Việt Hùng, thông tín viên đài RFA
Về lời tuyên bố của ông Nguyễn Minh Triết, người đứng đầu nhà nước Việt Nam về quyền lãnh đạo của đảng thông qua điều 4 Hiếp pháp Việt Nam hiện gây sự chú ý trong giới bình luận thời cuộc trong-ngoài nước.

Tiếp tục ghi nhận những phản ứng này, tiến sĩ chính trị học Âu Dương Thệ từ Cộng hòa Liên bang Đức đưa ra cái nhìn trong cuộc trao đổi với Việt Hùng của đài chúng tôi.
Hàm ý của bài diễn văn
Tiến sĩ Âu Dương Thệ: Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng ngày 27-08 vừa rồi ông Nguyễn Minh Triết đã tới thăm Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng và đọc một bài diễn văn rất "quan trọng" nói về an ninh quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
Việc chọn thời điểm để đưa ra vấn đề không phải là tình cờ…, việc ông Triết dùng Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng để truyền đạt ý định là có tính toán. Ai cũng biết Tổng cụ Chính trị là cơ quan quyền lực chính trị lớn nhất trong Quân đội Nhân dân, cơ quan ban hành những quyết định về quốc phòng và an ninh của Việt Nam.
Trong bài diễn văn nói trên, ông Nguyễn Minh Triết đã dành một phần quan trọng để phác họa một bức tranh trước nguy cơ của chế độ trước các thế lực mà ông kết án là “thù nghịch - phản động” ở trong – ngoài nước… để từ đó ông đưa ra đòi hỏi, xin trích “dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai muốn bỏ điều 4 Hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó, bỏ cái đó đồng nghĩa với việc chúng ta tuyên bố tự sát”.
Việt Hùng: Nếu mà nói như vậy dư luận có thể hiểu "hàm ý" lời tuyên bố của ông Nguyễn Minh Triết như thế nào?
Trong bài diễn văn nói trên, ông Nguyễn Minh Triết đã dành một phần quan trọng để phác họa một bức tranh trước nguy cơ của chế độ trước các thế lực mà ông kết án là “thù nghịch - phản động” ở trong – ngoài nước… để từ đó ông đưa ra đòi hỏi, xin trích “dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai muốn bỏ điều 4 Hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó, bỏ cái đó đồng nghĩa với việc chúng ta tuyên bố tự sát”.
Tiến sĩ Âu Dương Thệ: Tôi thấy ý định của ông Nguyễn Minh Triết trong chuyện này rất rõ ràng, ông ta và "nhóm cầm đầu" hiện nay tìm mọi cách để duy trì chế độ độc quyền của đảng cộng sản vì điều 4 Hiếp pháp năm 1992 quy định "đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn bộ đất nước", nhưng đứng trên quan điểm của một người nghiên cứu chínhh trị chúng tôi thấy khi đưa ra đòi hỏi trên ông Nguyễn Minh Triết đã để lộ một số điểm rất đáng lưu ý:
- Sau 62 năm độc quyền lãnh đạo, ông Nguyễn Minh Triết và nhóm lãnh đạo vẫn tiếp tục đòi độc quyền, cho thấy họ không tin nhân dân, họ lo sợ nhân dân.
- Sau 62 năm cầm quyền, nhưng nay họ vẫn không dựa được vào dân và tiếp tục dùng bạo lực để “kìm kẹp” nhân dân và điều đó cho thấy chế độ không mạnh.
- Việc đòi hỏi tiếp tục độc quyền lãnh đạo cho thấy những người cầm đầu chế độ chủ trương tước các quyền căn bản của nhân dân, như vậy ông Triết và những người cầm đầu đã thừa nhận sự thất bại trong lãnh đạo, trong chủ trương về đường lối và chính sách, vì thế có thể nói cho tới nay chưa một ai xác nhận sự “phá sản” của chế độ như tuyên bố mới đây của ông Nguyễn Minh Triết tại Tổng cục Chính trị.
Những lời đe doạ
Việt Hùng: Người ta còn nhớ trước Đại hội đảng X và thời gian gần đây ngay trong đảng cũng đã có ý kiến đưa ra cần đặt lại vấn đề về điều 4 trong bản Hiếp pháp…, phải chăng là trong "nội tình" đảng đang có những rạn nứt.
Liệu qua lời tuyên bố của ông Minh Triết có nhằm ngăn chặn những “xu hướng chính trị trong nội tình đảng” hay nói đúng hơn là “một đảng trong lòng một đảng”, ông nghĩ sao về điều này?
