Nguyễn Xuân Nghĩa
Vì sao kinh tế toàn cầu đang gặp nguy cơ bất ổn là vấn đề được dư luận chú ý nhiều hơn trong thời gian qua. Diễn đàn Kinh tế xin trình bày bối cảnh của vấn đề ấy qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa trong mục chuyên đề hàng tuần do Việt Long thực hiện.

Hỏi: Tiếp theo cuộc trao đổi của chúng ta vào tuần qua về viễn ảnh kinh tế thế giới, chúng tôi xin đề nghị ông trình bày bối cảnh của vấn đề là vì sao kinh tế toàn cầu lại gặp rủi ro bất ổn?
Tình hình kinh tế toàn cầu
Đáp: Nói về bối cảnh của vấn đề, tôi xin được trình bày ngay rằng tình hình kinh tế toàn cầu là kết quả của hàng tỷ quyết định kinh tế mỗi ngày của các tác nhân kinh tế trên thế giới, và nếu các chính quyền có thể ban hành chính sách thì thị trường và sự tính toán lời lỗ của các tác nhân kinh tế vẫn là yếu tố quyết định.
Trong vấn đề này, ta khó đơn giản nói là vì ai, vì nước nào hay vì tổ chức nào mà mình lại gặp tình trạng ấy. Sở dĩ ta phải có lời cảnh báo ấy là để tránh lối kết luận như "tại vì Trung Quốc sai lầm về việc này" hay "Hoa Kỳ có ý đồ về việc nọ", từ đó đưa ra suy đoán chính trị lệch lạc làm mình quên hẳn sự thể kinh tế.
Điều này rất cần thiết vì ta sẽ nói đến quyết định kinh tế của các ngân hàng trung ương trên thế giới, mà nhiều người còn lầm tưởng là công cụ thực hiện mục tiêu chính trị của các chính quyền. Lối lý luận bằng cách truy tìm thủ phạm như vậy có thể dẫn tới kết luận hay dự đoán sai lầm, như Karl Marx đã bị khi ông ta phân tách kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Bây giờ, nói về nguyên nhân bất ổn của kinh tế toàn cầu và rủi ro trước mặt, tức là trong năm 2005 và 2006, ta chú ý trước tiên đến thất quân bình rất lớn và không thể kéo dài ở hai bên bờ Thái bình dương. Một đằng là khiếm hụt vãng lai của kinh tế Mỹ, đằng kia là gánh nặng tài trợ sự khiếm hụt ấy, nay đang nằm trong tay các ngân hàng trung ương, nhất là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Đây là một loại vấn đề cực kỳ phức tạp của kinh tế thế giới.
Nạn khiếm hụt tại Mỹ
Hỏi: Nếu vậy, ta sẽ bắt đầu bằng nạn khiếm hụt tại Mỹ. Ông vui lòng nói rõ thêm từ đầu, thế nào là khiếm hụt vãng lai theo định nghĩa thuần kinh tế?
Bảng kết toán gồm ba thành phần là kết quả về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ mà ta gọi là cán cân mậu dịch hay ngoại thương, cộng với lợi tức - hay lỗ lã - từ việc đầu tư ra nước ngoài và sau cùng là các khoản chuyển ngân, thí dụ dễ hiểu cho mọi người là các khoản chuyển ngân của người Việt về cho thân nhân trong nước, chính thức thì lên tới gần bốn tỷ, bằng tổng số gia tăng lợi tức của cả nước trong một năm.
Đáp: Thưa vâng, ta phải trở lại từng khái nhiệm sơ đẳng ấy thì mới suy ra nguyên nhân và hậu quả. Cán cân vãng lai là một loại kết toán, một bảng kế toán tổng kết, những trao đổi kinh tế tài chính của một nước với bên ngoài.
Bảng kết toán này gồm ba thành phần là kết quả về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ mà ta gọi là cán cân mậu dịch hay ngoại thương, cộng với lợi tức - hay lỗ lã - từ việc đầu tư ra nước ngoài và sau cùng là các khoản chuyển ngân, thí dụ dễ hiểu cho mọi người là các khoản chuyển ngân của người Việt về cho thân nhân trong nước, chính thức thì lên tới gần bốn tỷ, bằng tổng số gia tăng lợi tức của cả nước trong một năm.
