Nhã Trân, phóng viên đài RFA
Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch vừa gửi thư cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng ngày 12 tháng 7 vào dịp chính phủ Việt Nam đổi mới về nhân sự. Lá thư dài 6 trang kêu gọi tân Thủ Tướng và chính phủ Việt Nam ban hành các điều luật, chính sách mới đồng thời thực hiện những hành động cụ thể để cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.

Nhã Trân phỏng vấn ông Brad Adams, Giám Đốc Khu Vực Châu Á của Human Rights Watch (HRW) về sự kiện này.
Nhã Trân: Thưa ông, theo chúng tôi biết trong thư gửi tân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa rồi, Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền nhắc lại rằng từ nhiều năm nay nhân quyền cũng như các quyền tự do căn bản của người dân tại Việt Nam không được tôn trọng.
Ông Adams: Việt Nam vừa có vị lãnh đạo mới nên chúng tôi gửi kiến nghị cho Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng, hy vọng chính phủ mới sẽ có đường lối khác hơn chính phủ trước đây. Chúng tôi sẽ thử làm việc với nhà cầm quyền, trình bày và góp ý cho họ thấy những điều cần làm để tôn trọng nhân quyền.
Tuy nhiên, sự thay đổi phải được bắt đầu từ cơ quan chỉ đạo, và có thể điều này sẽ được thực hiện bởi giới lãnh đạo mới của Việt Nam, như tổng thống Nga Gorbachev đã làm ở Liên Bang Sô Viết lúc trước, hay một số quan chức chính phủ Trung Quốc đã làm đối với một số vấn đề ở Hoa lục.
Dĩ nhiên Trung Quốc cũng có nhiều vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền nhưng nói chung nước này có tự do hơn Việt Nam, và họ sắp tiến hành những cải tổ sâu xa về chính trị. Chúng tôi hy vọng giới cầm quyền mới của Việt Nam sẽ nhận thức được rằng không cần phải theo các đường lối cũ, và từ đó đi đến quyết định hủy bỏ các lề thói xưa.
Không có lý do nào để công dân trong nước phải bị bỏ tù, giam cầm chỉ vì bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với nhà cầm quyền về một vấn đề nào đó. Việc đàn áp, bắt bớ những người này thật lố bịch và sai trái, và là điều không thể chấp nhận ở thế kỷ thứ 21. Chúng tôi vô cùng mong mỏi là giới lãnh đạo mới thấy được điều này.
Không có lý do nào để công dân trong nước phải bị bỏ tù, giam cầm chỉ vì bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với nhà cầm quyền về một vấn đề nào đó. Việc đàn áp, bắt bớ những người này thật lố bịch và sai trái, và là điều không thể chấp nhận ở thế kỷ thứ 21. Chúng tôi vô cùng mong mỏi là giới lãnh đạo mới thấy được điều này.
Nhã Trân: Tổ Chức Quốc Tế Theo Dõi Nhân Quyền cho rằng nhân quyền cũng như các quyền tự do căn bản của người dân tại Việt Nam bị vi phạm. Xin ông cho hay nhận định của HRW dựa trên cơ sở nào?
Ông Adams: Chính quyền Việt Nam không cho phép người dân được tự do phát biểu hoặc thành lập đảng chính trị nào khác đảng Cộng Sản, không cho dân được hội họp riêng về các vấn đề có tính cách chính trị hoặc bày tỏ hay biểu tình phản kháng những sai trái của nhà cầm quyền, không cho những người bất đồng chính kiến được xét xử công bằng và đúng đắn theo luật. Nói tóm lại, các quyền căn bản của con người không hề có tại Việt Nam, và điều này xảy ra là vì chính phủ cương quyết duy trì tình trạng độc đảng.
Nhã Trân: Tuy nhiên, trái với các báo cáo của HRW lâu nay, nhà cầm quyền Hà Nội luôn tuyên bố rằng nhà nước tôn trọng nhân quyền của dân, cũng như không hề có chuyện đàn áp những nhà bất đồng chính kiến hơặc dân chúng trong nước. Ông có ý kiến gì về các tuyên bố của chính phủ Việt Nam?
