EU kiện Việt Nam bán phá giá hàng mặt hàng da giày
2005.09.16
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
Mới đây, EU đã chính thức khởi kiện Việt Nam bán phá giá hàng mặt hàng da giày. Tiến trình khởi kiện hiện nay ra sao? Bao nhiêu công ty Việt Nam nằm trong danh sách điều tra và tại sao lần này Việt Nam phải thành lập một Uỷ Ban Ðối Phó Chống Phá Giá.

Mời quí vị theo dõi trong câu chuyện giữa Việt Hùng với Phó Chủ tịch Hội Da Giày thành phố Hồ Chí Minh là ông Diệp Thành Kiệt, thành viên Ủy Ban Ðối Phó Chống Phá Giá. Trước tiên ông Kiệt cho biết về diễn tiến khởi kiện của EU hiện nay:
Diệp Thành Kiệt: Hiện nay thì Ủy Ban EU chuẩn bị cử người sang điều tra. Ðối với tất cả những cuộc chống phá giá người ta sẽ đi từng bước. Ðầu tiên họ sẽ đưa đơn khởi kiện, rồi sau đó những người bị đơn sẽ tiến hành động tác kê khai 2 mẫu đơn của EU, gửi cho bên nguyên đơn là EU, rồi sau đó EU sẽ chọn các doanh nghiệp để tiến hành điều tra.
Hiện nay việc chọn các doanh nghiệp điều tra thì đã xong, có 8 doanh nghiệp được chọn để điều tra. Trong số 8 doanh nghiệp này có 4 công ty là có vốn đầu tư nước ngoài và 4 doanh nghiệp là có vốn đầu tư trong nước.
Công việc thứ hai đó là chọn quốc gia để mà tham chiếu. Ban đầu EU chọn Brazil làm quốc gia tham chiếu (Analog Country) trong vụ khởi kiện này, nhưng mà giá thành của Brazil khá cao, cho nên chúng tôi đề chọn một trong hai quốc gia đó là hoặc Indonesia, hoặc Thái Lan.
Nhưng, có điểm bất lợi khi chúng tôi liên hệ với Indonesia thì vốn là bị mất nhiều đơn hàng vào EU với Trung Quốc và Việt Nam cho nên đây là cơ hội để Indonesia tìm lại thị trường nên thái độ không mấy tích cực, tỏ ra không hợp tác, cho nên chúng tôi đã chọn Thái Lan và được EU chấp thuận.
Hiện nay thì chúng tôi đang chờ danh sách các công ty của Thái là công ty nào mà EU chọn để tham chiếu giá, cho đến nay thì EU chưa gửi.
Việt Hùng: Các ông có bất ngờ khi EU khởi kiện Việt Nam bán phá giá hay không ?
Diệp Thành Kiệt: Chúng tôi không bất ngờ, nhưng... (Xin theo dõi toàn bộ trong phần âm thanh)
Vừa rồi là lời ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Da Giày thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Ủy Ban Ðối Phó Chống Phá Giá. Công việc chuẩn bị của các doanh nghiệp trong nước ra sao, vai trò của chính phủ Việt Nam trong vụ kiện này như thế nào?
Liệu Việt Nam đã rút được kinh nghiệp và bài học gì qua vụ kiện cá Basa mới đây để đối phó với vụ kiện này, đó sẽ là những vấn đề được đề cập đến trong câu chuyện mà người đại diện Hội Da Giày thành phố Hồ Chí Minh là ông Diệp Thành Kiệt dành cho Ðài Á Châu Tự Do, mời quí vị nhớ đón nghe.
Những bài liên quan
- Công ty Biti’s thành công trong việc thâm nhập thị trường Trung Quốcs
- Việt Nam đăng ký bảo hộ nước mắm Phú Quốc tại Châu Âu
- Trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc sử dụng chất kháng sinh khi nuôi cá basa
- Thị trường cá basa trong nước biến động
- Phỏng vấn viên chức Văn phòng báo chí FDA về vụ cá basa của Việt Nam
- Toà án hành chánh, giải pháp tốt nhất cho những khiếu nại của người dân
- Người dân đổ xô nộp đơn khiếu kiện việc đền bù giá đất quá thấp
- Phản ứng trong nước trước tin Hoa Kỳ cấm bán cá basa Việt Nam
- Việt Nam cấm sử dụng 11 loại kháng sinh khi nuôi trồng thủy sản
- Lệnh cấm bán hải sản nhập khẩu từ Việt Nam không liên quan đến việc an toàn sức khoẻ
- Ba tiểu bang Hoa Kỳ cấm hải sản nhập khẩu từ Việt Nam
- Việt Nam tổ chức festival cà phê đầu tiên
- Hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội trên thị trường thế giới
- Nông dân trồng cao su và nhà nước đều trúng đậm (II)
- Nông dân trồng cao su và nhà nước đều trúng đậm (I)