Human Rights Watch: Việt Nam nên cải thiện tình hình thay vì chối bỏ


2006.06.18

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch (HRW) vừa ra văn bản cáo buộc chính quyền Việt Nam có hành động khủng bố, ngược đãi, giam cầm người thiểu số vùng Tây Nguyên sau khi họ từ Campuchia trở về. HRW cũng kêu gọi Cao Ủy Tị Nạn và cộng đồng quốc tế có biện pháp thích đáng với Việt Nam về những vi phạm nhân quyền này.

BradAdams200.jpg
Ông Brad Adams, giám đốc chuyên trách bộ phận Châu Á. AFP PHOTO

Ngay tức khắc, Hà Nội phủ nhận hoàn toàn việc trù dập người Thượng Tây Nguyên, cũng như báo bỏ những cáo buộc cho rằng nhà nước bắt giữ, đánh đập, tra tấn người sắc tộc này sau khi họ hồi hương về Việt Nam.

Trong một cuộc nói chuyện với Đài Á Châu Tự Do, Giám đốc Khu vực châu Á của HRW, ông Brad Adams, cho biết ý kiến của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền về sự phản bác của Việt Nam, đồng thời trình bày một số quan điểm khác về vấn đề.

Nhã Trân: Thưa ông, chính phủ Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền về vấn đề người sắc tộc Tây Nguyên bị trù dập sau khi trở về Việt Nam. Ông có thể cho biết rõ hơn về phản ứng của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các đề nghị của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền?

Ông Brad Adams: Trả lời các cáo buộc của tổ chức chúng tôi, phía Việt Nam đã chối bỏ các vi phạm về nhân quyền, phủ nhận việc áp bức những người Thượng Tây Nguyên hồi hương, và nói rằng mọi chuyện ở vùng này đều tốt đẹp.

Nhã Trân: Xin ông cho biết tổ chức của quý ông có ý kiến gì về phản bác của nhà cầm quyền Hà Nội?

Ông Brad Adams: Chúng tôi sẽ nói chuyện với chính phủ Việt Nam cũng như chính phủ các nước khác, đồng thời tiếp tục phổ biến các sự thật. Cáo trạng chúng tôi đưa ra rất đúng đắn và chính xác; chính quyền Việt Nam biết điều này.

Nếu Hà Nội thật sự quan tâm đến vấn đề, họ phải mở cuộc điều tra về tố cáo là người thiểu số vùng Tây nguyên bị áp bức trước khi họ ra thông cáo phản bác, thế nhưng họ đã không làm như vậy, mà cứ khẳng định là mọi sự tại vùng này đều tốt đẹp. Ai cũng biết đang có nhiều vấn đề nghiêm trọng xẩy ra tại nơi này, và những lập luận phản bác của chính phủ Việt Nam không thể tin tưởng được.

Việc họ hoàn toàn chối bỏ cáo buộc của chúng tôi chỉ nội trong một ngày chứng tỏ họ đã không xem xét các dẫn chứng của HRW. Khi nhà cầm quyềnViệt Nam hành động với cung cách như vậy, chúng tôi không màng đến các tuyên bố của họ.

Nếu Hà nội thật sự quan tâm đến vấn đề, họ phải mở cuộc điều tra về tố cáo là người thiểu số vùng Tây nguyên bị áp bức trước khi họ ra thông cáo phản bác, thế nhưng họ đã không làm như vậy, mà cứ khẳng định là mọi sự tại vùng này đều tốt đẹp. Ai cũng biết đang có nhiều vấn đề nghiêm trọng xẩy ra tại nơi này, và những lập luận phản bác của chính phủ Việt Nam không thể tin tưởng được.

Nhã Trân: Ông có thể xác nhận tổ chức của ông đã có đủ bằng cớ chứng minh cho việc những người Thượng Tây nguyên bị bắt bớ,,điều tra, đánh đập hoặc thậm chí tra tấn hay không?

Ông Brad Adams: Chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian, và đã tiến hành điều tra vụ việc rất lâu trước khi viết báo cáo. Chúng tôi tuyệt đối đảm bảo những điều đã công bố. Thêm nữa, nếu không xác minh được sự trung thực của các nguồn tin thì chúng tôi không phổ biến cáo trạng.

Xin nhấn mạnh một lần nữa, là nếu không xác minh được sự trung thực của các nguồn tin, chúng tôi không phổ biến. Báo cáo được đưa ra sau khi tổ chức chúng tôi thu thập được nhiều dữ kiện, sau khi làm việc với nhiều người thiểu số Tây nguyên trong một thời gian rất dài, và chúng tôi chỉ loan tải những tin tức đã được hoàn toàn kiểm chứng.

