Hội thảo về quyền tự do ngôn luận trong các chế độ độc tài
2006.05.10
Minh Thùy, đặc phái viên RFA
Trong 2 ngày 6 và 7 tháng 5 năm 2006 vừa qua, Hiệp Hội nhân quyền quốc tế (International Society for Human Rights) phân hội Đức, đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Bảo vệ quyền tự do ngôn luận và báo chí’’ tại thành phố Königstein. Minh Thùy, đặc phái viên của Đài Á Châu Tự Do tại Đức đã tham dự buổi hội thảo quốc tế và diễn đàn Việt Nam tại đây và gửi về bài tường trình sau đây.
Hiệp hội Nhân quyền quốc tế (viết tắt là IGFM hay ISHR) phân hội Đức, tồ chức 2 ngày liên tiếp hội thảo về chủ đề “Bảo vệ quyền tự do ngôn luận và báo chí“, thu hút hơn 500 người đến tham dự. Buổi hội thảo tập trung vào các vấn đề: Sự đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở các nước còn bị chế độ độc tài, đảng trị như Cuba, Trung Hoa, Việt Nam... và sự chuyển biến của ngành truyền thông hiện nay đang tạo ảnh hưởng tốt cho việc đấu tranh đòi hỏi nhân quyền.
Sinh hoạt báo chí và chế độ độc tài
Những tù nhân như các ông Harry Wu đã chịu đựng 19 năm trong Laogai (nhà tù lao cải của Trung Hoa) ông Huber Matos 20 năm tù ở Cuba, nhà văn Vũ Thư Hiên với 7 năm tù dưới chế độ cộng sản Việt Nam đã là những nhân chứng cụ thể về sự áp bức quyền tự do ngôn luận của người dân. Ông Harry Wu hiện nay là chủ tịch của Hội Laogai Research Foundation, theo dõi và chống đối tệ nạn bóc lột sức lao động của tù nhân, nạn buôn bán bộ phận cơ thể của những tù nhân bị tử hình. Ông phát biểu:
“Điều quan trọng là con người sống cần phải có lương tri, phải biết không sợ hãi khi muốn lên tiếng nói.. Khi tôi còn ở Taiwan thì tôi chấp nhận mọi quyền hành của một chính phủ nhưng khi đến nước Đức, tôi mới học hỏi và hiểu được là có sự phân biệt quyền hạn giữa Đảng phái và chính quyền.
Những người tranh đấu nhân quyền cho Trung quốc cần phân biệt rõ giữa nhân dân với Đảng cộng sản. Những người Hoa đang sống trên nước Đức là biểu hiệu cho niềm hy vọng về dân chủ đối với đồng bào của họ ở trong nước, vì thế họ phải luôn nuôi dưỡng niềm hy vọng đó và một ngày nào đó họ sẽ trở về Trung quốc, một nước Trung quốc có dân chủ thực sự.’’
Một phụ nữ người Mỹ gốc Cuba, cô Rose Pujol có nhận thức sâu sắc về sự liên kết vì lợi nhuận hiện nay giữa các tập đoàn tư bản lớn trong lãnh vực tin học với các nước độc tài đã tạo thêm khó khăn, nguy hiểm cho phong trào đòi hỏi nhân quyền và những người chiến đấu cho tự do dân chủ.
Đảng cộng sản là Đảng cai trị đã tổ chức mạng lưới chỉ điểm dày đặc trong dân chúng, người nọ theo dõi báo cáo người kia, giống như KGB hay Stassi, đã cai trị bằng sự trấn áp các quyền tự do của con ngưòi, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí...
Người Đức và nhân quyền tại Việt Nam
Sau khi nghe các nhân chứng phát biểu, những người tham dự đã chia thành nhóm nhỏ thảo luận theo chuyên đề của từng nước như Việt Nam, Cuba, Trung quốc.... Rất ngạc nhiên là nhiều người Đức đã chú ý đến vấn đề nhân quyền và tự do báo chí tại Việt Nam, đã đưa ra những câu hỏi bức xúc về sự đàn áp người dân tộc Tây nguyên và những nhà dân chủ đang bị giam cầm vì đấu tranh cho nhân quyền.
Một cô gái Đức sau khi nghe nhà văn Vũ thư Hiên nói chuyện đã đặt câu hỏi: “Hiện nay trong nước VN có nổi lên phong trào chống đối chính quyền không?’’. Trả lời về vấn đề này, nhà văn Vũ thư Hiên nói:
“Đảng cộng sản là Đảng cai trị đã tổ chức mạng lưới chỉ điểm dày đặc trong dân chúng, người nọ theo dõi báo cáo người kia, giống như KGB hay Stassi, đã cai trị bằng sự trấn áp các quyền tự do của con ngưòi, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí....
Một người từng là phó chủ tịch Quốc hội, một viên tướng phải kêu lên là nó còn hà khắc hơn cả thời Pháp thuộc, còn tồi tệ hơn cả thời Hitler hay Tần thủy Hoàng, cái chế độ làm cho người ta phải sợ hãi...
