Khánh thành công trình trùng tu bia mộ thuyền nhân tại các đảo Bidong và Galang


2007.03.21

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Một đoàn cựu thuyền nhân Việt Nam đang có mặt tại Malaysia và Indonesia để khánh thành công trình trùng tu bia mộ thuyền nhân cũng như thăm lại các đảo Bidong và Galang, nơi có hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trước kia tá túc để chờ đi định cư ở phương Tây. Thanh Quang tiếp chuyện với một số người trong đoàn.

BidongIsland200.jpg
Tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam trên đảo Bidong. Photo by Thanh Quang/RFA

Trước hết, trưởng đoàn hành hương, ông Trần Đông, cho biết ý nghĩa của chuyến đi lần này:

Để đánh đấu di tích

Ông Trần Đông: Thưa qúy thính giả, mục tiêu của chuyến đi lần này là để khánh thành việc hoàn tất công trình bia mộ thuyền nhân Việt Nam tại Malaysia, nơi có 12 nghĩa trang thuyền nhân Việt Nam.

Như vậy về phương diện vật chất, chúng ta đã hoàn tất một cách tốt đẹp đối với những anh em đồng hội đồng thuyền của chúng ta đã không may nằm lại trên con đường tỵ nạn.

Về mặt tinh thần, trong chuyến đi này chúng tôi cũng đã mời một vị Hoà thượng, 3 Thượng Tọa, một Đại Đức cùng 2 vị Linh Mục để thực hiện các nghi thức về tâm linh.

Trong công trình này, Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam cũng thay mặt cho tất cả cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngọai để đánh dấu di tích của những người đặt bước chân đầu tiên trên con đường đi đến bến bờ tự do, làm di sản cho thế hệ mai sau.

Có hai bia tưởng niệm thuyền nhân – một ở Bidong và một ở Galang - thì đã bị chính quyền địa phương đục bỏ vì phản ứng của Hà Nội do dòng chữ “Tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do.” Chúng tôi không có ý định làm lại những bia tưởng niệm này, nếu nội dung nguyên thủy của nó không được giữ y như cũ.

Thanh Quang: Thưa anh Trần Đông, một cách cụ thể thì trong mấy ngày qua, phái đoàn đã làm những gì ?

Ông Trần Đông: Thưa ngày 17 tháng 3, chúng tôi tập trung ở Singapore và ngày 18 đi vào Malaysia, thực hiện buổi cầu nguyện long trọng ở bang Johor cực nam Malaysia. Hôm qua và hôm nay chúng tôi vào bang Terranganu.

Riêng hôm qua cũng đã thực hiện nghi thức tôn giáo quan trọng ở nghĩa trang khu A cũng như những nghĩa trang ở các khu B, C, D tại bang này. Hôm nay, 20 tháng 3, chúng tôi ra đi đảo Galang ở Indonesia, sau đó tới đảo Bidong và rồi tới một bang phía Bắc của Malaysia.

Bia tưởng niệm thuyền nhân

Thanh Quang: Phái đoàn lần này được khoảng bao nhiêu người?

Ông Trần Đông: Thưa gồm 30 người.

Thanh Quang: Vấn đề bia mộ thuyền nhân có gặp trở ngại nào không ?

Ông Trần Đông: Cho đến giờ này vấn đề thực hiện bia mộ thuyền nhân không gặp trở ngại nào, chỉ có điều là phải chờ đợi khá lâu về thủ tục hành chánh của Malaysia và Indonesia.

Thanh Quang: Thế còn các bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ?

Tôi nghĩ rằng không phải ai cũng may mắn được trở về nơi mình đã từng tạm dung. Cho nên trước tiên tôi muốn chia sẻ sự may mắn của mình với những người không may đã nằm xuống trên bước đường đi tìm tự do.

Ông Trần Đông: Có hai bia tưởng niệm thuyền nhân – một ở Bidong và một ở Galang - thì đã bị chính quyền địa phương đục bỏ vì phản ứng của Hà Nội do dòng chữ “Tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên đường đi tìm tự do.” Chúng tôi không có ý định làm lại những bia tưởng niệm này, nếu nội dung nguyên thủy của nó không được giữ y như cũ.

Thanh Quang: Bộ Du lịch Malaysia dành ngân khoảng 8 triệu mã kim cho việc trùng tu Bidong năm 2007, và hoàn tất 2008. Vấn đề này như thế nào ?

Ông Trần Đông: Hiện chúng tôi cũng chưa có dịp để hỏi chính thức về vấn đề này. Chúng tôi sẽ tường trình cùng quý thính giả về vấn đề này sau.

Thanh Quang: Nhân đây xin anh Trần Đông cho tôi được gặp một vài người trong phái đoàn. Ông Trần Đông: Vâng, đây là anh Hùng từ Úc.

Chia sẻ sự may mắn

Thanh Quang: Chào anh Hùng. Trước đây anh ở trại tỵ nạn nào ?

Anh Hùng: Thưa anh tôi đến trại tỵ nạn Galang vào cuối thập niên 70.

Thanh Quang: Hiện anh Hùng đang có mặt trong chuyến “Trở Về Bến Tự Do”. Anh có nhận xét như thế nào ?

