Gia Minh, phóng viên đài RFA
Xung đột căng thẳng giữa Israel và Lebanon tại Trung Đông khiến giá dầu thế giới tăng cao. Trước tình hình đó, nhiều người Việt Nam cũng quan ngại chính phủ sẽ phải tăng giá dầu, và nỗi lo này lộ rõ suốt những ngày qua. Trong khi đó, giới chức thuộc Bộ Thương Mại thì tuyên bố chưa tăng giá xăng trong nước vào lúc này.

Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cố vấn cao cấp của Bộ Kế họach- Đầu tư về thế 'tiến thóai lưỡng nan' của chính phủ Hà Nội truớc tình thế đó.
Nếu không cho tăng giá thì phải bù lỗ, mà để tăng theo thị trường thì nhiều ngành sản xuất khác cũng gặp khó khăn. Trước hết ông Lê Đăng Doanh nói về chủ trương của chính phủ Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi việc giá xăng dầu Việt Nam phải theo giá thế giới là tình huống bất khả kháng, vì Việt Nam không chủ trương trợ giá xăng, mà chỉ trợ giá cho dầu mazút để chạy các lọai máy kéo thôi. Đây là vấn đề thời gian thì Việt Nam phải điều chỉnh giá xăng dầu.
Gia Minh: Khoản thời gian đó là bao lâu?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Thường chờ khi tiêu thụ hết lô xăng nhập cũ đến khi nhập lượng mới.
Gia Minh: Việc bù lỗ không thể kéo dài lâu và nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, vậy các bước đang được thực hiện cho đến năm 2009 khi Việt Nam phải mở cửa trong lĩnh vực này?
Theo tôi việc giá xăng dầu Việt Nam phải theo giá thế giới là tình huống bất khả kháng, vì Việt Nam không chủ trương trợ giá xăng, mà chỉ trợ giá cho dầu mazút để chạy các lọai máy kéo thôi. Đây là vấn đề thời gian thì Việt Nam phải điều chỉnh giá xăng dầu.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi biết thì các công ty cung ứng xăng dầu Việt Nam đang tích cực để chính đốn lại. Hiện Việt Nam có đến 9 công ty đầu mối nhập khẩu và hệ thống phân phối nên khó cạnh tranh khi các công ty nước ngoài vào đây.
Mặt khác đòi hỏi đầu tư cho kinh doanh xăng dầu phải lớn, nên vào năm 2009 không thể có làm sóng ào ạt đầu tư vào; nên trong thời gian này ngành kinh doanh xăng dầu Việt Nam có thời gian để chuẩn bị.
Gia Minh: Ngoài ngành xăng dầu thì tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng khi gia nhập WTO, ông thấy công tác chuẩn bị cho tình hình cạnh tranh sắp tới ra sao? Liệu khả năng các cơ quan hữu quan giúp cho các ngành có thể vượt qua thời kỳ khó khăn lúc đầu khi gia nhập WTO ra sao?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện nay các doanh nghiệp rất nóng lòng để nắm đầy đủ thông tin. Tôi tin sau kỳ đàm phán đa phương ở Geneva vào ngày 19 này thì họ sẽ có đối sách.
Gia Minh: Doanh giới mong muốn hiểu rõ những cam kết mà nhà cầm quyền ký kết với các nước đối tác, nhất là với Hoa Kỳ, nhưng sao đến nay những văn bản đó vẫn chưa được công khai?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Hiện nay Bộ Thương Mại cho biết là phía Hoa Kỳ có công bố những cam kết giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; nhưng Việt Nam thì chưa thể mà phải chờ phiên đa phương lần này. Hoàn cảnh Việt Nam có khác; nhưng chậm cũng làm các doanh nghiêp sốt ruột.
Gia Minh: Ngoài việc sốt ruột như vậy thì doanh giới thấy thực tiễn họ phải đối đầu?
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Theo tôi thì họ nhìn một cách hiện thực; như các doanh nghiệp trong ngành dệt may là ngành có lợi thế thì cũng không phải là quá lạc quan; họ lạc quan có căn cứ và đang làm việc một cách cần mẫn và có lộ trình nhất định. Họ biết chỗ mạnh chỗ yếu để tận dụng cơ hội và hóa giải thách thức.
Rõ ràng doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ và ít kinh nghiệm và có thế bất lợi nhưng họ vẫn có cách để thâm nhập thị trường nuớc ngoài và thâm nhập thị trường nuớc ngoài.
Hiện có tổ chức nhiều lớp học và họ tham gia chăm chỉ. Khi đã công bố cam kết thì cách tốt nhất là hợp tác với các chuyên gia nuớc ngoài để có phương án kinh doanh thích hợp.
Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ Lê Đăng Doanh.