Đại hội Phật Giáo quốc tế bàn về vai trò của nữ giới trong Phật Giáo
2007.07.20
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Đại hội Phật Giáo quốc tế đang được tổ chức tại Hamburg, Đức Quốc từ ngày 17 đến 20 tháng 7 với sự tham dự của hàng trăm tôn đức, tăng ni, học giả, thuộc nhiều quốc gia Âu, Á, Mỹ, Úc.

Trong chương trình nghị sự, ngoài vấn đề thảo luận về công việc hoàng dương đạo pháp, các đại biểu còn tập trung giải quyết sự khác biệt từ hàng ngàn năm nay giữa nam và nữ tu sĩ Phật Giáo, về giới luật cũng như sự tuyển chọn, phong chức hàng giáo phẩm. Cho đến nay, các nữ tu sĩ Phật Giáo khắp mọi nơi bị đối xử khắc khe, chịu nhiều sự gò bó, ràng buộc hơn các nam tăng sĩ.
Đại hội Phật Giáo Thế giới được tổ chức tại viện đại học Hamburg, Đức Quốc với sự phối hợp của viện đại học Á Phi và kéo dài trong 4 hôm. Ban tổ chức cho hay, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng sẽ có mặt tại hội nghị trong ngày bế mạc, tức hôm thứ 6, 20 tháng 7.
Hịên đã có trên 150 đại biểu hiện diện, gồm các tăng sĩ nam nữ, các nhà nghiên cứu, giáo sư, học giả, thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Họ đến từ các nước như: Thái Lan, Nam Hàn, Đài Loan, Tây Tạng, Sri Lanka, Ấn Độ, Miến Điện, Hoa Kỳ, Australia và một số quốc gia Châu Âu.
Một đại biểu đến từ Việt Nam là thượng tọa Thích Trí Siêu, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về đạo Phật, được mời thuyết trình tại hội nghị.
Trong một chuyến viếng thăm Thụy Sĩ trước đây, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng, mặc dù đã có nhiều cuộc tranh luận về quy chế phong chức Tỳ Kheo Ni tại Tây Tạng, nhưng đến giờ vẫn chưa có quyết định cụ thể và dứt khoát.
Theo ngài thì, đây là một vấn đề hệ trọng cho nên Phật Giáo Tây Tạng không thể tự mình giải quyết được, mà cần có sự góp ý của các Phật Tử trên tòan cầu. Ngài cũng tin tưởng là giới luật áp dụng riêng cho các nữ tu sĩ cẩn phải được sữa đổi cho phù hợp với sự tiến hóa vào thế kỷ 21.
Ban Việt Ngữ chúng tôi liên lạc với viện đại học Hamburg là nơi đang diễn ra đại hội Phật Giáo Thế Giới và được gặp Sư Cô Thích Nữ Tuệ Đàm Nghiêm, Chùa Bảo Quang Linh Tự, một tham dự viên và được vị nữ tu cho biết, diễn đàn đang tập trung thảo luận về những cách thức mang đến sự cân bằng giữa nam và nữ tu sĩ trong Phật Giáo quốc tế.
Theo tài liệu do ban tổ chức đại hội phổ biến thì trong những ngày hội họp các đại biểu chú trọng đến những đề tài như vai trò của nữ giới trong Phật Giáo, cách thức phong chức cho các nữ tu sĩ, xóa bỏ những dị biệt, tạo sự công bằng giữa các tăng sĩ Nam và Nữ.
Trong câu chuyện với phóng viên Đài Á Châu Tự Do chúng tôi, Ni Sư Thích Nữ Trí Hòa, trụ trì Chùa Linh Sơn, Worcester, Massachusetts giải thích sự khác biệt xưa nay trong việc gìn giữ giới luật giữa Nam và Nữ tăng, ni.
Với câu hỏi là có nên san bằng mọi cách biệt giữa Nam, Nữ Tỳ Kheo trong vấn đề giới luật hay không? Ni Sư cho đó là một vần đề rất quan trọng, không thể giải thích ngắn gọn được, tuy nhiên Ni Sư Trí Hòa tin tưởng vào sự sáng suốt của Đức Đạt Lai Lạt Ma, mọi việc sẽ được hoàn mãn. Ni Sư hy vọng đại hội Phật Giáo thế giới sẽ mạng lại nhiều cải tiến đối với tôn giáo này.
Ni Sư cũng cho biết là có giới luật như ”bát kỉnh pháp” chẵn hạng thì không thể giải thích cho người phàm được, mà chỉ là chuyện liên quan đến hàng giáo phẩm:
Tại Trung Hoa, Nam Hàn, Đài Loan và Việt Nam các nữ tu sĩ Phật Giáo có những trách nhiệm và quyền lợi tương tự như nam tăng sĩ, nhưng ở Tây Tạng, Mông Cổ và nhiều nước vùng Nam Á và đông Nam Á khác thì nữ tu sĩ không được xem là ngang hàng với nam tu sĩ mà phải chịu lắm điều thua thiệt, hạn chế, ràng buộc.
Những bài liên quan
- Tranh chấp đất đai giữa Dòng Thánh Giuse và chính quyền TP Nha Trang vẫn còn tiếp diễn
- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo kêu gọi quan tâm đến những người đồng đạo còn đang bị cầm tù
- Nguyên văn bức thư Hòa thượng Thích Thiện Hạnh gửi nhà cầm quyền Huế
- Nhà cầm quyền Việt Nam đe dọa, sách nhiễu và cấm GHPGVNTN tổ chức Đại lễ Phật Đản
- Tìm hiểu về việc 4 tín đồ PGHH bị tuyên án tù vì gây rối trật tự công cộng
- Việt Nam gia tăng đàn áp Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý
- Gia đình ông Trần Văn Hòa, thành viên đảng Dân chủ Nhân Dân, tạm lánh nạn sang Cambodia
- Việt Nam công nhận tôn giáo BaHa’i
- Kết thúc Đại Trai Đàn Chẩn tế Giải Oan kéo dài 3 ngày do Thiền Sư Nhất Hạnh thực hiện