Ông Adams: Những lời này thật buồn cười và lố bịch. Việt Nam là một trong những nước vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền nhưng lại nói ngược lại. Chúng tôi đã theo dõi và thu thập được nhiều bằng chứng các vi phạm xảy ra ở Việt Nam, những điều này đã được tường trình trong các báo cáo của HRW.
Nhã Trân: Chính quyền Việt Nam cũng thường nói rằng mỗi quốc gia có thể chế và chính sách cá biệt, mà các nước khác không nên, hoặc không có thẩm quyền phê phán. Ngoài ra nhà nước cũng lên án sự can thiệp của các tổ chức nhân quyền quốc tế, điển hình là HRW, là xâm phạm vào nội bộ của Việt Nam. Ông nghĩ sao về những lập luận này?
Ông Adams: Quan điểm này thật kỳ lạ. Việt Nam đã ký vào công ước quốc tế, trong đó nói công dân của mọi quốc gia đều phải được đối xử như nhau. Chính quyền Việt Nam cũng đã mâu thuẫn với chính mình khi tuyên bố như vậy, vì ngay cả luật pháp Việt Nam cũng có nêu rõ rằng những quyền tự do căn bản của công dân phải được tôn trọng.
Lập trường của nhà cầm quyền cũng vô lý khi cho rằng có những điều người dân nước này làm được trong khi người dân nước khác thì không, vì con người ở bất cứ quốc gia nào cũng giống nhau, là không muốn bị bắt giữ, đánh đập, tra tấn chỉ vì có ý kiến với chính quyền hoặc vì nói ra những suy nghĩ của mình. Thay vào đó họ mong có tự do và bình an cho bản thân, cũng như cho gia đình họ.
Nhã Trân: Nhà nước Việt Nam còn cho rằng các tổ chức nhân quyền tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn về nhân quyền. Xin hỏi ông điều này hư thực thế nào?
Tổ chức HRW phê bình mọi chính thể vi phạm nhân quyền và các chuẩn mực về nhân quyền được áp dụng chung cho mọi quốc gia, không có trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi không hề thay đổi các tiêu chuẩn này bao giờ. Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi chỉ nhắc nhở để chính quyền Hà Nội nhớ những điều đã cam kết, chứ không đặt ra các điều luật này.
Ông Adams: Tổ chức HRW phê bình mọi chính thể vi phạm nhân quyền và các chuẩn mực về nhân quyền được áp dụng chung cho mọi quốc gia, không có trường hợp ngoại lệ. Chúng tôi không hề thay đổi các tiêu chuẩn này bao giờ. Việt Nam đã ký nhiều công ước quốc tế về vấn đề nhân quyền. Chúng tôi chỉ nhắc nhở để chính quyền Hà Nội nhớ những điều đã cam kết, chứ không đặt ra các điều luật này.
Ngoài vấn đề nhân quyền, chúng tôi có ý kiến riêng rằng trong tương lai chức vụ Thủ Tướng của Việt Nam nên được do toàn dân bầu lên. Người dân phải được quyền chọn lựa người lãnh đạo. Luật pháp Việt Nam có nói rõ điều này. Đã đến thời điểm mà nhà cầm quyền Việt Nam nên tin tưởng vào người dân và để họ được trình bày chính kiến, nói ra những suy nghĩ của họ.
Nhã Trân: Có phải ông muốn nói là đã đến lúc Việt Nam nên chấp nhận chế độ đa đảng, khác với tình trạng chính trị hiện nay?
Ông Adams: Nhất định là như vậy. Thể chế đa đảng xưa nay vẫn được nêu rõ trong luật pháp quốc gia. Nếu đảng cầm quyền đương thời đã đạt được những thành quả trong việc phát triển đất nước trong thời gian qua, đưa nước nhà đến thành công và hạnh phúc như vẫn nói, thì họ không có lý do gì để lo sợ một cuộc tuyển cử dân chủ. Đảng đương nhiệm sẽ có quyền như các đảng khác, được người dân lựa chọn theo thể thức công bằng trong một cuộc tuyển cử dân chủ thực sự.
Nhã Trân: Chân thành cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.