Ý kiến của Tiến sĩ Hà Sĩ Phu về con đường tự do và dân chủ cho Việt Nam

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Lên tiếng khi đưa ra lời nhận xét về bài góp ý của ông Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính Trị liên quan đến lý luận thực tiễn 20 năm đổi mới của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu từ Ðà Lạt đưa ra lời nhận định khi cho rằng:

HaSiPhu150.jpg

“Về những quyết sách lớn có liên quan đến sự tồn vong của chủ nghĩa cộng sản thì tất nhiên ông Kiệt còn phải tránh, thế nhưng còn nhiều việc khác đáng lẽ ông Kiệt cần bày tỏ lập trường và giải pháp dứt khoát hơn thì ông Kiệt lại chưa bộc lộ được trong bài viết này".

Mời quí thính giả tiếp tục theo dõi phần hai cuộc nói chuyện mà Tiến sĩ Hà Sĩ Phu dành cho Việt Hùng của Ðài Á Châu Tự Do

Tư tưởng tả khuynh

Việt Hùng: Tiếp tục câu chuyện liên quan đến góp ý của ông Võ Văn Kiệt, trong bài ông Kiệt có phê phán tư tưởng tả khuynh, một xu hướng chính từ trước đến nay của nền chính trị Việt Nam, Tiến sĩ nhìn vấn đề ra sao ?

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Trong phần hai của bài viết, ông Võ Văn Kiệt đã tập trung phê phán xu hướng "Tả khuynh" và ông nói rằng, "Tư tưởng tả khuynh chống lại thực tế khách quan, chống lại trí tuệ, cho nên là gây ra đủ mọi tổn thất"

Trong một phong trào mà có tả khuynh hữu khuynh thì không phải chuyện lạ. Tả khuynh đem lại những tổn thất cũng không có gì lạ. Nhưng chuyện lạ ở đây là sự Tả khuynh này rất ngược đời.

Người ta thấy rất lạ là bám lấy sách vở giáo điều đến mức bảo thủ trì trệ mà thành ra Tả khuynh thì chỉ có nghĩa là chính những giáo điều ấy bản chất nó là Tả khuynh, càng bám nó thì càng Tả khuynh, chứ còn gì khác?

Vậy Tả khuynh ở đây không phải là khuyết điểm do những cán bộ làm sai, do không hiểu nội hàm của chủ nghĩa, mà chính Tả khuynh nằm trong nội hàm của chủ nghĩa. Nói sai lầm Tả khuynh là do không hiểu đúng nội hàm của chủ nghĩa là nói ngược, là bao che cho chủ nghĩa.

Tả khuynh hay Hữu khuynh

Cái gì chống lại Tả khuynh, tức là thuận với trí tuệ và thực tiễn như ông Kiệt nói, là bị nó đẩy ra hoặc triệt tiêu. Trong "trường tả khuynh" ấy từng giây từng phút diễn ra sự chọn lọc và đào thải theo hướng phản tiến hóa, và cứ thế suốt 60 năm rồi, hỏi sự tử tế, trung thực, nhân ái còn sống sót được bao nhiêu?

Việt Hùng: Nhưng mà cứ nói, tả khuynh, hữu khuynh rồi lại tả khuynh..... nhiều khi dư luận cứ phải nghe đi nghe lại nhiều lần và thậm chí chẳng hiểu ai là tả khuynh ai là hữu khuynh..... vì điều này chỉ có đảng mới biết, nhân dân thì đâu có quyền biết ?

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Vâng, đúng như ông Kiệt đã mô tả, tả khuynh của chủ nghĩa đã tạo ra một cái "trường" tả khuynh bao phủ toàn xã hội. Giống như từ trường, điện trường, trường Tả khuynh vô hình nhưng có tính định hướng rất mạnh: cứ cái gì cùng chiều Tả khuynh với nó là nó nống lên, nó khuyếch đại, nó hút lên trên.

Cái gì chống lại Tả khuynh, tức là thuận với trí tuệ và thực tiễn như ông Kiệt nói, là bị nó đẩy ra hoặc triệt tiêu. Trong "trường tả khuynh" ấy từng giây từng phút diễn ra sự chọn lọc và đào thải theo hướng phản tiến hóa, và cứ thế suốt 60 năm rồi, hỏi sự tử tế, trung thực, nhân ái còn sống sót được bao nhiêu?