Anh Hùng: Tôi nghĩ rằng không phải ai cũng may mắn được trở về nơi mình đã từng tạm dung. Cho nên trước tiên tôi muốn chia sẻ sự may mắn của mình với những người không may đã nằm xuống trên bước đường đi tìm tự do.

Trước tiên là tôi được gặp gỡ một tổ chức rất là tình người để duyệt lại những giây phút trên đường vượt biển, vượt biên. Và gặp gỡ từ đất tới trời, phần con người sống cũng như phần linh thiêng của con người – những người đã bỏ mình trên đường đi.

Hơn nữa tôi nghĩ tôi trở lại thăm những nơi mà đoàn thuyền nhân mình đặt chân đến lần này để một lần tìm lại cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, cũng như cảm ơn đất nước và còn người ở đó đã cho chúng ta tạm dung trong khi chờ đi định cư ở nước thư ba.

Thanh Quang: Nhân đây xin anh Hùng cho tôi được gặp một cựu thuyền nhân khác.

Linh Mục Bùi Xuân Lý: Vâng, tôi là Linh Mục Bùi Xuân Lý từ Canberra.

Thanh Quang: Kính chào Linh Mục. Trước đây Linh Mục từng tá túc ở trại tỵ nạn nào ?

Linh Mục Bùi Xuân Lý: Tôi đến đảo Bidong năm 1982. Đây là lần đầu tiên tôi hân hạnh được tham gia chuyến hành hương này.

Thanh Quang: Xin Linh Mục cho biết cảm tưởng trong chuyến hành hương này.

Linh Mục Bùi Xuân Lý: Trước tiên là tôi được gặp gỡ một tổ chức rất là tình người để duyệt lại những giây phút trên đường vượt biển, vượt biên. Và gặp gỡ từ đất tới trời, phần con người sống cũng như phần linh thiêng của con người – những người đã bỏ mình trên đường đi.

Nên tôi cảm thấy đây là cơ hội thú vị để liên kết những người còn sống và những người đã qua đời trong cùng một dòng máu Việt Nam. Và sau đó, đây cũng là cơ hội để chúng tôi gặp gỡ nhau, chia sẻ những tâm tình dẫu rằng khác tôn giáo, khác mọi vùng đất nước.

Có những người đến từ Thủy Điển, có những người từ Mỹ, từ Úc, chúng tôi nối lại với nhau thành một đoàn người hành hương đủ ý nghĩa của từng ngày sống.

Chúng tôi đến cùng với tất cả những người đã nằm xuống, những người từng gian khổ trong cuộc hải hành, hay ở rừng sâu núi thẳm, với bao nhiêu những lo âu, những sợ sệt, những đói khổ. Và ngày hôm nay chúng tôi được may mắn đã đi đến đất tự do, còn một số người bạn đồng hương chẳng may phải nằm xuống.

Thanh Quang: Cảm ơn Linh Mục rất nhiều. Xin cho chúng tôi được gặp lại trưởng đoàn Trần Đông.

Cầu nguyện cho những người bất hạnh

Hoà Thượng Thích Huyền Tôn: Vâng thưa anh Thanh Quang, đây là Hoà Thượng Thích Huyền Tôn, Cựu Hội trưởng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất tại Úc và Tân Tây Lan.

Thanh Quang: Kính chào Hoà Thượng.

Hoà Thượng Thích Huyền Tôn: A Di Đà Phật. Kính chào quý thính giả. Trong chuyến đi này mục đích chính là để thương cảm cầu nguyện cho tất cả người bạn Việt Nam của chúng ta đi tìm tự do nhưng đã bất hạnh.

Cuộc sống đã đau thương. Chúng tôi cũng vậy, cũng là những người đau thương trong những chuyến vượt biên rời khỏi đất Tổ, quê Mẹ. Ngày hôm nay, sau mấy mươi năm, chúng tôi trở lại đây mang một ý nghĩa rất sâu xa.

Chúng tôi đang cùng với tất cả những người đã nằm xuống, những người từng gian khổ trong cuộc hải hành, hay ở rừng sâu núi thẳm, với bao nhiêu những lo âu, những sợ sệt, những đói khổ. Và ngày hôm nay chúng tôi được may mắn đã đi đến đất tự do, còn một số người bạn đồng hương chẳng may phải nằm xuống.

Đây là những kỷ niệm rất sâu đậm trong lòng của người Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi không biết gì hơn là đem tất cả chân thành tới từng mộ địa ở các các đảo, các địa phương có nghĩa trang của thuyền nhân Việt Nam trên đất nước Mã Lai này để cúng bái, cầu nguyện bằng tất cả tấm lòng thương cảm sâu xa.

Chúng tôi đại diện cho những tấm lòng sâu sắc, thương nhớ những người đã nằm xuống. Có lẽ trên khắp thế giới này, những người Việt chúng tôi, tôi nghĩ, đều có một sự tương đồng là thương cảm, tưởng nhớ đến các hương linh ấy.

Thanh Quang: Xin cảm ơn Hoà Thượng.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.