Việt Nam nên tránh tình trạng cơ cấu vào Quốc Hội những đại biểu hình thức, nôm na là nghị gật. Một giới chức cao cấp Đảng Cộng Sản đã về hưu, ông Nguyễn Đình Hương phát biểu như vậy trên VietnamNet hôm Chủ Nhật.
Ông Hương nguyên là uỷ viên trung ương Đảng, trưởng ban bảo vệ chính trị nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo lời ông Hương trong giai đoạn hội nhập tổ chức thương mại thế giới hiện nay, cần xác định lại rằng, đại biểu quốc hội phải là những chính khách có năng lực am hiểu đường lối và pháp luật có khả năng đóng góp vào công tác lập pháp phù hợp thông lệ quốc tế.
Vẫn theo lời ông Nguyễn Đình Hương, cần tăng số lượng đại biểu quốc hội là ngừơi ngoài đảng. Quốc hội khoá 11 chỉ có 10% đại biểu không phải đảng viên, ông Hương cho rằng con số này quá ít.
Được biết Việt Nam theo chế độ độc đảng, không có tiếng nói đối lập, từ nhiều thập niên qua, các cuộc bầu cử chỉ mang tính hình thức chọn lựa nội bộ.
Các ứng củ viên ngoài Đảng?
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh cuối tuần qua đã công bố dự kiến số lượng đại biểu sẽ là 500 người. Gồm 167 đại biểu thuộc các cơ quan trung ương, 331 đại biểu cho tất cả 64 tỉnh thành và 2 đại biểu dự phòng, cho Quốc hội khóa 12 sắp tới.
Tuy nhiên đa số ý kiến phát biểu tại Hội nghị Hiệp thương đều chưa đồng tình.
Nhiều người cho là số đại biểu Quốc hội ngoài đảng Cộng sản còn quá ít, không có cơ cấu quy định cho các người tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội và việc đích danh chỉ định 4 cơ quan trong khối thông tấn báo chí.
Giáo sư Lưu văn Đạt, nguyên Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, cho rằng cơ cấu đại biểu Quốc hội có 90% là đảng viên la 2không hợp lý, trong khi ngoài xã hội số người tài đức vẫn có rất nhiều, cần phải kêu gọi tham gia Quốc hội.
Giáo sư Tiến sĩ Phan Đình Diệu thuộc đại học quốc gia Hà Nội nói việc không có cơ cấu cho người tự do ứng cử có nghĩa là quyền tự do ứng cử của mọi người dân đã bị loại trừ.