Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những tiêu chí của EU (Phần 2)


2006.01.23

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Trong sự hội nhập, sau vụ kiện bán phá giá cá Basa vào thị trường Hoa Kỳ, nay Việt Nam tiếp tục phải đứng trước những thử thách mới về việc bán phá giá da giày vào thị trường Liên Hiệp Âu Châu.

shoe_economic200.jpg
EU cho rằng Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường. AFP PHOTO

Nếu phán quyết cuối cùng của EU là trừng phạt Việt Nam thì hậu quả sẽ đến với các doanh nghiệp và thị trường lao động tại Việt Nam ra sao. Các cơ quan liên bộ đã và đang có những chuẩn bị gì. Liệu trong sân chơi chung của nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được điều gì.

Đó là những vấn đề mà Việt Hùng đã đặt ra trong câu chuyện với người đại diện cho hơn 150 doanh nghiệp thuộc Hiệp Hội Da Giày thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục phần hai cuộc nói chuyện, ông Diệp Thành Kiệt đưa ra cái nhìn:

“Theo chúng tôi, việc Liên Minh Châu Âu đưa ra 3 điểm vừa là kết luận thì 5 tiêu chí đối với nền kinh tế thị trường, theo quan điểm của Liên Minh Châu Âu, việc đưa ra quyết định đó chắc chắn cũng sẽ khó mà rút lại. Chỉ có một điều duy nhất là trong 5 tiêu chí đấy thì tiêu chí “doanh nghiệp bán dưới giá thành”, việc này thì Liên Minh Châu Âu không chứng minh được.

Do đó, việc đại diện cho chính phủ Việt Nam đưa ra lời kêu gọi tại Brussel là hợp tình hợp lý. Tại vì thật ra, nếu xét theo tiêu chuẩn của Châu Âu thì, nói một cách nào đấy, thì chúng ta không đáp ứng được các tiêu chí của nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên xét cụ thể ở ngành giày dép là bản thân ngành thì không có việc bán phá giá, dù cố ý hay vô tình, đều không có việc bán phá giá. Cho nên việc kêu gọi Liên Minh Châu Âu chúng tôi cho là cần thiết, trước khi họ đưa ra quyết định sau cùng.”

(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.