là Việt Nam phải tăng sức mạnh quân sự.
Ai có thể giúp Việt Nam làm điều này? Câu trả lời là Việt Nam phải đi tìm đồng minh, và không một nước nào ở Ðông Nam Á đủ mạnh hay sẵn sàng để giúp Việt Nam đương đầu với Trung Quốc. Ngay cả Ấn Ðộ cũng chỉ có thể hứa hẹn ủng hộ Việt Nam về mặt ngoại giao thôi, chứ không thể giúp hơn được. Nước duy nhất có thể thật sự giúp Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn, là Hoa Kỳ. Thành ra không sai lô-gic khi cho rằng phía Việt Nam nên sửa soạn một thế chiến lược mới với Mỹ, mở một quan hệ mới với Mỹ.
Nguyễn Khanh: Còn phía Hoa Kỳ thì sao?
Giáo Sư Marvin Ott: Hoa Kỳ cũng bắt đầu thấy rõ hiểm họa chiến lược mà Trung Quốc có thể đem đến, và khi nhìn chung quanh Ðông Nam Á, Hoa Kỳ đặt câu hỏi những nước nào có thể hợp tac chung với mình. Mặc dù đã ký kết các hiệp ước quân sự với một số quốc gia như Thái Lan, Philippines, Singapore, nhưng về vì nhiều lý do phức tạp khác nhau, các bản hiệp ước đã ký không thể đem ra áp dụng cho trường hợp Trung Quốc.
Việt Nam cũng rất dè dặt khi mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ, vì Hà Nội không muốn làm phật lòng Trung Quốc. Thành ra tất cả những bước tiến trong tiến trình mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam đều rất thận trọng. Nhưng chúng ta đừng quên là quan hệ giữa Washington và Hà Nội vào năm 2006 tốt hơn hồi năm 2003, và nếu cứ tiếp tục như thế này, quan hệ Mỹ-Việt năm 2009 sẽ còn tốt hơn nữa.
Ngay cả với Australia cũng vậy, Australia sẽ bảo chúng tôi sẵn sàng đưa quân vào Iraq, vào Afghanistan với các bạn, nhưng đừng kéo chúng tôi vào chuyện giữa bạn và Trung Quốc. Và cuối cùng theo tôi nghĩ, Hoa Kỳ biết chỉ có Việt Nam là nước có thể làm việc chung.
Việt Nam cũng rất dè dặt khi mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ, vì Hà Nội không muốn làm phật lòng Trung Quốc. Thành ra tất cả những bước tiến trong tiến trình mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam đều rất thận trọng. Nhưng chúng ta đừng quên là quan hệ giữa Washington và Hà Nội vào năm 2006 tốt hơn hồi năm 2003, và nếu cứ tiếp tục như thế này, quan hệ Mỹ-Việt năm 2009 sẽ còn tốt hơn nữa.
Tôi cũng cần phải nói thêm là ngay trong quân đội Việt Nam, có những tư duy thích gần Trung Quốc hơn gần Mỹ, có người cho rằng Mỹ không thể tin được, nhưng cũng có người nói cần liên hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. Các nhân viên trong văn phòng của ông Rumsfeld phải suy tính xem thành phần không thích Mỹ có ảnh hưởng thế nào, các tướng trẻ sẽ lên điều khiển quân đội nghĩ gì về Mỹ.
Nguyễn Khanh: Liệu Hoa Kỳ có một bản lộ trình để nâng cấp quan hệ quân sự với Việt Nam không?
Giáo Sư Marvin Ott: Tôi cho rằng vẫn còn quá sớm để có thể nói đến điều đó. Phía chính phủ Hoa Kỳ chưa ai nói đến chuyện lập lộ trình quan hệ chiến lược với Việt Nam cả. Theo tôi hiểu, Hoa Kỳ cũng đang dọ dẫm xem sao…
Nguyễn Khanh: Dọ dẫm để hiểu nhau hơn?
