Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Cần phải quy định lại chức năng của Ủy ban Bầu cử Trung ương
2007.03.26
Việt Hùng, phóng viên đài Á Châu Tự Do
Đưa ra lời nhận định về hệ thống chính trị tại Việt Nam hiện nay, trong cuộc trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội cho rằng, “Hiện nay người ta đã nói nhiều đến lỗi của hệ thống, ngay cả quan chức cũng thừa nhận, trong khi trước đây vấn đề này luôn là vùng nhạy cảm…”.

Tiếp tục phần hai cuộc trao đổi liên quan đến cuộc bầu cử Quốc Hội, xin nhường lời cho anh Việt Hùng.
Những khái niệm mập mờ
Việt Hùng: Theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội “ kiên quyết không đưa vào danh sách những ứng cử đại biểu Quốc Hội những người không đủ tiêu chuẩn, những người cơ hội chính trị, tham vọng cá nhân…”.
Do đâu mà tiến sĩ lại cho rằng, “người cậy làm to phát biểu như vậy là phi pháp và chính họ mới là người cơ hội chính trị và có tham vọng cá nhân”?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng, những khái niệm về cơ hội, khái niệm về tham vọng cá nhân…là những khái niệm rất mập mờ, rất khó đánh giá và người ta chỉ có quyền đánh giá người khác trên cơ sở của pháp luật là anh có phạm pháp hay không? Quy định về mặt nào…về pháp luật.
Còn đánh giá về mặt đạo đức thì đấy là một chuyện hoàn toàn khác và không ai có thể có quyền, không luật nào cho phép bất kể một người nào dẫu họ làm “to” đến bao nhiêu đi chăng nữa, hay bất kể một người dân như tôi cũng không được quyền phán xét, bởi vì khi mình phán xét như thế rất có thể bị kiện ngay trở lại…thì người làm như thế mới là người cơ hội.
Tôi nghĩ rằng, những khái niệm về cơ hội, khái niệm về tham vọng cá nhân…là những khái niệm rất mập mờ, rất khó đánh giá và người ta chỉ có quyền đánh giá người khác trên cơ sở của pháp luật là anh có phạm pháp hay không? Quy định về mặt nào…về pháp luật.
Mà có thể chính những người nêu ra những cái đấy là để họ có thể dùng những khái niệm khó phân định đấy, mù mờ đấy để tìm cách loại những người mà họ không thích ra khỏi danh sách thì tôi nghĩ đấy là chuyện rất là không đúng!
Việt Hùng: Trong điểm cuối cùng trong bài “Đôi điều về cuộc bầu cử Quốc Hội” tiến sĩ cho rằng lãnh đạo Quốc Hội hiện thời đứng đầu Hội đồng bầu cử Trung ương là điều nên xem lại? Xem lại ở đây tức là như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ lẽ ra sửa đổi Luật Bầu cử thì phải quy định lại chức năng – cơ cấu - nhiệm vụ của Ủy ban Bầu cử Trung ương này. Tôi nghĩ là Ủy ban Bầu cử ở đâu cũng phải cần, đấy là những chức năng thuần túy về mặt hành chính chứ không thể có chức năng quyết định được. Có lẽ Ủy ban Bầu cử phải nằm ngoài Quốc Hội thì mới đúng.
Chính các nhà lãnh đạo của nhiệm kỳ này lại nằm trong Ban bầu cử Quốc Hội Trung ương, mà Ban Trung ương này được rất là nhiều quyền quyết định thì người ta có thể quyết định những chuyện mà có thể là không phù hợp…
Tôi nghĩ là việc để Ủy ban Bầu cử do chính Quốc Hội lập ra cho dù là có đại diện của Mặt trận Tổ Quốc rồi giao cho họ nhiều quyền quyết định thì tôi nghĩ là không nên!
Họ chỉ nên giới hạn trách nhiệm của mình trong việc tổ chức về mặt hành chính để mà thực hiện cuộc bầu cử đấy hay là chuẩn bị cuộc bầu cử đấy là sao cho hữu hiệu và xuôi xẻ…
“Bầu cho xong chuyện”
Việt Hùng: Nhưng mà “việc đi bầu là bầu cho xong chuyện” đó là tâm lý chung của người dân tại Việt Nam, thậm chí một số quan chức chẳng hạn như ông Nguyễn Đình Hương từng nói “Hiện tượng đi bầu Hội đồng Nhân dân, đại biểu Quốc Hội có tình trạng trong một gia đình bố đi bầu cho con, con đi bầu cho mẹ, với tinh thần bầu cho xong chuyện người ta không biết ai vào với ai mà bầu…”
Tiến sĩ có quan ngại cuộc bầu cử Quốc Hội khóa 12 này vẫn là “bài cũ”?
