Phỏng vấn Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger của tổ chức IPCC, khôi nguyên Giải Nobel Hòa Bình 2007
2007.11.02
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Hai tuần trước đây, Giải Nobel Hòa Bình 2007 được trao cho Cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Al Gore và Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Thay Ðổi Khí Hậu Của Liên Hiệp Quốc, thường được gọi tắt là IPCC.
Thông cáo của Ủy Ban Nobel cho thấy Phó Tổng Thống Gore và IPCC được trao giải nhờ những nỗ lực tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người về sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Riêng với IPCC, Ủy Ban Nobel ca ngợi những cuộc nghiên cứu khoa học đã được thực hiện với mục đích đặt nền móng cho các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề trái đất đang nóng dần lên, đưa ra lời báo động nghiêm chỉnh về những hiểm họa sẽ xảy ra, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của con người hiện nay cũng như trong tương lai.
Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Thay Ðổi Khí Hậu, hay IPCC, được Liên Hiệp Quốc thành lập vào năm 1988, giữ nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp thông tin, soạn thảo các bản phúc trình chuyên môn cho các nhà hoạch định chính sách của mọi quốc gia về vấn đề thay đổi khí hậu.
Ủy Ban quy tụ hàng trăm khoa học gia, làm việc dưới sự lãnh đạo của Giáo Sư Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger, vị khách mời đặc biệt của Ban Việt Ngữ tuần này.
Tiến Sĩ Holger được thế giới biết đến và ca ngợi qua các công trình nghiên cứu khoa học mà ông thực hiện trong suốt 2 thập kỷ qua, và gần đây, ông là tác giả hoặc đồng tác giả tất cả những bản phúc trình nói về sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Chính các công trình nghiên cứu này cộng với sự vận động không ngừng nghỉ của Liên Hiệp Quốc đã giúp ICPP lãnh khôi nguyên hòa bình 2007.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiên, và chúng tôi xin được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ “Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần”.
Nguyễn Khanh: trước hết, mặc dù biết không phải là người đầu tiên nhưng cũng không muốn là người cuối cùng chúc mừng Tiến Sĩ và Ủy Ban vừa đoạt Nobel 2007.
Ðiều đang được tranh luận là tại sao khí hậu toàn cầu thay đổi, chứ không còn phải là khí hậu có thật sự thay đổi hay không. Tôi biết cuộc tranh luận còn kéo dài, còn cần nhiều giả thuyết và những cuộc nghiên cứu khoa học quy mô hơn, trước khi chúng tôi có thể thuyết phục được mọi người.
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: thay mặt cho Ủy Ban, tôi xin cám ơn ông.
Nguyễn Khanh: vẫn còn có người bảo kết quả những cuộc nghiên cứu khoa học mà Ủy Ban đã thực hiện cũng như lời cảnh báo về khí hậu toàn cầu đều không đưa ra được các bằng chứng cụ thể. Trước chỉ trích như thế, Giáo Sư và các chuyên gia đang làm việc trong Ủy Ban nghĩ gì? Ủy Ban trả lời những chỉ trích này như thế nào?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: cũng giống như chuyện thường xảy ra trong đời sống hàng ngày, không phải chuyện gì cũng có thể rõ rệt như trắng với đen. Các cuộc nghiên cứu, những dữ kiện chúng tôi đưa ra và phúc trình cho thế giới chỉ nhằm cho thấy quả thật khí hậu toàn cầu đang thay đổi, thay đổi ở thượng tầng khí quyển, cũng như thay đổi ở trên mặt đất và tất cả điều này ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta, từ cách sống cho đến tâm lý.
Các bằng chứng mà Ủy Ban chúng tôi đưa ra đều là thật, được ghi nhận dưới cái nhìn của các nhà khoa học trong khoảng thời gian 15, 20 năm vừa qua. Tôi xin đơn cử một thí dụ: ở thế kỷ 20, mực nước biển tăng 18cm, và ngay lúc tôi đang nói chuyện với ông đây, có lẽ vẫn đang tăng. Chúng tôi dự đoán trong thế kỷ này, sẽ tăng thêm từ 17 đến 52cm nữa. Tại sao nước biển tăng? Câu trả lời là vì những tảng băng đang tan thành nước. Tại sao vậy? Câu trả lời là vì khí hậu nóng dần lên. Ðó là những điều không thể chối cãi được.