Nhã Trân: Ông nói báo cáo dựa trên các bằng chứng tin cậy được. Xin ông cho biết Tổ Chức Nhân Quyền có các dữ liệu cụ thể nào không, như phim ảnh chẳng hạn?

Ông Brad Adams: Mặc dù không có các thước phim quay những cảnh công an đánh đập, tra tấn những người sắc tộc này, nhưng chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn nhiều người và kiểm chứng các nguồn tin. Chúng tôi tuyệt đối quyết xác rằng những điều đã loan báo về vụ việc là đúng đắn, chính xác.

Tất nhiên, nếu nhà nước Việt Nam cho tổ chức chúng tôi và Liên Hiệp Quốc đến vùng Tây nguyên để xem xét, điều tra tại chỗ thì chúng tôi sẽ có nhiều tin tức hơn. HWR sẽ rất vui được thực hiện điều này, nhưng đã không được phép, vì họ không cho chúng tôi vào.

Nhã Trân: Theo ông tổ chức Quan Sát Nhân Quyền có thể tìm hậu thuẫn quốc tế, hoặc quốc tế có thể làm gì để giúp các khuyến cáo các ông đưa ra được lưu ý và thi hành?

Chính phủ Việt Nam nên để nền chính trị của đất nước phát triển theo chiều hướng tự nhiên, cùng một xu thế với nền kinh tế. Nếu họ cho phép hệ thống chính trị được thêm tự do, là điều họ đang làm với hệ thống kinh tế, chúng tôi sẽ không có gì để phản kháng, và nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không còn phải lo sợ chính người dân của mình, quan ngại với những điều dân chúng nói. Nhà nước nên để nhân dân bày tỏ quan điểm chính trị của họ.

Ông Brad Adams: Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, và các quốc gia viện trợ chính cho Việt Nam như Hoa Kỳ, Thụy Điển, Pháp cũng như các nước khác có thể cùng lên tiếng, trực tiếp thảo luận với Hà Nội, giải thích cho họ thấy tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền.

Nhã Trân: Xin hỏi ông tổ chức Quan Sát Nhân Quyền sẽ có những hoạt động nào về vấn đề này trong thời gian tới đây?

Ông Brad Adams: Như chúng tôi vừa trình bày, vấn đề là cần tiếp tục đối chất với nhà cầm quyền Việt Nam và loan truyền các tin tức đã được kiểm chứng. Chính quyền Việt Nam rồi sẽ phải nhìn nhận đã gây những bất ổn cơ bản và to lớn tại vùng Tây nguyên, đã đàn áp người sắc tộc này, khiến họ phải đào tỵ sang Campuchia, bỏ lại gia đình và người thân yêu.

Chính nhà cầm quyền Hà Nội cũng đã làm đất nước bị xáo trộn. Cách tốt nhất để nhà nước cải thiện tình hình xã hội là giải quyết các vấn đề này, thay vì chối bỏ.

Nhã Trân: Ông có thêm ý kiến hoặc điều gì muốn nói với nhà nước Việt Nam hay không?

Ông Brad Adams: Chính phủ Việt Nam nên để nền chính trị của đất nước phát triển theo chiều hướng tự nhiên, cùng một xu thế với nền kinh tế. Nếu họ cho phép hệ thống chính trị được thêm tự do, là điều họ đang làm với hệ thống kinh tế, chúng tôi sẽ không có gì để phản kháng, và nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không còn phải lo sợ chính người dân của mình, quan ngại với những điều dân chúng nói. Nhà nước nên để nhân dân bày tỏ quan điểm chính trị của họ.

Chính phủ lâu nay vẫn nói muốn hiện đại, canh tân hóa đất nước, vậy thì chính quyền nên xả giãn, cởi mở về chính trị. Sự cởi mở này sẽ chấm dứt các sự cố như ở Tây Nguyên. Vấn đề đã xảy ra vì người dân bị căng thẳng, dồn nén, và không được phép nói những điều muốn nói.

Nhã Trân: Cảm ơn ông đã dành cho đài Á Châu Tự Do cuộc phỏng vấn này.

Tin mới nhất Đài Á Châu Tự Do vừa nhận được cho hay Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vừa lên tiếng bác bỏ phúc trình của Human Rights Watch, cho rằng báo cáo của tổ chức nhân quyền này có tính cách tổng quát, dựa theo lời kể của 5 người Thượng và không thể kiểm chứng được lời khai của 5 người này.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.