Nhưng chưa bao giờ trong lịch sử cai trị của đảng cộng sản VN có sự đình công của trên 100.000 công nhân, đó là dấu hiệu tốt từ đầu năm nay. Vừa rồi lại có một nhóm người - đến nay là trên 300 người - cùng ký tên vào bản Tuyên ngôn lên án chế độ độc tài, mà Đảng cộng sản chưa dám bắt người nào.’’
Sự biến đổi của xã hội Việt Nam
Đặc biệt tại cuộc hội thảo lần này, cuốn phim phóng sự “Đất đỏ, Cà phê và sự biến đổi của xã hội Việt Nam’’ do 2 bạn trẻ Đức đã đến tận miền cao nguyên VN, ghi lại những hình ảnh thật sự về những biến chuyển trong đời sống đồng bào Tây nguyên, những sự bắt bớ giam cầm vô lý, chiếm đất của dân, đàn áp tôn giáo từ nhà nước VN đã gây nhiều xúc động cho cả người Đức và người Việt tham dự buổi thảo luận.
Trong phần đánh giá công việc của Hiệp hội nhân quyền quốc tế trong năm qua, đồng thời nhấn mạnh trọng tâm công tác của Hội năm nay, ông Karl Hafen, chủ tịch Phân hội Đức của Hiệp Hội nhân quyền quốc tế trình bày:
“Trong năm qua chúng tôi chú trọng theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền ở các nước, nhất là ở các nhà tù ở Thổ Nhĩ kỳ, là nước đang muốn gia nhập EU, đặc biệt chú ý đến tệ nạn tham nhũng không phải chỉ ở đó, mà ở cả các nước đang phát triển như Rumani. Chúng tôi vẫn quan tâm đến mâu thuẫn giữa Palestin và Do Thái, đặc biệt quan ngại đến những vụ đàn áp tôn giáo, những vụ vi phạm nhân quyền ở các nước như Trung quốc, Việt Nam, Cuba, Nigeria...’’
Nhân dịp này Hiệp Hội nhân quyền quốc tế cũng trao một số phần thưởng cho các nhà báo Đức đã vượt qua những khó khăn đi đến Trung quốc sống, làm việc và điều tra để thực hiện những phóng sự, bài viết về sự thật ở đất nước này. Đó là các nhà báo Bernd Ziesemer với bài “Nước Trung Hoa xấu xí”, Edeltraud Rattenhuber với “Bức tường Trung hoa trên Internet”, Phillip Eppelsheim với “Không chống đối, không tự tử, không chạy trốn” cùng 3 nhà báo khác được 3 giải đặc biệt.
Minh Thùy tường trình từ nước Đức.
Các tin, bài liên quan
- Ðại hội đồng lần thứ 34 Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế nhóm họp tại Đức
- Phỏng vấn ông Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo tại Hà Nội
- Phỏng vấn Mục Sư Ngô Hoài Nỡ về tình hình sinh hoạt của hội thánh Tin Lành ở trong nước
- Phúc trình của Ủy hội tự do tôn giáo Hoa Kỳ về tình hình tại Việt Nam
- RFS: Việt Nam vẫn tiếp tục bóp nghẹt tự do báo chí và ngăn cấm thông tin internet
- Tình hình sinh hoạt của các hội thánh Tin Lành ngày càng khó khăn hơn
- Công an hành hung các tín đồ Tin Lành ở Thanh Hoá
- Luật sư Nguyễn Văn Ðài bị công an Hà Nội làm khó dễ
- Nhà văn Dương Thu Hương tham dự Festival Văn Chương Quốc tế tại New York
- 15 người Hmong Việt Nam chạy qua Thái Lan tìm kiếm sự giúp đỡ của UNHCR
- Hội Thánh Tin Lành ở Móng Cái bị yêu cầu ngưng nhóm lễ vào Chủ Nhật
- Việt Nam có thể sẽ được Hoa Kỳ rút tên ra khỏi danh sách CPC
- Kết thúc 3 ngày hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Ủy viên đối ngoại của EU sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền khi gặp Thủ tướng Phan Văn Khải
- Hội nghị SEAPA về Cuộc Đấu tranh cho Internet
- Hội nghị “Tự do bày tỏ cảm tưởng trên không gian điện toán ở Á Châu”
- Các Hội thánh Tư gia gặp trở ngại trong việc tổ chức Lễ Phục Sinh
- Báo chí Việt Nam đang được cởi trói ?
- Tôn chỉ và đường hướng của báo nguyệt san Tự Do Ngôn Luận
- Các nhà tranh đấu trong nước phát hành bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận
- Hoà thượng Thích Quảng Độ được vinh danh tại Đại hội của Phong Trào Dân Chủ Thế Giới
- Nhà của các tín đồ theo đạo Tin Lành ở Quảng Ngãi bị đốt (phần 1)
- Nhà của các tín đồ theo đạo Tin Lành ở Quảng Ngãi bị đốt (phần 2)
- Tại sao nữ Dân biểu Loretta Sanchez hủy bỏ chuyến đi Việt Nam?
- Tác giả “Cánh đồng bất tận” bị Ban tuyên giáo tỉnh Cà Mau bắt làm kiểm điểm