Người dân bị thiệt hại khi mua công phiếu, trái phiếu
2005.11.12
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Trong thời gian gần đây, hoạt động thu mua công phiếu, trái phiếu trở nên rịp rộn trong nước - từ Bắc vô Nam. Nguyên nhân nào hình thành “chợ trái phiếu” như vậy. Hiện nhiều người cũng không rõ “chợ trái phiếu” trong nước hình thành tự lúc nào.

Cảnh người ta thường thấy là “đội quân thu mua trái phiếu” xuất hiện ở mọi ngõ ngách trong các khu phố Hà Nội, cất tiếng rao quen thuộc rằng “ai bán trái phiếu, công phiếu không nào”. Chẳng những thế, các tiệm vàng, tiệm thực phẩm, cửa hàng dịch vụ điện thọai và cả tiệm cầm đồ bình dân cũng trở thành “chợ” thu mua trái phiếu.
Ép mua công trái
Và cảnh rộn rịp tương tự cũng diễn ra ở Saigòn. Sau khi tìm hiểu mới biết đối tượng bán trái phiếu, công phiếu chủ yếu là giới công, nhân viên đã bị “bị ép mua” công trái; nên phải bán vội cho dù phải chịu lỗ.
Cách đây không lâu, báo VnExpress đăng bài tựa đề “Mua công trái để bán lỗ vốn”, trong đó có đọan viết nguyên văn rằng “cụ thể, vào dịp lễ, Tết các công ty thường có một khoản tiền thưởng nhất định cho cán bộ, công nhân viên.
Tuy nhiên, thay vì được nhận tiền thưởng bằng tiền mặt, cán bộ công nhân viên phải nhận công trái. Trong khi đó, họ lại cần tiền nên buộc phải bán công trái. Lúc này, những người mua sẽ lợi dụng cơ hội để ép giá xuống thấp”.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Rồi những nơi khác, như tổ dân phố, cũng ép người dân mua công trái. Một cư dân mô tả về tình cảnh này: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Các "khổ chủ"
Một tờ công trái giáo dục, chẳng hạn, mệnh giá là 100,000 đồng, nhưng các “khổ chủ” thường đem bán chỉ khoảng 80,000 đồng. Thường thì những công nhân viên bị ép phải nhận hay mua công phiếu không quen với việc đầu tư hay tiết kiệm bằng lọai hàng này, cũng như không muốn giữ một vài tờ trái phiếu có lãi suất thấp hơn lãi suất tiết kiệm.
Hơn nữa, với lương “ba cọc ba đồng”, dẫu có muốn mua số lượng lớn công trái để kiếm lời dù chỉ ít oi sau nhiều năm trời, họ cũng không đủ tiền mua. Cho nên, sau khi phải nhận lãnh công trái, các “khổ chủ” ấy liền bán ra mà giới thu mua bày tỏ hài lòng rằng “chưa một khách hàng nào đến bán lại kỳ kèo về giá cả”.
Giữa lúc người dân trong nước nói chung chưa quan tâm đến việc đầu tư trái phiếu và công trái, các viên chức chứng khóan cho biết lượng công trái hàng năm do Nhà nước phát hành rất lớn trong khi chỉ có hai nguồn tiêu thụ chủ chốt là hệ thống ngân hàng và các công ty bảo hiểm, tạo nên mức chênh lệch đáng kể về tỷ lệ cung-cầu.
Theo ông Bùi Nguyên Hòang, Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thì tình trạng thiếu thị trường trái phiếu, công trái một phần khiến việc mua bán công trái thường không được minh bạch, gây thiệt thòi cho người bán như số công nhân viên vừa nói.
Những bài liên quan
- Việt Nam cho phép các cơ sở khoa học và công nghệ được phép hoạt động chính danh
- Dự luật đầu tư trong quốc hội Việt Nam (I)
- Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước của chính phủ Việt Nam
- Việt Nam sẽ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm tới
- Giới đầu tư quan ngại trước dự luật đầu tư mới của Việt Nam
- Chính phủ Việt Nam sắp phát hành trái phiếu ở nước ngoài
- Vấn đề cải tổ ngân hàng và doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam (III)
- Chống tham nhũng để thu hút giới đầu tư nước ngoài
- Các công ty trong và ngoài nước trở lại đầu tư vào Dung Quất
- Việt Nam mở cửa cho công chúng thu nhận thông tin từ mạng lưới Trợ giúp Phát triển
- Thêm 80 dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2005
- Việt Nam tìm cách thu hút đầu tư vào các dự án công nghệ và kỹ thuật
- Việt Nam tụt 4 bậc trong bảng xếp hạng về tính cạnh tranh của nền kinh tế
- GDP của Việt Nam tăng 8,1% trong 9 tháng đầu năm 2005
- Lần đầu tiên liên doanh 6 công ty cổ phần xây dựng Nhà Máy Nước Thủ Đức
- Hiệp hội đầu tư quốc tế HongKong ký biên bản ghi nhớ đầu tư vào Bình Định
- Sài Gòn tổ chức hội nghị quốc tế về luật thương mại
- Công ty Nam Hàn đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tại Hà Nội
- Công ty Mapletree Investment đầu tư xây dựng khu công nghiệp ở Bình Dương
- Hà Nội sẽ cho phép Việt kiều đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở