Gia Minh, phóng viên đài RFA
Hoả hoạn là mối đe dọa lớn, đặc biệt tại những thành phố đông dân ở Việt Nam. Tại những nơi đó rất nhiều nhà cửa, công sở, xưởng sản xuất chưa được xây dựng theo đúng chuẩn chống cháy.

Thế rồi, các phương tiện chữa cháy và đội ngũ chuyên môn lính cứu hoả thiếu thốn. Trước tình hình đó, một số nhà phát minh trong nước chuyên tâm nghiên cứu sản sản xuất ra các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phục vụ thị trường nội địa.
Trong Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này, mời quí vị nghe anh Phan Trọng Nghĩa, người cùng bố mình tham gia làm ra chiếc máy chữa cháy tự động nhanh trong vòng ba giây, qua câu chuyện với Gia Minh sau đây:
Gia Minh: Quá trình làm ra máy chữa cháy tự động ra sao?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Trước đây trong quá trình xuất nhập xăng dầu, cần thu hồi hơi xăng nên gia đình phải có một hệ thống chữa cháy, mà lắp đặt một hệ thống hiện đại thì không có kinh phí. Từ đó đưa ra gỉai pháp không cần cấp năng lượng trong qúa trình chữa cháy
Gia Minh: Máy này khác biệt gì so với những hệ thống thường dùng?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Thứ nhất nó có thể đẩy bất cứ chất chữa cháy nào mong muốn đến cho đối tượng như nước, bọt, CO2. Giải pháp của công ty là có thể sử dụng tất cả mọi chất chữa cháy cần cho đối tượng nào .
Gia Minh: Bộ phận nhận biết cháy nào được sử dụng?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Công ty dùng các loại cảm ứng nhiệt, khói, cảm ứng quang của nước ngoài.
Gia Minh: Công ty có sử dụng những loại thiết bị này được sử dụng trong nước? Và có bao nhiêu bộ phận sản xuất trong nước?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Đa số phần cơ khí là những sản phẩm trong nước, còn các linh kiện tự động điều khiển là nhập của khối các nước G7.
Gia Minh: Khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất ra sao?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Thuận lợi là được nhiều nguời ủng hộ, như EVN cho phép đặt tại một máy tại trạm biến áp ở Huế.
Khó khăn là ở Việt Nam đa số những giải pháp mới phải tự làm, lắp đặt chứng minh cho khách hàng thấy như khi trình bày thì nguời ta mới chấp nhận.Thế rồi vốn liếng, đầu tư, công tác đăng ký đều phải tự làm.
Gia Minh: Phía khoa học công nghệ có giúp gì?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Trước đây ít quan hệ; nhưng nay có quan hệ thì bên Khoa học công nghệ cũng có giúp cho ít vốn.
Gia Minh: Việc vay vốn nhà nước thế nào?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Vay vốn đều phải thế chấp; chứ ở Việt Nam chưa có tín chấp và quỹ đầu tư mạo hiểm.
Gia Minh: Nay công ty đã có những hợp đồng nào để sản xuất? Trước mắt có một công ty ở Hải Phòng đặt hàng.
Gia Minh: Giá thành một máy bao nhiêu?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Giá chỉ khoảng 80% máy chữa cháy bơm bằng nước; nhưng có khả năng rẻ hơn.
Gia Minh: Các đơn vị phòng cháy chữa cháy các tỉnh thành có đến đặt hàng chưa?
Anh Phan Trọng Nghĩa:Chưa có, nhưng có thể do mình không quảng cáo.
Gia Minh: Diện tích cần để lắp đặt máy?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Toàn bộ thiết bị máy lắp ráp ở Huế đặt trong một container 20 feet.
Gia Minh: Vận hành có chỉ dẫn thế nào?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Từ cài đặt đến vận hành đều tự động; muốn biết hệ thống hoạt động ra sao thì có đồng hồ báo. Chế độ bảo hành là một năm và có bảo trì theo định kỳ.
Gia Minh: Việc đăng ký sáng chế thế nào?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Ở Việt Nam thì đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ và đượ cấp bằng năm 2002, Ở Mỹ thì tháng 12 vừa rồi cũng nhận được bằng của Mỹ.
Gia Minh: Quá trình xin cấp bằng ở Mỹ ra sao?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Công ty thông qua công ty Luật Phạm & Liên Danh. Đang ký ở Mỹ phức tạp và lâu. Do mình chưa có kinh nghiệm nên trong văn bản khai mà thiếu một chữ là phải gửi về để sửa đổi. Do mình mới làm lần đầu nên vẫn có sót.
Gia Minh: Sau máy chữa cháy tự động này thì công ty đang ấp ủ kế hoạch sản xuất máy nào khác nữa?
Anh Phan Trọng Nghĩa: Đang hoàn thiện máy thu gom vật liệu rời quét rác, và máy rửa bình gas gia đình.
Vừa rồi là một số trình bày về máy chữa cháy tự động do anh Phan Trọng Nghĩa, người cùng cha mình là kỹ sư Phan Đình Phương thuộc công ty An Sinh ở Đà Nẵng hoàn thành.
Hệ Thống chữa cháy tự động nhanh này đạ được Cục Cảnh Sát PCCC- Bộ Công an cho phép áp dụng. Hội đồng Khoa học Công Nghệ cấp Nhà nước Việt Nam phê duyệt cho phép sử dụng để bão vệ các lại máy biến áp 220- 500kV. Máy cũng được xếp loại bởi Tổ chức Sở hữu Trí Tuệ WIPO và Cơ quan Sáng chế Hoa Kỳ.
Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này, trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.