Nói cách khác, cán cân vãng lai ghi lại sự sai biệt giữa chi và thu của các thường trú nhân gồm có công dân và ngoại kiều cư ngụ trong một nước. Khi thu nhiều hơn chi, điều đó nghĩa là các thường trú nhân này sản xuất hàng hóa, dịch vụ và xây dựng nhiều hơn số tiêu thụ của họ.
Ngược lại, khi chi nhiều hơn thu làm cán cân vãng lai bị khiếm hụt thì quốc gia phải mua phần sai biệt từ nước ngoài. Khi có lợi tức, người ta có thể tiêu hay để dành và phần chi tiêu ấy gồm có tiêu thụ và đầu tư. Cán cân vãng lai vì vậy trình bày sự sai biệt giữa hai khoản tiền là để dành và đầu tư. Khi nói là bị thiếu hụt thì điều đó nghĩa là tiết kiệm ít hơn đầu tư.
Nguyên nhân
Hỏi: Và Hoa Kỳ bị khiếm hụt nặng, ông hãy cho biết vì sao lại như vậy? Đáp: Đây là hiện tượng bắt đầu trầm trọng từ năm 1990 và ngày càng trầm trọng hơn. Cán cân vãng lai gồm ba thành phần thì Hoa Kỳ bị khiếm hụt nặng nhất là về ngoại thương, là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nói cho gọn là bị nhập siêu, nhập nhiều hơn xuất.
Vì Hoa Kỳ mua nhiều hơn bán trong một thời gian rất dài nên sự khiếm hụt mới tích lũy thành một gánh nợ rất lớn. Năm 1990 chẳng hạn thì bị hụt chừng hơn 1% của Tổng sản lượng GDP, năm 2000 bị gấp bốn, là 4% GDP, năm 2004 vừa qua thì bằng 6,5% GDP, khoảng 660-670 tỷ.
Vì Hoa Kỳ mua nhiều hơn bán trong một thời gian rất dài nên sự khiếm hụt mới tích lũy thành một gánh nợ rất lớn. Năm 1990 chẳng hạn thì bị hụt chừng hơn 1% của Tổng sản lượng GDP, năm 2000 bị gấp bốn, là 4% GDP, năm 2004 vừa qua thì bằng 6,5% GDP, khoảng 660-670 tỷ.
Vì vậy ta mới nói là bình quân mỗi ngày nước Mỹ cần đem vào hai tỷ từ nước ngoài vào thì mới đủ xài. Nguyên do là vì tiết kiệm ngày một ít hơn trong khi tiêu thụ nhiều hơn. Thế giới chả phiền hà gì việc ấy vì Mỹ mua nhiều hơn bán thì mình càng có cơ hội làm giầu bằng cách bán hàng cho Mỹ. Cho đến khi mọi người chưng hửng là xài mãi như vậy thì tiền đâu ra mà trả?
Vay và trả
Hỏi: Tức là người ta, hay đúng hơn là thị trường, quả là đã bắt đầu nêu câu hỏi. Vâng tiền đâu ra mà trả?
Đáp: Hoa Kỳ đi vay và hiện là con nợ của 80% của toàn thể số ngoại trái của thế giới. Đi vay bằng cách phát hành công khố phiếu và trả tiền lời cho chủ nợ; khoản tiền lời ấy được tính vào ngân sách, và nạn khiếm hụt ngân sách, hay bội chi, là một phản ảnh của hiện tượng ấy. Khi thị trường bắt đầu nêu câu hỏi và tỏ vẻ hoài nghi ngần ngại thì điều đó có nghĩa là các chủ nợ sẽ chỉ chịu cho vay nếu được trả lãi cao hơn.
Đây là lý do vì sao mà bội chi ngân sách hay khiếm hụt vãng lai làm lãi suất gia tăng. Một hậu quả khác là khi thị trường hoài nghi thì trị giá đồng Mỹ kim sẽ sụt. Bán hàng cho Mỹ đem Mỹ kim về nhà mà đồng bạc ấy bị mất giá thì chả hóa là công cốc hay sao? Từ đầu năm 2002, ta đã thấy Mỹ kim tụt giá là vì lý do đó.