Giáo Sư Marvin Ott: Dọ dẫm và đưa đề nghị. Thí dụ như cách đây vài năm, Washington hỏi Hà Nội nghĩ thế nào nếu tầu chiến Mỹ ghé cảng Sài Gòn. Phía Hà Nội gật đầu, phía Hoa Kỳ thực hiện. Có thể lần này ông Rumsfeld đề nghị hải quân 2 bên thực tập cứu hộ trên biển chung với nhau, và cũng có thể, ông Rumsfeld đề nghị Việt Nam gửi một sĩ quan cao cấp sang học ở trường Cao Ðẳng Quốc Phòng bên Mỹ.
Nguyễn Khanh: Giáo sư cũng thấy Nga bày tỏ thái độ khó chịu khi Ukraina được Hoa Kỳ lôi kéo đến gần với Mỹ hơn. Nếu Washington kéo Hà Nội đến gần hơn với mình, liệu Trung Quốc sẽ có phản ứng tương tự như Nga hay không?
Giáo Sư Marvin Ott: Hai trường hợp khác hẳn nhau. Hoa Kỳ từng có mặt ở sân sau của Trung Quốc từ trước thời thế chiến thứ Hai, có quân hiện diện trong khu vực trong bao nhiêu năm trời và bây giờ Bắc Kinh đang muốn tạo ảnh hưởng ở khu vực mà Hoa Kỳ đã có sẵn thế lực. Với Ukraina, Hoa Kỳ là một nước từ phương xa đến sân sau của Nga, nên Nga coi đó là một hiểm họa.
Đó là lý do tại sao các nhà chiến lược của Việt Nam phải thật thận trọng. Phải tìm hiểu xem có được lợi gì, được hứa hẹn những gì khi liên kết với Mỹ, nhưng đừng vội cam kết gì cả. Ðừng bao giờ dựng khối đồng minh với Mỹ và chọc giận Trung Quốc. Một điểm khác nữa mà phía Việt Nam cần phải biết là sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ tồn tại được bao lâu, quân đội Mỹ sẽ hiện diện ở Ðông Nam Á trong bao lâu nữa.
Nguyễn Khanh: Giáo sư cũng rõ Việt Nam là một nước nhỏ, Mỹ thì ở quá xa, Trung Quốc lại quá lớn và quá gần. Ðương nhiên người Việt Nam phải lo ngại chứ???
Giáo Sư Marvin Ott: Đó là lý do tại sao các nhà chiến lược của Việt Nam phải thật thận trọng. Phải tìm hiểu xem có được lợi gì, được hứa hẹn những gì khi liên kết với Mỹ, nhưng đừng vội cam kết gì cả.
Ðừng bao giờ dựng khối đồng minh với Mỹ và chọc giận Trung Quốc. Một điểm khác nữa mà phía Việt Nam cần phải biết là sức mạnh quân sự của Mỹ sẽ tồn tại được bao lâu, quân đội Mỹ sẽ hiện diện ở Ðông Nam Á trong bao lâu nữa. Và tôi tin rằng đó là điều phía Việt Nam muốn biết và sẽ tính toán, phán đoán qua những lời ông Rumsfeld trình bầy.
Nguyễn Khanh: Và đó sẽ là lời cam kết được ông Rumsfeld nói đến vào đầu tuần tới khi sang thăm Việt Nam?
Giáo Sư Marvin Ott: Cam kết thì chưa hẳn, nhưng cam đoan chẳng hạn như sẽ tiếp tục hiện diện ở Ðông Nam Á thì có. Phía Việt Nam phải cân nhắc kỹ trước khi đi đến quyết định.
Nguyễn Khanh: Thành ra, ông chưa nhìn thấy thế đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam?
Giáo Sư Marvin Ott: Chưa. Ðó là vấn đề lớn quá. Có thể có những người nghĩ đến…
Nguyễn Khanh: nhưng trên thực tế thì chưa?
Giáo Sư Marvin Ott: Chưa, chưa xảy ra được trong lúc này. Những người như ông và tôi có thể bàn luận chuyện này, nhưng ông Rumsfled thì chưa được, chưa phải lúc.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn giáo sư Marvin Ott.