Tìm hiểu bệnh tay-chân-miệng ở trẻ em

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Thời gian gần đây, bệnh tay-chân-miệng bùng phát mạnh từ khu vực miền Trung vào đến các tỉnh phía Nam. Trung tâm y tế dự phòng TPHCM dự báo năm nay rất có thể là năm chu kỳ dịch quay trở lại. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nhẹ và thường xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng và kịp thời khi trẻ có biến chứng thì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

0:00 / 0:00
HandFootMouth200.jpg
Bệnh tay-chân-miệng thường xảy ra ở trẻ em. Photo courtesy YKhoaNet.com

Chương trình “Sức khỏe và đời sống” tuần này, Trà Mi hỏi thăm bác sĩ Nga, chuyên khoa Nhi, hiện đang hành nghề trong nước, để tìm hiểu thêm về căn bệnh này. Bác sĩ Nga cho biết:

Bác sĩ Nga: Hiện nay Việt Nam đang có dịch bệnh tay chân miệng. Trẻ em ở các tỉnh và ngay cả tại thành phố mắc bệnh này khá nhiều. Bệnh do virus gây ra. Có 2 loại: trước đây bệnh chủ yếu do virus lành tính coxsakie, nhưng gần đây do một tác nhân mới khác rất nguy hiểm là virus enterovirus 71 gây ra.

Trà Mi: Thưa bác sĩ, như thế nào được gọi là bệnh tay-chân-miệng?

Bác sĩ Nga: Bệnh này có những mụn nước nổi lên ở tay, chân, hoặc dộp, loét trong miệng bệnh nhân.

Trà Mi: Mức độ nguy hiểm cũng như những biến chứng của căn bệnh này ra sao?

Hiện nay Việt Nam đang có dịch bệnh tay chân miệng. Trẻ em ở các tỉnh và ngay cả tại thành phố mắc bệnh này khá nhiều. Bệnh do virus gây ra. Có 2 loại: trước đây bệnh chủ yếu do virus lành tính coxsakie, nhưng gần đây do một tác nhân mới khác rất nguy hiểm là virus enterovirus 71 gây ra.

Bác sĩ Nga: Nếu bệnh do virus enterovirus 71 gây ra thì rất nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng ở não hoặc ở tim, thậm chí tử vong. Đối tượng thường mắc bệnh này thường là trẻ dứơi 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây và lây rất nhanh.

Trà Mi: Ngoài dấu hiệu là nổi các mụn nước thì bệnh này còn có những triệu chứng nào khác nữa không, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Nga: Phải phân biệt những mụn nước của bệnh tay-chân-miệng với các mụn nước của sởi hay của các bệnh khác. Bóng nước ngoài da ở bệnh tay-chân-miệng thường có hình oval, màu xám, kích thứơc từ 2-10 mm, hay xuất hiện ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ở miệng cũng thế, ấn vào hơi đau, nếu vỡ ra thì gây vết loét trong miệng.

Bệnh này nếu bị nhẹ thì không gây sốt và có thể tự khỏi sau 5-7 ngày, nhưng nếu khác thường thì gây sốt, nôn, hay tiêu chảy. Những trường hợp nặng bệnh nhân thường nôn nhiều hoặc rối loạn vận mạch, khiến trẻ quấy khóc. Ngoài ra, nó có thể ảnh hửơng đến não làm trẻ bị co giật hoặc run chi.

Trà Mi: Bác sĩ có nói là bệnh có khả năng lây truyền nhanh, xin hỏi đường lây truyền chính của bệnh tay-chân-miệng là gì?

Bác sĩ Nga: Lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, nhất là các trẻ trong cùng 1 gia đình sinh hoạt chung, hoặc các em ở nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh lây truyền rất nhanh qua ăn uống, qua dịch nứơc bọt, chẳng hạn như dùng chung muỗng, đũa…Về thời tiết thì bệnh thường phát triển ở hai mùa từ tháng 2-4 và tháng 9-12. Thời tiết ở những mùa này dễ bị hơn.

Trà Mi: Các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất đối với căn bệnh này hiện nay là gì?

Bác sĩ Nga: Bệnh tay-chân-miệng chua có phương pháp phòng đặc hiệu, tương đối khó ngừa, chủ yếu để ý đến việc giữ vệ sinh ăn uống hàng ngày.

Trà Mi: Thế có loại vaccine nào có thể giúp ngăn ngừa virus gây bệnh này không?

Lây chủ yếu qua đường tiêu hoá, nhất là các trẻ trong cùng 1 gia đình sinh hoạt chung, hoặc các em ở nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Bệnh lây truyền rất nhanh qua ăn uống, qua dịch nứơc bọt, chẳng hạn như dùng chung muỗng, đũa…Về thời tiết thì bệnh thường phát triển ở hai mùa từ tháng 2-4 và tháng 9-12. Thời tiết ở những mùa này dễ bị hơn.

Bác sĩ Nga: Hiện nay vẫn chưa thấy đưa ra vaccine để phòng ngừa.

Trà Mi: Đó cũng là lý do lâu lâu lại nghe dịch bùng phát ở nơi này nơi kia, phải không ạ?

Bác sĩ Nga: Đúng đấy. Lâu lâu cứ phải khuyến cáo. Nếu thấy địa phương nào có số trẻ em mắc phải nhiều thì lại yêu cầu cơ sở y tế cộng đồng tại đó chú ý đến vấn đề giáo dục, nhắc nhở người dân về vấn đề vệ sinh ăn uống để ngăn ngừa bệnh lây lan ra.

Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết phương pháp chữa trị căn bệnh này ra sao? Có thể điều trị tại nhà được không?

Bác sĩ Nga: Chăm sóc, theo dõi bệnh tại nhà nói chung chỉ lưu ý đến vấn đề giữ vệ sinh, tránh không để các cái mụn ấy dập ra có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Những trường hợp bình thường chỉ trong vòng 1 tuần lễ sẽ tự hết, không có vấn đề. Đối với các biểu hiện như trẻ bị sốt, quấy khóc, vật vã…thì phải đưa đến bệnh viện để xử lý vì đó là trường hợp đã nặng có thể biến chứng tai hại nguy hiểm chết người.

Tại khu vực TPHCM phụ huynh nên đưa con em đến các bệnh viện chuyên môn như Nhi đồng 1, 2 hay Trung tâm bệnh nhiệt đới.

Trà Mi: Bác sĩ có những lời khuyên gì đối với các bậc phụ huynh?

Bác sĩ Nga: Vấn đề vệ sinh cho trẻ là hết sức quan trọng, nhất là vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ... Nhìn chung bệnh này hay xảy ra tại những khu vực có vệ sinh sinh hoạt chưa được tốt, đặc biệt là các trẻ ở ngoại ô hay nông thôn.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ dành cho chương trình hôm nay.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình này chỉ nhằm cung cấp kiến thức tổng quát về sức khoẻ. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc trực tiếp với bác sĩ cuả quí vị để được thăm khám trực tiếp.

Thông tin trên mạng:

- Wikipedia: Bệnh tay chân miệng

- YKhoaNet: Bệnh “Tay Chân Miệng” Và “Lở Mồm Long Móng”

- DrGreene: Hand-Foot-Mouth Disease

- MedlinePlus: Hand - foot - mouth disease