Vì sao người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long không muốn di tản tránh lũ?
2005.09.26
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Hàng năm cứ đến mùa lũ, dân cư sống tại các vùng trũng thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long phải di tản tránh lũ.
Được sự hỗ trợ của trung ương, các chính quyền địa phương xây dựng những vùng thường được gọi là “cụm tuyến dân cư vượt lũ” để đưa bà con vào định cư vĩnh viễn, tránh những thiệt hại gây ra cho tài sản cũng như sinh mạng của đồng bào.
Tuy nhiên trên thực tế, kết quả đưa dân vào những khu này rất thấp, vào khỏang 22%, có nơi chưa đến 9%. Nguyên nhân nào đưa đến tình trạng này? Xin mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn sau đây của Trường Văn.
Trường Văn: Thưa ông, qua phản ánh của báo chí người dân không muốn vào các “cụm tuyến dân cư vượt lũ” vì điều kiện sinh sống tại những nơi này còn nhiều bất tiện, theo ý ông thì các phản ánh này có đúng hay không?
Một người dân: Đúng, tôi ở sát đó mà.
Trường Văn: Ông có thấy có nhiều dân chúng vào khu đó ở chưa?
Một người dân: Chỉ có một số vào ở, một số chưa.
Trường Văn: Ông có thấy trong khu định cư có đầy đủ tiện nghi hay không
Một người dân: Chưa đầy đủ gì hết, điện nước không có, phải đi xuống bờ sông đẩy nước về, cách sông 7, 8 trăm thước.
Trường Văn: Ông có biết tại sao dân không thích vào ở các khu đó không?
Chỗ ở xa chỗ làm ăn, không có ai kêu đi làm mướn. Không có việc làm mà nhét vào chỗ đó cũng như không.
Một người dân: Chỗ ở xa chỗ làm ăn, không có ai kêu đi làm mướn. Không có việc làm mà nhét vào chỗ đó cũng như không. Mùa này chỉ đi bắt ốc bán, mùa nước thì đi giăng câu, giăng lươí, bắt ốc bưu vàng đi bán cho cá ăn. Tháng khô thì đi cắt lúa mướn, làm cỏ.
Trường Văn: Theo chỗ tôi biết thì phần lớn dân ở vùng trũng hầu hết là dân nghèo không có ruộng đất gì cả, lại phải chạy lụt hàng năm như vậy tại sao dân không đi chỗ khác?
Một người dân: Vì bây giờ đâu có chỗ nào ở khác mà đi.
Trường Văn: Trước đây tôm cá nhiều bây giờ tình hình ra sao?
Một người dân: Bằng đầu đũa ăn là bị triệt, dùng điện, mười mấy năm trước tôi từ Cà mau lên ở dưới sông mò một lát ăn không hết, bây giờ không có cá mà mò, hồi trước bắt mười bây giờ chỉ bắt có một.
Một người dân khác ở huyện Châu thành Tỉnh An Giang cho chúng tôi biết là người dân gắn bó với nơi cư ngụ quen thuộc của mình không muốn di chuyển. Bà nói: "Người dân vẫn che chắn ngòai đồng để ở không muốn đi dù phải chịu nạn lũ lụt."
Bà cho biết thêm là một số dân nghèo ở An Giang vẫn khao khát có nơi cư ngụ nhưng tiếc thay việc xây dựng những khu cư trú như thế tại An Giang ít ỏi không bằng Đồng Tháp.
Kết luận là có những vùng nhu cầu dân nghèo cần vào các khu định cư thì nhiều nhưng chính quyền địa phương lại không có khả năng xây dựng các khu định cư trong khi những vùng khác xây dựng khu định cư nhiều nhưng ít người chịu vào ở.
Những bài liên quan
- Bão số 7 với sức gió 130km/h đang trên đường tiến vào các tỉnh ven biển miền Bắc
- Lợi hay hại đối với sản phẩm bao bì tự phân huỷ sinh học
- Cư dân Sài gòn và Hà Nội khiếu nại về nước dùng nhiễm bẩn
- Chính phủ Việt Nam yêu cầu các chính quyền địa phương chuẩn bị đối phó với bão số 7
- Mức lương tối thiểu tăng không theo kịp vật giá thị trường
- Bão số 6 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi
- Bão Katrina và ngập lụt ở New Orleans, Louisiana
- Phản ứng của người dân trước thông tin điện sắp tăng giá
- 7 người thiệt mạng vì mưa bão ở miền Trung và Tây Nguyên
- Hàng Giáo phẩm Việt Nam ở Baton Rouge trợ giúp nạn nhân cơn bão Katrina
- Mực nước sông Cửu Long đang dâng lên tới mức báo động
- Thu tiền nước sạch, bán nước bẩn: Trách nhiệm của Tổng công ty cấp nước ra sao?
- Phỏng vấn ông Arunabha Ghosh của UNDP về tình hình phát triển tại Việt Nam
- 5 viên chức cấp huyện bị khởi tố về tội tham ô trong các chương trình trợ giúp người nghèo
- Cộng đồng Mỹ gốc Việt ở Houston giúp đỡ đồng hương nạn nhân của trận bão Katrina
- Ảnh hưởng giá xăng dầu tăng đến sinh hoạt của người dân Sài Gòn
- Ảnh hưởng của bão Katrina đối với nền kinh tế nước Mỹ
- Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh
- Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người dân trong nước
- Nhiều bờ bao sông ngòi ở khu vực Sài Gòn có nguy cơ bị sạt lở