Đây là lý do vì sao mà bội chi ngân sách hay khiếm hụt vãng lai làm lãi suất gia tăng. Một hậu quả khác là khi thị trường hoài nghi thì trị giá đồng Mỹ kim sẽ sụt. Bán hàng cho Mỹ đem Mỹ kim về nhà mà đồng bạc ấy bị mất giá thì chả hóa là công cốc hay sao? Từ đầu năm 2002, ta đã thấy Mỹ kim tụt giá là vì lý do đó.
Hỏi: Bây giờ ta mới nói đến cái vế bên kia của bài toán, về các nước bán hàng cho Mỹ và trở thành chủ nợ của Mỹ. Đó là những ai? Họ tính sao về lối làm ăn như vậy?
Đáp: Chúng ta không quên là từ năm 1991, kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, có hiệu năng sản xuất rất cao, đồng bạc vững giá nên mọi người đổ xô vào bán hàng cho Mỹ, hoặc chuyển tiền vào Mỹ kiếm lời nhờ tính năng động và an toàn của thị trường Mỹ.
Tình hình chỉ bắt đầu xoay chuyển từ năm 2000, phần là vì mức tiết kiệm sút giảm tại Mỹ, phần khác là nạn bể bóng đầu tư rồi suy trầm nhẹ đi cùng khủng bố và chiến tranh khiến Mỹ hạ lãi suất, áp dụng chính sách tiền rẻ để kích cầu kinh tế. Nhưng các nước vẫn chưa thấy sợ, chủ yếu là các nước Đông Á. Họ chọn chiến lược bán hàng cho Mỹ làm nguồn sống.
Thành thử, vế bên kia của bài toán nằm tại bên kia Thái bình dương, đặc biệt là Trung Quốc, với chính sách ngoại hối, tức là hối đoái, là giàng giá đồng Nhân dân tệ vào tiền Mỹ để tiền Mỹ sụt tới đâu thì tiền của họ sụt đến đấy, làm hàng hóa Trung Quốc vẫn rẻ, vẫn dễ bán vào Mỹ và đào sâu mức nhập siêu tại Mỹ.
Kinh tế Trung Quốc
Hỏi: Như thế là các vấn đề ở hai bên bờ Thái bình dương bắt đầu được hình dung ra. Thế vì sao Trung Quốc phải làm như vậy và thu đô la Mỹ về thì làm gì với khoản tiền đó?
Đáp: Kinh tế Trung Quốc như chiếc xe đạp, không lăn là đổ. Rồi vì đặc tính độc tài chính trị, khi chiếc xe kinh tế bị đổ là chính quyền đổ theo. Trung Quốc phải sản xuất cho nhiều với giá cực rẻ để khỏi động loạn xã hội, với cả trăm triệu người từ nông thôn đổ vào thành thị kiếm việc và kiếm sống.
Vì yêu cầu ổn định xã hội, Trung Quốc góp phần gây ra bất ổn chính trị cho Hoa Kỳ với nạn nhập siêu kinh niên và rất khó giải quyết. Tiền Mỹ thu về thì họ nâng được mức dự trữ ngoại tệ; như cuối năm 2004, thì dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đã lên đến 610 tỷ. Họ làm gì với số tiền ấy? Họ không chất trong kho mà đem ra đầu tư, thực tế là mua công khố phiếu Mỹ, nghĩa là cho Mỹ vay để có thể tiếp tục mua hàng hóa của họ.
Đa số các chủ nợ ngày nay của Hoa Kỳ không phải là giới chủ đầu tư tư nhân mà là các ngân hàng trung ương, chủ yếu là ngân hàng trung ương Đông Á, đứng đầu là ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Yếu tố đáng chú ý nhất trong câu chuyện là đa số các chủ nợ ngày nay của Hoa Kỳ không phải là giới chủ đầu tư tư nhân mà là các ngân hàng trung ương, chủ yếu là ngân hàng trung ương Đông Á, đứng đầu là ngân hàng trung ương Trung Quốc. Tôi trộm gọi đó là lối phân công lao động đầy nghịch lý vì một đằng tiêu xài phóng túng, đằng kia thì thắt lưng buộc bụng để xuất khẩu và có tiền thì lại cho Mỹ vay để tiếp tục mua hàng của mình.
