Việt Long, phóng viên đài RFA
Nhiều tờ báo ở Việt Nam không bị đình bản thì bị quyết định xử phạt hành chính. Các tổ chức quốc tế như Phóng viên không biên giới RSF, Ủy ban bảo vệ ký giả CPJ đã phê phán hành động của chính quyền trừng phạt báo chí trong nước, chỉ vì những báo này đã phản ánh chuyện tiền polymer kém chất lượng.

Người dân trong nước nghĩ gì về việc này, và báo chí Việt Nam có thể đóng vai trò nào trong cuộc chiến chống tham nhũng, giữa tình cảnh báo chí trở lại tình trạng bị trói buộc thêm như hiện nay? Mời quý thính giả nghe ý kiến của một thanh niên hiện đang sinh sống tại Hà Nội, bạn Lê Phương, qua cuộc trao đổi với Việt Long. Trước tiên Lê Phương thuật lại sơ qua những thông tin về tiền polymer mà báo chí đã đăng tải.
Lê Phương: Nhiều báo đăng về vụ tiền polymer này lắm. Kém chất lượng, dễ nhòe mực và dễ bị phai hình vẽ, một số tờ còn bị sai kích thước. Như vậy là thêm cả khâu kiểm tra tiền thành phẩm trước khi cho vào lưu thông cũng đã bị làm ẩu.
Việt Long: Thế những chi tiết đăng trên các báo được lấy từ nhiều nguồn hay chỉ một nguồn tin, và chi tiết đó của báo có xác thực không?
Lê Phương: Đọc báo giấy thì thấy có vẻ là từ nhiều nguồn khách quan và xác thực. Bản thân mình sờ vào tiền polymer khó phân biệt lắm. Tiền giấy thật giả thế nào cầm là biết ngay. Tiền polymer chỉ được cái sạch hơn tiền giấy.
Mà tiền xu nó đúng là dễ bị ô xi hóa, bị rỉ sét thật. Tay Lê Phương đang cầm mấy đồng xu đây này, bị hoen trông rất bẩn chỉ được tiếng kêu. (Nghe tiếng kêu một tí) Tiền xu cũng bị làm giả rồi, mà lại làm giả bằng phương pháp rất thủ công. Tức là mất tiền thuê nước ngoài nhưng đúc bằng công nghệ rất vớ vẩn.
Việt Long: Ý kiến của công luận trong nhân dân mà bạn được nghe thì thế nào?
Nhiều người thì cũng chê bai và lôi ra đàm tiếu lúc trà dư tửu hậu thôi chứ không có gì xao động đáng kể đâu. Họ cũng quen với những chuyện chướng tai gai mắt này rồi.
Lê Phương: Nhiều người thì cũng chê bai và lôi ra đàm tiếu lúc trà dư tửu hậu thôi chứ không có gì xao động đáng kể đâu. Họ cũng quen với những chuyện chướng tai gai mắt này rồi.
Vả lại người nghèo thì không có nhiều tiền để lo. Người giàu thì trữ ngoại tệ đô la, vàng hoặc là gửi ngân hàng, mua bất động sản chứ mấy ai giữ nhiều tiền Việt làm gì. Tiền Việt có giá trị gì mấy để được thế giới bảo chứng đâu mà tích trữ nhiều.
Việt Long: Bản thân bạn khi biết những thông tin về tiền giả, tiền kém chất lượng như vậy thì khi đi mua bán có cẩn thận hơn không?
Lê Phương: Râm ran hàng năm rồi cho nên người ta cũng cẩn thận. Bản thân Lê Phương đi mua cái gì trả vài ba triệu bằng polymer thì người ta vẫn đếm bằng tay là chính. Họ nói là tiền polymer thật giả rất khó phân biệt, đếm bằng máy hay bị kẹp díp nên phải kết hợp kiểm tra lại bằng tay cho chắc ăn.
Việt Long: Nhưng nếu các báo đã đăng đúng sự thật thì tại sao Bộ Văn Hóa lại bắt đình bản 2 tờ Công Lý và Thời Đại. Ngoài ra còn xứ lý hành chính các tờ Nhà báo và Công luận, Thời báo kinh tế, Sài Gòn tiếp thị, Thể thao và văn hoá, Người Lao động, và...
Lê Phương: Và cả Tuổi Trẻ, Thanh Niên, An Ninh Thủ Đô. Chắc lãnh đạo đảng họ e ngại là những thông tin như vậy thể gây ra xao động trong xã hội, đây một nỗi lo thường thấy và có thể thông cảm. Nhưng cái chính là họ e ngại sự không hài lòng của dân chúng có thể ảnh hưởng tới quyền lãnh đạo của họ.
Nhưng không thể vì thế mà trách cứ báo giới được, bởi vì chức năng của truyền thông là phản ánh tin tức. Nếu chính quyền thật sự là của dân, do dân và vì dân như đảng vẫn thường nói thì phải giải thích và đáp ứng những thắc mắc đó của người dân chứ.
Việt Long: Bạn muốn nói là Nhà nước nên giải thích về chất lượng tiền polymer?
Lê Phương: Vâng. Nếu nó kém thì phải đưa ra thời hạn và cách giải quyết đồng thời trừng phạt kẻ làm sai. Nếu nó tốt thì cần đưa những người đã viết bài và cho đằng bài sai sự thật ấy ra tòa xét xử theo pháp luật.
Nhưng không thể vì thế mà trách cứ báo giới được, bởi vì chức năng của truyền thông là phản ánh tin tức. Nếu chính quyền thật sự là của dân, do dân và vì dân như đảng vẫn thường nói thì phải giải thích và đáp ứng những thắc mắc đó của người dân chứ.