Ðiều đang được tranh luận là tại sao khí hậu toàn cầu thay đổi, chứ không còn phải là khí hậu có thật sự thay đổi hay không. Tôi biết cuộc tranh luận còn kéo dài, còn cần nhiều giả thuyết và những cuộc nghiên cứu khoa học quy mô hơn, trước khi chúng tôi có thể thuyết phục được mọi người.
Tôi xin được nói rõ: thuyết phục về nguyên nhân khiến khí hậu thay đổi, chứ không phải thuyết phục là khí hậu đang thay đổi. Ðang thay đổi thì, theo tôi hiểu, mọi người đều đồng ý, còn nguyên nhân tạo nên sự thay đổi thì chưa.
Phương cách giải quyết
Nguyễn Khanh: một trong những lập luận được nói đến là các khí nhà kính mà quan trọng nhất là khí CO2 đang khiến khí hậu mặt đất ấm dần. Nói đến khí carbonic là phải nói đến lượng than đá các nước đang dùng chạy các nhà máy kỹ nghệ. Thưa Giáo Sư, chắc ông cũng biết than đá vừa nhiều lại vừa rẻ…
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: có rất nhiều cách để giải quyết. Kiểm soát lượng khí thải và lọc khí thải là hai giải pháp đang được nói đến và bắt đầu được thử nghiệm ở các dàn khoan dầu. Cả hai đều tốn kém, nhưng nếu tính về lâu về dài thì thà tốn kém bây giờ còn hơn bị thiệt hại nặng nề hơn trong tương lai. Ðương nhiên chưa có phương cách nào để giảm hết lượng carbonic thải ra, nhưng giảm bớt được chừng nào hay chừng nấy.
Tôi nhớ lại thời gian đầu khi yêu cầu chỉ sử dụng xăng không chì, thì điều này cũng gây tranh cãi. Sau đó, nhiều quốc gia lại áp dụng chế độ lọc khói, cũng tạo thành tranh cãi. Ðến giờ thì ai nấy đều quen rồi, điển hình là tại ở các nước công nghiệp, khi mua xe là người sử dụng biết phải đi kiểm tra định kỳ hệ thống lọc khói, và hầu như chẳng ai than phiền nữa.
Nếu nhìn rõ hơn những gì liên quan đến vấn đề môi trường ở nước Mỹ, ông sẽ thấy chính phủ các bang lại có cái nhìn thoáng hơn là chính quyền liên bang. Riêng với giới khoa học chúng tôi, chúng tôi ước mong Hoa Kỳ làm hơn nữa. Rất tiếc, ước mong của chúng tôi vẫn chưa trở thành sự thật.
Nguyễn Khanh: theo tôi hiểu thì từ nay đến năm 2012, Trung Quốc sẽ xây dựng thêm chừng 650 nhà máy kỹ nghệ chạy bằng than. Ủy Ban của quý ông kêu gọi mọi quốc gia phải thận trọng, nhưng những nước như Trung Quốc chẳng hạn, nồi cơm của người dân là mối lo hàng đầu của các nhà lãnh đạo. Ðó cũng là quan điểm của chính phủ Ấn Ðộ. Quan điểm của Giáo Sư và của Ủy Ban về việc này như thế nào?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: Trung Quốc và Ấn Ðộ là những nước đông dân, và cũng là những nước có mức phát triển kinh tế thuộc hàng cao nhất thế giới. Để duy trì mức phát triển đang đạt được, họ sẽ dùng tất cả mọi nguồn nhiên liệu, từ than đá, hơi đốt cho đến hạt nhân.
Tuy nhiên, một trong những điều chúng tôi sẽ trình bày ở Hội Nghị Quốc Tế Bali sắp tới, là làm sao khuyến khích các nước đang cần phát triển áp dụng kỹ thuật mới, để có thể giảm bớt lượng carbon thải ra từ các nhà máy mà vẫn không ảnh hưởng đến mức phát triển kinh tế hàng năm.