Tình trạng có “quyền uy” đen lại chi phối “quyền lực” của đảng và nhà nước thì tôi nghĩ cái mối liên hệ của cái uy quyền đen như thế chính là kết quả của một sự độc quyền và tả khuynh lâu dài. Cho nên không lấy làm lạ là Tả khuynh gây tác hại thế mà không bị kỷ luật gì, trái lại chống Tả khuynh thì bị quy kết ngay là xét lại, là phản động. Lấy cái phản động làm chuẩn để đo người tử tế thì người tử tế lại thành phản động chứ có gì lạ.

Tư tưởng dân chủ

Việt Hùng: Có vẻ ông hơi bi quan, phải chăng là bằng sự trải nghiệm của bản thân mà ông có những suy nghĩ như thế hay sao? Vậy tư tưởng dân chủ có còn nhiều ở Việt Nam ?

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Vâng, nhưng mà thôi cũng không phải bi quan đâu ông ạ. Vì thế này, tự nhiên rất là công bằng, nó lại có qui luật cân bằng, tức là bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lê tả khuynh thì lập tức xuất hiện ngay đối lập, tức là dòng hữu khuynh, chống lại dòng tả khuynh của Mác-Lê.

Thế cho nên là khi mà người ta muốn áp đặt một chủ nghĩa Tả phi lý ấy thì lại xuất hiện ngay một cánh Hữu để "Xét Lại" chủ nghĩa đó, mà người tiêu biểu là Eduard Bernstein coi như cha đẻ của Chủ nghĩa Xét lại, của trường phái gọi là Xã Hội - Dân Chủ.

Ở những nước mà chủ nghĩa Cộng sản độc chiếm, không mọc ra được một đảng đối lập như đảng Xã Hội Dân Chủ thì sẽ mọc ra những nhân vật “xét lại”, và những người "xét lại" này cũng bị những người tả khuynh quy là hữu khuynh.

Dòng “Xã hội-Dân chủ ” này ở các nước Cộng sản thì gọi là hữu khuynh, nhưng ở các nước Tư bản lại chính là đảng năng động tiến bộ mang tính chất tả khuynh. Tôi thì tôi muốn lấy hình ảnh nói thiên nhiên sinh ra loài mèo là để “đính chính” lại sự sinh ra loài chuột để cân bằng nhau, cũng như xã hội đã sinh ra dòng Xã hội-Dân chủ là sự “đính chính” lại dòng Mác-Lê tả khuynh, nên không lấy làm lạ là nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền sợ Xã hội-Dân chủ như chuột sợ mèo vậy.

Độc tài cũng sợ Dân chủ, sợ kẻ “đính chính” mình, thế cho nên Dân Chủ phải thắng thôi chứ không có gì phải bi quan đâu anh Hùng ạ.

Con đường ra cho Việt Nam

Việt Hùng: Dạ, vâng, nhưng mà trong bối cảnh thực tiễn hiện nay của Việt nam, đâu là con đường ra cho Việt Nam? Và với cái nhìn của ông Việt nam có cần một tư tưởng để phát triển hay không?

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: Con đường ra, phải đáp ứng được hai yêu cầu :

Ðiều cốt lõi là phải làm sao kết hợp được xu thế văn minh toàn cầu với đặc điểm dân tộc, không cần một chủ nghĩa nào, một hệ tư tưởng nào, bản chất vấn đề là vậy.

- Yêu cầu thứ nhất: phải mở đường đi tới một xã hội Dân chủ Đa nguyên Pháp trị, tất nhiên là đa đảng, đấy là yêu cầu thứ nhất

- Thứ hai là phải có tính khả khi, nếu không khả thi thì dù tốt đẹp mấy cũng có tác dụng gì cả. Thế mà khả thi trong thực tế của Việt Nam hiện nay có nghĩa là bằng con đường tuyên truyền vận động có thể tạo được sự đồng thuận đông đảo nhất, mọi tầng lớp, mọi nguồn gốc chính trị, trong nước và ngoài nước, kể cả những người Cộng sản có mong muốn dân chủ, tất cả để tạo sức mạnh tổng hợp để gây sức ép chính trị và kinh tế, cải biến một cách hòa bình xã hội hiện nay thành xã hội Dân chủ-Đa nguyên- Pháp trị.