Đằng này đùng một cái ra lệnh trừng phạt. Chỉ nói chung chung là sai phạm trong đưa tin về chất lượng tiền polymer và không tuân theo sự chỉ đạo của chính phủ thôi. Không nói cụ thể là lỗi gì mà chỉ viện điều 6 điều 10 luật báo chí ra; với người dân như vậy thì bị rơi từ chỗ mơ hồ này tới chỗ mơ hồ khác. Mấy ai biết luật báo chí nó ra sao đâu.
Thành ra đối với một bộ phận nhân dân, chính cái lệnh trừng phạt báo chí ấy nó còn có phần nào gây chán nản hơn là chuyện polymer kém chất lượng.
Việt Long: Một số tổ chức quốc tế bảo vệ báo chí cho rằng 6 tòa báo ở Việt Nam bị trừng phạt là do đã đăng tải sự liên quan giữa con trai ông thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy với công ty in tiền. Theo bạn thì họ nói vậy có đúng không?
Lê Phương: Dấu hiệu mờ ám thì đã rõ. Nhưng Lê Phương nghĩ rằng cái chính là ông Lê Đức Thúy còn có thế mạnh. Ngoài ra ở vị trí thống đốc ngân hàng điều hành toàn bộ ngành tiền tệ Việt Nam, không nhiều thì ít ông Thúy phải nắm được một số bằng chứng về những tài khoản ngoại hối bất hợp pháp có được từ ăn cắp công quỹ của nhiều nhân vật. Đấy chính là thứ vũ khí tự vệ của ông ta. Cùng lắm thì chơi đòn "lưỡng bại câu thương".
Việt Long: Ý bạn nói là cả hai bên cùng thiệt hại?
Lê Phương: Vâng. Trạng chết chúa cũng băng hà. Dĩ nhiên chẳng ai muốn bị lung lay cái ghế nên hạ ông Thúy không dễ. Và như vậy là nỗ lực chống tham nhũng của một số lãnh đạo mới mà nổi bật là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang gặp rất nhiều trở ngại. Điều đó khiến nhiều người dân vừa vui được một tí đã lại phải thở dài. Công lý còn xa quá.
Việt Long: Nếu cứ như bạn nói thì việc điều tra tiêu cực, rồi những tham nhũng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam sẽ đi tới đâu? Gần nhất là chuyện ông Lê Đức Thuý?
Lê Phương: Sau khi trả lại ngôi nhà công sản 6 Lý Thái Tổ xong - nuốt không trôi thì nhả ra đấy- mới đây hôm 18/10 ông Lê Đức Thúy lại ra lệnh cho cấp dưới điều tra chuyện Agribank kinh doanh đô la bị lỗ 500 tỷ. Chuyện này xảy ra cách đây 2 năm và công luận đòi hỏi lâu rồi, quốc hội yêu cầu nhiều rồi, sao không xử lí đi tới bây giờ ông ta mới tích cực?
Rất lố bịch bởi vì từ vị trí một người bị điều tra vì liên quan tới sai phạm tham nhũng, Lê Đức Thúy lại có cơ trở thành lá cờ đầu trong phong trào chống tham nhũng. Đó là một sự đổi trắng thay đen mà chỉ ở Việt Nam hiện nay mới xảy ra.
Kinh doanh & Sản phẩm là một tạp chí nhỏ. Đóng cửa Kinh doanh & Sản phẩm ít khiến người dân bất bình vì lượng người đọc của nó thấp, ở đây không xét tới sự bất bình đó là đúng hay sai, nhưng vẫn đủ để răn đe được báo giới ở thời điểm này nhất là khi APEC cận kề. Đừng bao giờ được phép quên người làm báo phải trung thành với đảng. Đã không ít lần một số lãnh đạo đảng công khai huấn dụ trên đài báo như vậy anh ạ.
Việt Long: Như vậy thì những nỗ lực rất đáng ghi nhận của báo chí trong việc phanh phui nhiều tiêu cực thời gian qua liệu có kết quả ra sao?
Lê Phương: Thì đấy, kết quả là 8 tờ bị vịn vì tiền polymer. Và thêm một tờ nữa là Kinh doanh & Sản phẩm bị đóng cửa vì tội không thực hiện đúng tôn chỉ ghi trong giấy phép hoạt động.
Việt Long: Được biết là tờ Kinh doanh & Sản phẩm bị đóng cửa vì đã đăng bài phản ánh vấn đề tình dục không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Thế là sai tôn chỉ phải không?
Lê Phương: Vâng. Nhưng nếu lấy lí do thuần phong mĩ tục ra thì sẽ phải đóng cửa ít nhất một nửa trong số 700 đầu báo quốc doanh hiện nay.
Việt Long: Thế thì tại sao có nhiều tờ cùng vi phạm tương tự, nhưng lại chỉ đóng cửa duy nhất tạp chí Kinh doanh & Sản phẩm thôi?
Lê Phương: Kinh doanh & Sản phẩm là một tạp chí nhỏ. Đóng cửa Kinh doanh & Sản phẩm ít khiến người dân bất bình vì lượng người đọc của nó thấp, ở đây không xét tới sự bất bình đó là đúng hay sai, nhưng vẫn đủ để răn đe được báo giới ở thời điểm này nhất là khi APEC cận kề. Đừng bao giờ được phép quên người làm báo phải trung thành với đảng. Đã không ít lần một số lãnh đạo đảng công khai huấn dụ trên đài báo như vậy anh ạ.
Việt Long: Nhưng tôi tin là nhiều nhà báo ở Việt Nam, như đã từng chứng tỏ, họ vẫn và sẽ tỏ ra trung thành với sự thật hơn là với bất kỳ một chế độ nào, bạn đồng ý không?
Lê Phương: Vâng.
Việt Long: Xin cảm ơn và chào bạn Lê Phương.