Ðó là một đề tài quan trọng sẽ được Liên Hiệp Quốc trình bày trước Hội Nghị vào tháng tới ở Bali. Hiện giờ, Hoa Kỳ, EU đã đồng ý cấp ngân khoản để thực hiện các cuộc nghiên cứu kỹ thuật, và những kỹ thuật mới sẽ được chia xẻ với các nước như Ấn Ðộ, Trung Quốc, để có thể tiến đến mục tiêu sẽ đặt ra là ngăn chận tối đa các nguyên nhân đang gây nên tình trạng khí hậu mặt đất ấm dần.
Nguyễn Khanh: Liệu Ủy Ban hay chính Liên Hiệp Quốc có thể đảm bảo với các nước là nếu áp dụng các biện pháp chống lại hiện tượng nhà kính, mức phát triển kinh tế của họ sẽ không giảm không? Ông đừng quên là Hoa Kỳ cũng không đồng ý thi hành Hiệp Ðịnh Kyoto.
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: câu hỏi ông đặt ra làm tôi nhớ ngay đến nhưng tranh cãi đang xảy ra ngay trên nước Mỹ, là nếu áp dụng các biện pháp do Uỷ Ban chúng tôi đề nghị thì mức phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Hoa Kỳ đặt câu hỏi như thế, và Trung Quốc lẫn Ấn Ðộ nắm bắt lấy ngay cơ hội, đưa ra những lập luận với ngụ ý nói rằng chính Mỹ còn phải lo thì huống hồ gì các nước như chúng tôi.
Theo tôi đây là một thử thách rất lớn về mặt ngoại giao. Tất cả các quốc gia đều biết họ có trách nhiệm phải chia sẻ những khó khăn đang xảy ra ở cấp toàn cầu, như chuyện khí hậu đang thay đổi, đang ấm dần, nhưng đồng thời các nước đang phát triển vẫn cứ chờ những quốc gia công nghiệp đi bước trước. Ðây là một thử thách lớn, và thuộc lãnh vực chuyên môn của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp, cá nhân tôi không có thẩm quyền để trả lời.
Chính phủ Hoa Kỳ
Nguyễn Khanh: ông cũng mới nhắc đến nước Mỹ. Chính Phủ Hoa Kỳ đương thời có làm những gì cần làm để bảo vệ trái đất không?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: không. Hoa Kỳ có thể làm hơn nữa. Tôi tin rằng khi có một Chính Phủ mới, lúc đó có thể Washington sẽ thay đổi quan điểm về hiện tượng nhà kính, và sẽ thực hiện sát với những đề nghị Ủy Ban chúng tôi đưa ra.
Nếu nhìn rõ hơn những gì liên quan đến vấn đề môi trường ở nước Mỹ, ông sẽ thấy chính phủ các bang lại có cái nhìn thoáng hơn là chính quyền liên bang. Riêng với giới khoa học chúng tôi, chúng tôi ước mong Hoa Kỳ làm hơn nữa. Rất tiếc, ước mong của chúng tôi vẫn chưa trở thành sự thật.
Nguyễn Khanh: vài ngày trước đây tại một cuộc hội thảo cấp vùng tổ chức ở Malaysia, nước chủ nhà nói tất cả mọi nước ASEAN đều muốn tham gia vào kế hoạch bảo vệ mặt đất nhưng rất tiếc, phần đông không có điều kiện. Làm sao giải quyết được khó khăn này?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: như tôi đã nói, tất cả mọi quốc gia đều phải chia sẻ trách nhiệm này. Các nước công nghiệp từng thải một lượng carbonic khổng lồ vào bầu khí quyển, nên khó có thể bảo các nước đang phát triển đừng làm như mình đã làm. Theo ý riêng của tôi, trách nhiệm của những nước tân tiến là phải chia sẻ kỹ thuật với các nước nghèo khác, để những nước này có cơ hội tiến, có cơ hội phát triển kinh tế mà không gây hại cho môi trường toàn cầu như các thế kỷ trước.
Lạc quan cũng có, bi quan cũng có. Ðôi lúc sau khi nghe các nhà chính trị giải thích, tôi thấy có hy vọng, nhưng sau đó mới biết là chuyện vẫn chưa đi đến đâu cả. Cách tôi vẫn làm là cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện, hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp như mình mong đợi.
