Nhận định một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam
2007.04.28
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Dịp 30 tháng 4 là lúc các cơ quan truyền thông trong nuớc nhắc nhiều đến cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước. Vậy chính những người tham gia chiến đấu nói gì về quá trình tham chiến của họ và nhận định về cuộc sống hiện nay? Gia Minh hỏi chuyện ông Vũ Cao Quận, một cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc chiến tại Việt Nam.
Gia Minh: Thưa ông, ông từng tham gia chiến đấu và đuợc khen ngợi là anh hùng, dũng cảm, xin ông chia xẻ là ông đã đấu tranh tại những đâu?
Ông Vũ Cao Quận: Nói lại chuyện cũ lại thấy xấu hổ chứ không có chiến tích gì. Ở chiến trường Điện Biên Phủ thì tôi là chiến sĩ, và khi đánh ở chiến trường miền nam tôi là chỉ huy. Nay tôi thấy xấu hổ vì phải đánh nhau với người anh em ở miền nam. Họ gọi chúng tôi là Việt cọng, còn chúng tôi gọi họ là ngụy. Tôi chỉ làm tròn danh dự của người lính thôi, còn về mục tiêu thì tôi không thể nói.
Gia Minh: Nay về thì ông đã hoàn thành những nhiệm vụ gì của người công dân?
Ông Vũ Cao Quận: Thông cảm cho, tôi lắm bệnh tật lắm. Hôm nay có thể nói chuyện nhưng biết đâu mấy hôm nữa đã xanh cỏ; nên mọi cái thanh niên phải làm. Tôi thì luôn tin vào quy luật mà lịch sử thì công minh.
Nói lại chuyện cũ lại thấy xấu hổ chứ không có chiến tích gì. Ở chiến trường Điện Biên Phủ thì tôi là chiến sĩ, và khi đánh ở chiến trường miền nam tôi là chỉ huy. Nay tôi thấy xấu hổ vì phải đánh nhau với người anh em ở miền nam. Họ gọi chúng tôi là Việt cọng, còn chúng tôi gọi họ là ngụy. Tôi chỉ làm tròn danh dự của người lính thôi, còn về mục tiêu thì tôi không thể nói.
Anh đang nói chuyện với một công dân, mà tôi nói vui ‘tôi là một người già ngối xệp bên vỉa hè lịch sử nhìn dòng đời trôi qua truớc mặt mình mà không làm đuợc gì; nghĩ gì thì viết dăm, câu vu vơ’ vậy thôi.
Gia Minh: Hẳn nhiên có những ngườio trẻ thắc mắc về quá khứ và đến hỏi ông thì ông nói gì?
Ông Vũ Cao Quận: Quả thật tôi đang xấu hổ về quá khứ dù truớc hết tôi phải làm người luơng thiện. Tôi xấu hổ vì tôi làm những việc mà giá tôi đuợc làm lại thì tôi không nên làm thế. Nói lại những cái đó không phải là chiến tích; tự tôi thấy vậy có thể nhiều người sẽ chửi bới và phê phán tôi.
Gia Minh: Nhưng ông phải nói gì với người trẻ để khi họ đến tuổi ông họ không phải nuối tiếc về quá khứ?
Ông Vũ Cao Quận: Tôi trả lời là bạn có thể vào mạng thông tin toàn cầu để tìm thông tin, kiến thức của bạn sẽ là bậc thầy của tôi. Sauk hi tìm ra thông tin về mọi vấn đề, và bạn sẽ tự quyết định đuợc. Cái đó người già không dạy cho người trẻ đuợc. Chính họ giảng giải cho tôi phải làm gì.
Gia Minh: Đối với con cháu trong gia đình thì ông phải có những chia xẻ chứ?
Ông Vũ Cao Quận: Có chứ, tôi tâm đắc nhất câu khi người thủ truởng cũ của tôi là tuớng Trần Độ mất; đến dự đám tang thì đại tá Trần Thắng con ông Trần Độ nói là truớc khi chết ông có trăn trối là các con phải làm người tử tế. Tôi cũng sẽ nói với con cháu thế thôi.
Thông cảm cho, tôi lắm bệnh tật lắm. Hôm nay có thể nói chuyện nhưng biết đâu mấy hôm nữa đã xanh cỏ; nên mọi cái thanh niên phải làm. Tôi thì luôn tin vào quy luật mà lịch sử thì công minh.
Gia Minh: Có những đánh giá là Việt Nam đang thay đổi và thậm chí là cất cánh nữa, ông thấy những đánh giá đó chính xác đến đâu?
Ông Vũ Cao Quận: Tôi suy nghĩ, ở bất cứ nuớc nào mà nghèo cả như những nuớc ở Châu Phi; nếu đuợc quay cảnh ở thủ đô thì không ai nghĩ là dân khổ đến thế. Ở đây cũng thế thôi; những người khách đi du lịch đến những nơi cao sang, có tiền thì họ phát biểu hay; nếu cho họ về vùng quê vùng xa thì họ sẽ phát biểu khác thôi.
Gia Minh: Nay thì du khách đuợc đi đến mọi nơi đó chứ?
Ông Vũ Cao Quận: Họ đi đến tham quan những nơi văn hóa dân tộc: cồng chiêng, bản làng xa xôi đón họ với cặp mắt tốt đẹp; nhưng có bao giờ đến những cảnh khác không. Việt Nam thì rộng rừng rậm nhiều ao truông sông ngòi mênh mông, cái nghèo đói còn rộng lắm thì họ đã đến chưa?
Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.
Những bài liên quan
- Câu chuyện của một du sinh Việt Nam tại Ba Lan, 32 năm sau ngày 30-4
- Trịnh Thanh Tùng, người phụ nữ sống sót trong cuộc vượt biển kinh hoàng
- Phim “Bolinao 52” – thảm kịch của 110 người vượt biên đi tìm tự do
- Chương trình “Operation Baby Lift”
- Hiện còn 600 ngàn tấn bom mìn sót lại từ thời chiến tranh Việt Nam
- Giáo dục học đường tại Việt Nam ngày càng xuống cấp
- Dự án viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam
- Tướng Ngô Quang Trưởng từ trần, hưởng thọ 77 tuổi
- Linh cữu cựu Tổng thống Gerald Ford được đưa về bang Michigan