Ðiều cốt lõi là phải làm sao kết hợp được xu thế văn minh toàn cầu với đặc điểm dân tộc, không cần một chủ nghĩa nào, một hệ tư tưởng nào, bản chất vấn đề là vậy.

Nhưng mà lại xuất phát từ một xã hội như ta, tức là từ một xã hội đang nằm dưới một ý thức hệ độc tôn cố thủ hàng nửa thế kỷ nay rồi. Từ cái thực tế đó, con đường đi ra thì ta phải mượn một con đường nào đó, về hình thức và nguồn gốc gần gũi với ý thức hệ ấy, về thực tế đang là một hình mẫu có uy tín trên thế giới, thế thì mới có tính dễ thuyết phục.

Tôi thấy các nước trên thế giới như là Bắc Âu: Na-uy, Thụy điển, Phần lan, Đan Mạch chẳng hạn, về chính thể thì liên quan đến dòng Dân chủ-Xã hội, là một nhánh tách ra song song với dòng Cộng sản, nguồn gốc thì cũng là liên quan đến Mác, thế nhưng mà liên quan về nguồn gốc thôi, chứ còn bây giờ nó cũng chẳng còn gì gọi là Mác cả.

Nhưng mà về thực tế thì đang là hình mẫu cao nhất về chất lượng sống, thì tôi thấy nó đạt được 2 yêu cầu đó, thì nó sẽ có tính thuyết phục, thì ta có thể mượn nó để tạo ra những chuyển biến quan trọng ban đầu. Ta chỉ mượn lối để đi ra thôi chứ còn khi đã có một nền dân chủ tối thiểu rồi thì sau đó toàn dân tộc mình sẽ tìm lấy mô hình thích hợp riêng của mình, chứ cũng không phải cứ bám và dập khuôn theo họ.

Thế nhưng mà ở đây tôi thấy có điểm tế nhị như thế này, tôi xin nói rõ thêm :

- Ðiểm thứ nhất như là Na-uy, Thụy-điển, Phần-lan chẳng hạn, đảng Xã hội – Dân chủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống chính trị, thậm chí trở thành đảng cầm quyền, nhưng vì họ cầm quyền thông qua con đường bầu cử dân chủ cho nên không có sự áp đặt, loại trừ những xu hướng khác. Tuy là họ có cầm quyền nhưng người dân vẫn có quyền tự do tư tưởng, tự do lập hội, tự do lập đảng.

Tôi nghĩ rằng những người không cộng sản ở trong nước cũng như ở ngoài nước không có lý do gì để e sợ rằng con đường này thực chất vẫn là con đường cũ của cộng sản hay đây là một cách mở đường cho đảng? Không phải!

Bạn nghĩ gì về nhận xét này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org

Theo con đường đó là hoàn toàn có dân chủ, tự do thật sự.

"Cộng sản-Dân chủ" và “Xã hội-Dân chủ”

Việt Hùng: Vâng, câu hỏi cuối cùng trước khi chấm cuộc nói chuyện thưa Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một số ý kiến cho rằng, trong bài góp ý ông Kiệt chỉ nêu ra những vấn đề, nhưng chưa đưa ra được hướng giải quyết, ông nhận định ra sao ?

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: ... thì đấy là chỗ yếu của bài góp ý của ông Kiệt so với một số bài góp ý của các trí thức và lão thành cách mạng khác đã góp ý với Đại hội X.

Về những quyết sách lớn liên quan đến sự sống còn hay đào thải của chủ nghĩa Cộng sản thì tất nhiên ông Kiệt còn phải tránh, nhưng còn nhiều việc khác đáng lẽ ông Kiệt có thể và cần bày tỏ lập trường và giải pháp dứt khoát thì ông cũng chưa bộc lộ được trong bài viết này.

Nếu xu hướng của ông Kiệt là "Cộng sản-Dân chủ", tức là Cộng sản muốn dân chủ hoá, thì tôi nghĩ cũng rất gần gũi với xu hướng “Xã hội-Dân chủ” mà tôi đề cập ở trên.

Việt Hùng: Thay mặt quí thính giả xin cám ơn Tiến sĩ.