Tiến sĩ Âu Dương Thệ: Chúng ta thấy những lời "đe dọa" của ông Triết trong diễn văn nói trên không chỉ nhắm vào những người dân chủ nói riêng mà còn chứng tỏ sự lo lắng của giới lãnh đạo từ nhiều phía, thứ nhất câu "dù ai nói ngả nói nghiêng" của ông Triết đã tự chứng tỏ sự hoang mang và quan ngại rất lớn của họ về uy tín trong nhóm lãnh đạo mới đối với dân chúng, trong đảng viên, trong công an - quân đội…
Ngày càng giám do tệ trạng tham nhũng, lộng quyền gia tăng đã chui vào mọi cơ quan trong Trung ương của đảng Cộng sản và cả vào gia đình ông Tổng bí thư. Dư luận đã biết và nghe đến những vụ điển hình như các vụ Tổng cục 2 - T 4 – PMU 18.
Bạn nghĩ gì về lời tuyên bố này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Điểm thứ hai nữa, nhiều giới trong xã hội đã nhận thấy đã đến lúc phải xét lại vai trò của đảng cộng sản, có nên để cho đảng này độc quyền tiếp tục không? nếu muốn chống tham nhũng có kết quả.
Nhiều chuyên viên cán bộ trung cấp và ngay cả nhiều cách mạng lão thành đã công khai lên tiếng cho rằng “cơ chế tạo ra con người, tham nhũng là sản phẩm của hệ thống…”. Những phản ảnh này đã thể hiện rõ về tệ trạng hiện nay trong xã hội tại Việt Nam.
Điểm thứ ba, trong đấu tranh chính trị các tổ chức đối lập với đảng cộng sản cò quyền và sẽ tìm cách khai thác những sai lầm và những điểm yếu của chế độ và đặc biệt là những người dân chủ ở trong nước sẽ tìm cách vận động nhân dân ở trong – ngoài nước, vận động dư luận quốc tế tố cáo những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền để ủng hộ cuộc vận động dân chủ.
Như ông Triết và chế độ phải hiểu rằng bất mãn trong dân chúng từ đâu mà ra? Vì đâu mà những người dân chủ phải đứng lên đấu tranh?
Chính sách 2 mặt
Việt Hùng: Lý do nào mà báo giới tại Việt Nam cho đến nay chưa trích đăng những lời phát biểu này của ông Minh Triết tại cuộc họp với Chính ủy Quân đội Nhân dân mà chỉ có truyền hình VTV 3 tại Việt Nam loan tải?
Tiến sĩ Âu Dương Thệ: Về vấn đề này chúng tôi nhận xét thế này, chính sách tuyên truyền của chế độ độc tài thường là muốn để cho nhiều người biết, nhưng đồng thời lại cố tránh những "dấu tích" bất lợi nếu những dấu tích này gây tác hại ngược lại cho họ, chính vì vậy họ đã để cho truyền hình nói toàn bộ câu nói trên của ông Minh Triết, nhưng lại không cho báo in và báo điện tử đăng lại câu này?
Vì đây là câu nói đòi hỏi độc tài một cách công khai của người đứng đầu nhà nước Việt Nam. Đây là chính sách hai mặt của giới lãnh đạo với báo chí với mục tiêu báo chỉ chỉ biết để phục vụ cho chế độ độc tài. Nhưng trong việc này cho thấy những người cầm đầu chế độ đã quên hai điều rất quan trọng.
Vì đây là câu nói đòi hỏi độc tài một cách công khai của người đứng đầu nhà nước Việt Nam. Đây là chính sách hai mặt của giới lãnh đạo với báo chí với mục tiêu báo chỉ chỉ biết để phục vụ cho chế độ độc tài. Nhưng trong việc này cho thấy những người cầm đầu chế độ đã quên hai điều rất quan trọng:
- Trong thời đại thông tin Internet mọi chuyện sẽ được ghi lại và truyền đi rất nhanh kể cả Tivi và Radio.
- Ý thức chính trị của nhiều giới ở trong nước ngày càng cao và rất nhạy bén.
Việt Hùng: Câu hỏi cuối cùng trước khi chấm dứt cuộc nói chuyện, qua lời tuyên bố của ông Nguyễn Minh Triết về cái gọi là "bỏ điều 4 đồng nghĩa với tự sát...", tín hiệu này dư luận có thể hiểu như thế nào?
Tiến sĩ Âu Dương Thệ: Chúng tôi nghĩ "tự sát" ở đây mà ông Triết nói đó là "tự sát" về chính trị, có nghĩa là nếu đảng Cộng sản Việt Nam không có chủ trương đúng đắn thì đảng này có thể đi đến tự huỷ diệt và chế độ cũng tiêu tan.
Nếu hiểu như vậy thì việc tự sát hay không tự sát của đảng cộng sản là ý thức của những người cầm đầu chế độ. Nếu những người này tiếp tục độc tài, đàn áp nhân dân và những người dân chủ thì đây chính là điều họ tự sát trong chính trị.
Bởi vì trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin điện tử thì các hành động độc tài đàn áp…sẽ mất dần hiệu lực và sẽ không còn chỗ đứng! Nếu đảng Cộng sản Việt Nam cứ đòi giữ điều 4 độc quyền cho đảng thì là tự sát đấy!
Việt Hùng: Xin cám ơn tiến sĩ Âu Dương Thệ.