Tôi nghĩ lẽ ra sửa đổi Luật Bầu cử thì phải quy định lại chức năng – cơ cấu - nhiệm vụ của Ủy ban Bầu cử Trung ương này. Tôi nghĩ là Ủy ban Bầu cử ở đâu cũng phải cần, đấy là những chức năng thuần túy về mặt hành chính chứ không thể có chức năng quyết định được. Có lẽ Ủy ban Bầu cử phải nằm ngoài Quốc Hội thì mới đúng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Cái gì mà hiện tại do luật quy định bất luận có những khiếm khuyết như thế nào thì vẫn phải theo quy định hiện hành. Chúng ta cố gắng làm sao giảm bớt những khiếm khuyết của nó tức là tránh những sự hiểu lầm, tránh những sự ngộ nhận để cho người dân cũng như quan chức hiểu đúng tinh thần của cái hiện hành để dần dần cải thiện từng bước, chứ với quy định hiện hành mà muốn có một sự biến đổi, đột phá ngoạn mục… thì cái đấy là điều không tưởng.
Việc thứ hai là nhìn nhận thấy hiện tại nó có những khiếm khuyết như thế thì tất cả mọi người góp ý tham gia để tạo ra một khung, một quy chế để bớt những khiếm khuyết ấy đi.
Nhưng mà khi tạo ra một cái mới cũng có thể nảy sinh ra những khiếm khuyết mới và quá trình ấy là quá trình liên tục không bao giờ dứt… và tôi nghĩ rằng việc tham gia của người dân, của báo giới, của dư luận, của các học giả và của các quan chức và nếu mà tổ chức được tốt thì tôi nghĩ đấy là một điều tốt nên làm. Có lẽ đấy là cách duy nhất để đẩy nhanh sự phát triển về mặt Pháp luật của đất nước.
Việt Hùng: Qua phần trình bày của tiến sĩ, nếu chỉ đưa ra những lời chỉ trích thì chưa hẳn đã là đủ, thế nhưng mà với cái nhìn của tiến sĩ sự khiếm khuyết này nằm ở đâu, giải quyết những trở ngại đó như thế nào?
Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng việc đưa ra những lời phê phán, phê bình cũng là chuyện tốt để những người có trách nhiệm xem xét lại, nhưng mà tốt hơn, không những là phê phán những khiếm khuyết và còn phân tích tìm ra tại cái gì, ở khâu nào?
Và có được một kiến nghị nên sửa cái gì, tất nhiên là càng nhiều ý kiến đóng góp thì càng tốt là bởi vì “ba ông thợ giày thì bằng một ông Gia Cát Lượng”, cho nên nếu nhiều người góp ý vào thì tôi nghĩ là những người có quyền quyết định cuối cùng trong việc đưa ra quyết định tức là Quốc Hội sẽ có thể có cơ sở hơn để đưa ra những quyết định của mình.
Nguyên nhân tôi nghĩ có rất nhiều, một nguyên nhân rất cơ bản là nằm trong hệ thống. Bây giờ người ta nói đến lỗi của hệ thống, điều này trước kia rất là “nhạy cảm” nhưng mà bây giờ từ các cán bộ cấp cao cho đến người dân thường cũng bàn luận về lỗi của hệ thống trải dài nhiều năm nay rồi.
Tôi nghĩ đấy là một điều rất là tốt và chúng ta biết được lỗi của nó nằm ở chỗ nào, chúng ta tìm cách sửa thì đấy là một cách tiếp cận mà tôi cho là rất thực tiễn.
Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả xin cám ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A đã dành thời gian cho cuộc trao đổi ngày hôm nay.
Theo dòng câu chuyện:
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A: cần phải thay đổi quan niệm “quan trên” trong xã hội VN
Các tin, bài liên quan
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A: cần phải thay đổi quan niệm “quan trên” trong xã hội VN
- Muốn tự ứng cử vào Quốc hội, phải được Đảng cho phép
- Nguyên nhân khiến ông Đặng Hùng Võ rút đơn tự ứng cử Quốc Hội
- Quốc hội Việt Nam thành lập bốn uỷ ban mới
- Quốc hội Việt Nam cần có chỗ cho người tự ứng cử
- Ban bí thư trung ương yêu cầu ông Đặng Hùng Võ rút đơn tự ứng cử Quốc hội
- Hoạt động của Quốc hội VN theo nhận định của một đại biểu tự ứng cử (phần 2)
- Ý kiến về việc Việt Kiều Bỉ gởi đơn xin tự ứng cử vào quốc hội khóa tới
- Số người tự ứng cử ở Sài Gòn cao gấp 3 lần số được giới thiệu