Hơn nửa triệu người thiếu đói vì hạn hán kéo dài ở Việt Nam

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Hạn hán kéo dài ở Việt Nam trở nên nghiêm trọng với sự kiện hơn một triệu người thực sự người thiếu nước sinh hoạt, nửa triệu người thiếu đói vì mất mùa. Cựu bộ trưởng Lê Huy Ngọ, cứu tinh của nạn nhân bão lụt, nay đang bước vào trận chiến mới chống khát chống hạn.

drought_coffee200.jpg

Ông Ngọ hiện nay là trưởng ban trung ương phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Hôm 9/3 sau hai ngày thị sát tình hình ở Tây Nguyên, ông Ngọ ra lệnh theo cấp quốc gia là các địa phương không được để nhân dân chết khát chết đói, nơi nào để xảy ra tình trạng này thì lãnh đạo địa phương các cấp phải chịu trách nhiệm.

Hỗ trợ nước uống cho dân trong vùng

Riêng với Đắc Lắc, một trong những tỉnh được xem là trung tâm điểm của trận hạn kéo dài, ông Lê Huy Ngọ chỉ đạo cần phải hỗ trợ nước uống cho dân các vùng mà nguồn nước kiệt quệ. Biện phát đưa ra là san sẽ nước từ nơi còn nước, khoan đào giếng chung cho từng cụm nông dân.

Theo VietnamNet không phải chỉ có vùng ven, hoặc trong rẫy xa mới thiếu nước. Ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột, lượng nước máy cung cấp hiện giảm một nửa, công ty cấp nước phải áp dụng biện pháp cắt nước luân phiên.

Nhu cầu của thành phố mỗi ngày cần 30 ngàn khối nhưng hiện nay chỉ được cung cấp 19 ngàn khối…cho nên người ta hạn chế cái vòi nước lại…hoặc là cắt nước từng khu vực.

Một người dân Buôn ma Thuột cho biết: "Nhu cầu của thành phố mỗi ngày cần 30 ngàn khối nhưng hiện nay chỉ được cung cấp 19 ngàn khối…cho nên người ta hạn chế cái vòi nước lại…hoặc là cắt nước từng khu vực."

Các khách sạn phòng trọ ở quê hương của ‘Ly Cà Phê Ban Mê’ nay đều hạn chế nước, khách trọ thậm chí còn được báo trước là không có nước tắm, mỗi ngày chỉ được cung cấp một xô nước để rửa mặt đánh răng. Người nghèo thì tự mang chai lọ đi tìm hứng nước từ các hốc núi, khe cạn để chắt từng giọt nước về sử dụng.

Chia xẻ một cách công bằng

Theo báo Tuổi Trẻ điện tử, ông Ngọ ra lệnh nghiêm ngặt là các địa phương phải áp dụng ưu tiên số một là nước sinh hoạt cho người, rồi thứ đến mới tới súc vật và cây trồng. Vẫn theo tin này địa phương được yêu cầu phải xuất ngay lương thực dự trữ chuyển về các vùng khô hạn nặng, để cứu đói cho nhân dân.

Một trong các vấn đề được đặt ra là cần có biện pháp chia xẻ nguồn nước một cách công bằng, không để người giàu có tiền bạc và phương tiện có thể bơm nước tưới cà phê, trong khi người dân không có nước để uống.

Bao nhiêu tháng nay không có một giọt mưa. Nhiều nhà họ không ăn tết để lo cứu cây cà phê…có lúc chặn suối tích được ít nước, thì họ mang máy ra bơm...

Việc tranh thủ nước tưới để cứu cây cà phê được một nông dân ghi nhận:"Bao nhiêu tháng nay không có một giọt mưa. Nhiều nhà họ không ăn tết để lo cứu cây cà phê…có lúc chặn suối tích được ít nước, thì họ mang máy ra bơm."

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc báo cáo thực tế với ông Lê huy Ngọ rằng, khoảng 53 ngàn hộ gia đình bao gồm 260 ngàn nhân khẩu ở 81 xã của tỉnh hiện đang lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Con số vừa nói đang gia tăng nhanh vì các nguồn nước ngày càng cạn kiệt.

Mất mùa liên tiếp

Chỉ riêng ở Đắc Lắc khoảng 250 ngàn người thiếu đói vì mất mùa, 94 ngàn héc ta cà phê bị mất trắng chưa kể gần 8.500 hécta lúa và hoa màu khác.

Giới chức Hiệp Hội Cà Phê Cacao Việt Nam, ông Đòan Triệu Nhạn từng nêu ra thực tế mất mùa hai vụ cà phê liên tiếp: "Vụ này thiệt hại vì hạn hán kéo dài, nhưng vụ sau cũng mất tức hai vụ liên tiếp. Vì nếu không có mưa cây cà phê bị ảnh hưởng ra hoa và đậu quả."

Vụ này thiệt hại vì hạn hán kéo dài, nhưng vụ sau cũng mất tức hai vụ liên tiếp. Vì nếu không có mưa cây cà phê bị ảnh hưởng ra hoa và đậu quả.

Theo một báo cáo của Cục Thủy lợi, trận hạn hán đang kéo dài hiện nay làm hơn nửa triệu người thiếu đói và hơn một triệu người thiếu nước sinh hoạt, hàng trăm ngàn gia súc phải nuôi cầm chừng vì thiếu lương thực và nước uống. Cục Thủy Lợi ghi nhận thực tế phần lớn các hồ chứa đã xúông dưới mực nước chết hoặc cạn trơ đáy.

Người dân ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai đều thiếu nước sinh hoạt. Dân chúng dè sẻn từng ca nước để uống, chứ không nói tới việc tắm rửa.

Trận hạn hán hiện nay có thể còn kéo dài từ 1 tháng rưỡi tới hai tháng nữa, theo như dự báo của các chuyên gia khí tượng.

Không hiểu trong vai trò chống hạn hiện nay, cựu bộ trưởng Lê Huy Ngọ sẽ giảm nhẹ được thiệt hại cho dân chúng hay không, liệu ông có thực sự mang được tiền gạo cứu trợ và nước cứu khát đến với hàng triệu người dân vùng hạn.