Nguyễn Khanh: thế một người bình thường như tôi có thể đóng góp gì cho chương trình?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: tất cả mọi người đều có thể đóng góp phần của mình. Nếu có khả năng mua xe, không nhất thiết phải mua chiếc xe cỡ lớn, chạy hao xăng, phun nhiều khói. Nếu có cơ hội mua một chiếc tủ lạnh, xin đừng mua cái quá to mà nhà mình không cần.
Ở những nước tân tiến, người dân được kêu gọi đừng vặn máy lạnh quá lạnh, đừng vặn máy sưởi quá nóng. Ở nhà cũng như ở sở làm, xin nhớ đừng để đèn sáng cả ngày lẫn đêm. Ðó là những thí dụ nhỏ trong số hàng ngàn việc mà một cá nhân như ông và tôi đều có thể làm để góp phần bảo vệ trái đất.
Lạc quan và bi quan
Nguyễn Khanh: trở lại với hội nghị quốc tế về môi trường sẽ nhóm họp vào tháng tới tại Bali. Sau chuỗi thất bại Kyodo, ông mong đợi gì ở hội nghị lần này?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: trong tôi đang có hai ý nghĩ khác nhau. Thứ nhất là tôi hy vọng tất cả các nước tham dự đều cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa, và đồng ý với một kế hoạch chung sẽ triệt để áp dụng từ năm 2012. Mặc khác khi nhìn vào thực tế chính trị, tôi lại nghĩ điều mình mong đợi chắc không được đâu.
Nguyễn Khanh: nếu vậy, xin hỏi Giáo Sư là mỗi tối khi tắt đèn đi ngủ và sáng dậy khi mở cửa nhìn bầu trời, Giáo Sư lạc quan hay bi quan hơn ngày hôm trước?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: lạc quan cũng có, bi quan cũng có. Ðôi lúc sau khi nghe các nhà chính trị giải thích, tôi thấy có hy vọng, nhưng sau đó mới biết là chuyện vẫn chưa đi đến đâu cả. Cách tôi vẫn làm là cầu nguyện và tiếp tục cầu nguyện, hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp như mình mong đợi.
Nguyễn Khanh: câu hỏi cuối. Lúc nghe báo tin Ủy Ban được trao Giải Nobel Hòa Bình 2007, cảm tưởng của Giáo Sư như thế nào?
Tiến Sĩ Hans-Rogner Holger: lúc đó tôi không nói được nên lời, vì không thể ngờ Ủy Ban Liên Chính Phủ Về Thay Ðổi Khí Hậu lại được vinh dự lớn đến như thế. Nhưng phải nói thật với ông là tôi cũng không dấu được cảm xúc vui mừng và hãnh diện.
Gác điện thoại, tôi nghĩ ngay đến nhưng bạn đồng nghiệp, những người quên cả gia đình, quên cả bản thân của chính họ để làm ngày làm đêm, thực hiện các cuộc nghiên cứu mà chúng tôi trình bày với mọi người trong những bản phúc trình, để báo động cũng như nâng cao nhận thức của mọi người về sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Chúng tôi hãnh diện về việc mình làm và hãnh diện với giải thưởng được nhận lãnh.
Nguyễn Khanh: xin cám ơn Giáo Sư Tiến Sĩ Holger.
Các tin, bài liên quan
- 3 giáo sư người Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2007
- Tình hình cuộc tranh đấu của người dân Miến Ðiện
- Sáu năm sau ngày biến cố 11 tháng Chín, những gì đã và đang xảy ra?
- Mặc dù bị đàn áp, các cuộc biểu tình của người dân Miến Ðiện lan rộng hơn
- Luật mới của Trung Quốc về các tu sĩ Phật Giáo Tây Tạng đầu thai sau ngày viên tịch
- Việt Nam mong đợi gì ở Tân Ðại Sứ Mỹ Michael Michalak ?
- Mối lo Trung Quốc và bài toán Việt Nam phải tìm cách giải
- Vai trò của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đối với những ưu tư của đồng bào
- Trận tứ kết ASIAN CUP 2007 giữa Việt Nam và Iraq