Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Người ta còn nhớ, sau khi Liên Xô quyết định cổ phần hóa hàng loạt công ty quốc doanh để chuyển sang kinh tế thị trường, thì hầu như ngay lập tức xuất hiện một tầng lớp cực kỳ giàu có mà không ít trong số này trở thành tỷ phú của Nga hiện nay. Họ giàu lên từ việc mua bán gian lận cũng như qua mặt nhà nước trong việc cổ phần hóa.

Hiện nay, tại Việt Nam có những tài sản kếch sù bỗng nhiên rẻ rúng khi qua tay của các quan tham, dự báo một bài học sắp lặp lại từ quá khứ đã làm dư luận báo chí trong nước bức xúc trong những tháng vừa qua. Mặc Lâm phỏng vấn Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh một chuyên gia kinh tế hiện cố vấn cho Bộ Kế Hoạch Đầu Tư về vấn đề này, mời quý vị theo dõi.
Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ mấy lúc gần đây dư luận báo chí đặc biệt quan tâm tới tình trạng nhũng lạm trong cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh và tình trạng này xem ra khó thể chấm dứt trong thời gian sắp tới, là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.
Tiến Sĩ nhận định vấn đề này ra sao, đặc biệt là trong thời gian tới nhà nước sắp cổ phần hóa một loạt các cơ sở quốc doanh?
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: Cổ phần hóa là một chủ trương đúng đắn và cần thiết lẽ ra phải làm nhanh hơn, theo nghị quyết của đại hội đảng lần thứ 9 thì cho tới năm 2005 cơ bản việc cổ phần hóa phải hoàn thành. Bây giờ là năm 2007 thì chúng ta lại đặt mục tiêu là năm 2010.
Cho đến nay thì đã cổ phần hóa được 3.400 doanh nghiệp nhà nước, với tổng số vốn khoảng 17- 18% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề cổ phần hóa là một cuộc bán một cái sản phẩm nhưng rất phức tạp cho những người mua. Mục tiêu của cổ phần hóa là làm cho doanh nghiệp mạnh lên, mà muốn mạnh lên thì phải đầu tư thêm tiền bạc và phải có thêm chất xám về quản lý.
Cho đến nay các doanh nghiệp cổ phần hóa nói chung có thành công hơn trước khi được cổ phần hóa. Nhưng như ông đã nói cổ phần hóa ở Việt Nam có mấy vấn đề mà công luận hết sức bức xúc.
Cho đến nay thì đã cổ phần hóa được 3.400 doanh nghiệp nhà nước, với tổng số vốn khoảng 17- 18% tổng tài sản của các doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề cổ phần hóa là một cuộc bán một cái sản phẩm nhưng rất phức tạp cho những người mua. Mục tiêu của cổ phần hóa là làm cho doanh nghiệp mạnh lên, mà muốn mạnh lên thì phải đầu tư thêm tiền bạc và phải có thêm chất xám về quản lý.
Một là không công khai, việc bán cổ phần cho các công nhân trong doanh nghiệp, trong số khoảng 30% của người được mua cổ phần thay vì là công nhân thì như việc cổ phần hóa khách sạn Phú Gia, Tràng Tiền hay Bánh Tôm Hồ Tây...sắp tới đây những công ty này được ghi danh trên thị trường chứng khoán, lúc đó giá cổ phần có thể nâng lên gấp 10 hay gấp 30 lần, thế nên số tiền lãi rất lớn.
Mặc Lâm: Thưa ông để tránh tình trạng không minh bạch này thì nhà nước có biện pháp trước mắt là gì?
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: Tôi thấy cái vấn đề quan trọng nhất là phải công khai minh bạch và nói rõ ai được mua, mua theo cách nào, và những người đã mua giá cổ phần của nhà nước quá rẻ như vậy liệu có được công khai hay không? Thứ hai thì phải có một quá trình đánh giá, đưa ra cổ phần hóa theo đúng quy chế của kinh tế thị trường.
Mặc Lâm: Hiện nay phương pháp cổ phần hóa như thế nào, có trọng tài kinh tế hay ủy ban tài chính nhà nước tham gia hay không?
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện nay phương pháp cổ phần hóa là đưa ra hai loại, một là cổ phần hóa kể cả đất, hai là cho doanh nghiệp thuê lại cái đất đó mà không phải trả tiền, đương nhiên phần lớn sẽ chọn phương án thứ hai vì vậy giá trị của họ rất thấp. Cho đến khi cổ phần hóa rồi họ cho thuê lại cái đất đó hay kinh doanh trên miếng đất này
Mặc Lâm: Vấn đề này xem ra rất dễ thấy vậy thì tại sao nhà nước lại không thấy hay có một vấn đề gì che mất tầm nhìn của các cơ quan chức năng?
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ là nhà nước cũng đã biết vấn đề này, nhưng vấn đề ở đây là có những lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ mà cần có một áp lực đủ mạnh của công luận thì mới có thể giải tỏa. Cho đến nay những người mua cổ phần của công ty khách sạn Phú Gia, Tràng Tiền hay bánh tôm Hồ Tây vẫn không được công luận biết đến.
Mặc Lâm: Có một phương án rất hiệu quả để đối phó với tình trạng này là nhà nước trực tiếp công khai việc cổ phần hóa trên thị trường, nhưng lực cản nào làm cho việc này không thể thực hiện được trong thời gian vừa qua?
Tôi thấy cái vấn đề quan trọng nhất là phải công khai minh bạch và nói rõ ai được mua, mua theo cách nào, và những người đã mua giá cổ phần của nhà nước quá rẻ như vậy liệu có được công khai hay không? Thứ hai thì phải có một quá trình đánh giá, đưa ra cổ phần hóa theo đúng quy chế của kinh tế thị trường.
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi biết thì nhà nước cũng có nghĩ đến việc này và sắp thuê tư vấn nước ngoài để làm việc này. Tôi hy vọng sau khi công luận lên tiếng về những việc vừa nói thì chính phủ sẽ có những cải tiến.
Gần đây có những công ty dời bán cổ phần cho những cổ đông đối tác chiến lược, theo ngôn ngữ dân gian là những bồ ruột, những người thân quen của họ, với một cái giá rẻ chỉ bằng một phần ba so với giá bán cho cán bộ công nhân viên chức, diều này chính phủ cũng có ngăn chặn sau khi công luận lên tiếng.
Tôi hết sức ngạc nhiên tại sao lại có những người ngang nhiên thách thức dư luận và xâm phạm vào tài sản quốc gia một cách trắng trợn như vậy.
Mặc Lâm: Có thể họ công khai như vậy vì họ biết rằng chính quyền Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý ngăn cản việc phạm pháp trong cổ phần hóa và họ cũng biết rằng đây là cơ hội bằng vàng cho họ đánh cắp tài sản quốc gia khi nhà nước chưa kịp tiêu chuẩn hóa việc cổ phần hóa?
Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi biết thì đã có rất nhiều dự án để trợ giúp cho Việt Nam. Vấn đề là hiểu biết đó đến đâu và lợi ích nhóm lợi ích cục bộ vẫn đang còn rất mạnh.
Tôi không nghĩ đây không phải là vấn đề người ta không hiểu biết nhưng đây là vấn đề lợi ích. Chừng nào mà lợi ích cá nhân còn vượt qua lợi ích của công luận thì có lẽ cũng chưa có thay đổi gì. Ta chỉ có thể hy vọng thời gian sắp tới sẽ có tiến bộ mới hơn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn những nhận định của Tiến Sĩ về vấn đề này.