Nguy cơ khủng hoảng
Hỏi: Như ông đã trình bày trong một kỳ phát thanh trúơc, và theo ông thì lối phân công lao động ấy không thể tồn tại mãi mà sẽ có lúc đổ, và đấy là một nguy cơ khủng hoảng, đúng vậy không? Đáp: Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán là cái ngày kết toán tính sổ đã cận kề, tức là kinh tế thế giới có thể bị biến động lớn, thậm chí khủng hoảng, vào năm 2005 hay 2006 này. Nguyên do vì sao thì ta phải kể ra rất nhiều.
Một thí dụ dễ hiểu là nạn sụt giá Mỹ kim. Trung Quốc đang có dự trữ ngoại tệ trị giá chừng 610 tỷ Mỹ kim mà đa số, có thể đến 70 hay 80%, là dưới dạng đô la. Mỹ kim mà bị sụt giá mạnh vì thiếu hụt vãng lai, chẳng hạn như 20%, thì tài sản Trung Quốc bị mất giá chừng 6% của GDP; nếu sụt giá 33% thì Trung Quốc mất toi 10% GDP.
Nhiều chuyên gia dự đoán là tình trạng này mà kéo dài, thì từ nay đến 2008, tài sản của Trung Quốc có thể sụt khoảng 20%GDP. Quốc gia tự xưng là thế lực kinh tế mà vẫn đòi vay tiền Ngân hàng Thế giới để cứu đói giảm nghèo đang nằm trên một kho bạc hơn 600 tỷ và một núi nợ ngân hàng 500 tỷ mà có thể mất toi trong nay mai thì chả gọi là khủng hoảng sao?
Phương pháp đối phó
Hỏi: Vẫn có thắc mắc là chẳng lẽ các nước trong cuộc đều thấy như vậy mà không sửa đổi hay sao? Ông vui lòng giải thích thêm.
Mời bạn tham gia mục Diễn Đàn Kinh Tế. Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Đáp: Vấn đề ở đây là ai thấy và ai sửa? Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ áp dụng chính sách tiền rẻ bằng cách hạ lãi suất để kích cầu cho tới khi kinh tế phục hồi thì phải nâng lãi suất để ngừa lạm phát.
Đây là một định chế độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trước quốc dân và Quốc hội Mỹ nhưng thực tế có ảnh hưởng toàn cầu vì sức nặng của kinh tế Mỹ. Khi ngân sách bị bội chi thì chính quyền Mỹ, gồm có Hành pháp và Quốc hội, phải tìm cách điều chỉnh để giảm bớt khiếm hụt nhưng lại không muốn giảm các khoản chi có lợi cho thành phần cử tri của mình.
Bên kia Thái bình dương, hiện tượng tiền rẻ đã thổi lên một trái bóng đầu tư, thậm chí là đầu cơ, vào các dự án sản xuất hay địa ốc thực sự vô giá trị và sẽ có ngày sụp, nhưng trước mắt lại có lợi cho nhiều người. Các giới chức trong Ủy ban Hối đoái Nhà nước có thể thấy ra vấn đề và muốn ngăn tình trạng ấy thì gặp sự cưỡng chống của chính quyền địa phương hay các bộ chủ quản của doanh nghiệp nhà nước.
Ngay tại trung ương là Bắc Kinh, mỗi trung tâm quyền lực hay quyền lợi đều có chuyên gia kinh tế với những lý luận bảo vệ cho quyền lợi của họ. Điều nguy ngập ở đây là các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc có thể sụp đổ vì non yểu và tham nhũng, những tai tiếng liên tục về tham ô và biển thủ có thể là dấu hiệu tiên báo. Rồi việc giá dầu thô tăng vọt có thể là cái kim đột ngột chọc thủng quả bóng đầu tư, làm nhiều người sạt nghiệp và nhiều người thất nghiệp.
Vì hiện tượng "nghiêng quá sẽ lật", ta có thể gặp nhiều biến động lớn trong thời gian tới. Bị thiệt hại nhất là các quốc gia có hệ thống ngân hàng yếu kém và loại dự án vô giá trị nhất bên dưới một chế độ ít dân chủ và minh bạch nhất.