Tình trạng lún sụt đáng ngại ở một số khu vực trên địa bàn TP HCM
2006.11.23
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Tình trạng lún sụt ngày càng đáng ngại ở một số khu vực trên địa bàn TP HCM đang gây quan ngại và là đề tài bàn tán, nghiên cứu liên tục của giới hữu trách và các chuyên gia trong nước.

Câu hỏi được nên lên là tình trạng lún sụt này có thể phát xuất từ đâu? Qua cuộc phỏng vấn do Thanh Quang thực hiện, Thạc Sĩ Hồ Long Phi thuộc Đại học Bách khoa TPHCM, người nghiên cứu nhiều năm về lãnh vực thoát nước, cho biết như sau:
Thạc Sĩ Hồ Long Phi: Hiện nay theo kinh nghiệm của các thành phố trên thế giới thì nó phát xuất từ 2 nguyên nhân: Một là khai thác nước ngầm quá mức khiến làm giảm áp lực thủy tĩnh dưới tầng nước có áp ở dưới, khiến nó làm cả cái tầng đất của mình đi xuống.
Thứ hai là do các nhà cao tầng. Thí dụ như ở TP Jakarta tại Indonesia thì người ta nói 70% là do các nhà cao tầng, còn 30% là do nước ngầm. Ở Hà Nội thì người ta kết luận rất rõ là do nước ngầm.
Riêng đối với TPHCM hiện nay thì chưa có kết luận chính xác nào hết. Người ta chỉ quan sát hiện tượng và mới phát hiện là có dấu hiệu. Còn nguyên nhân do đâu thì hiện vẫn còn trong giai đọan thăm dò, quan sát và theo dõi. Hiện các trạm quan trắc thì mới chuẩn bị để xây dựng thôi, nên chưa thể nói chắc chắn là đất lún bao nhiêu, hay do nguyên nhân nào. Hiện nay còn nhiều ý kiến về vấn đề này.
Thanh Quang: Ngoài ý kiến của Thạc sĩ là do việc khai thác nước ngầm không hợp lý và phát triển nhiều công trình trên mặt đất – tức nhà cao tầng, còn có những ý kiến nào khác nữa không, thưa Thạc sĩ ?
Thạc Sĩ Hồ Long Phi: Số anh em bên địa chất thì họ chưa tin là có hiện tượng lún. Bởi vì họ nói sự kết cấu địa chất ở TPHCM là khá tốt. Và lượng khai thác nước ngầm hiện nay so với trữ lượng tính toán thì nó mới chỉ bằng phân nửa thôi. Nhưng phía bên những người làm thực tế, như làm đường, làm công trình thoát nước, thì họ quan sát chuyện này và thấy đó là điều hiển nhiên.
Vấn đề ai đúng, ai sai thì phải có kiểm nghiệm. Và đây là vấn đề hết sức quan trọng, không nên đưa ra kết luận ngay lập tức là đất không lún hay chưa lún để mà không quan trắc. Nếu chúng ta quan trắc mà nó không lún thì quá tốt, để chúng ta đề phòng. Còn nếu đất thật sự lún thì đó là vấn đề nghiêm trọng, bởi vì nó ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, ảnh hưởng đến hệ thống mốc cao độ; từ mốc cao độ đó chúng ta sẽ làm đường, san nền cùng nhiều thứ khác nữa.
Vấn đề ai đúng, ai sai thì phải có kiểm nghiệm. Và đây là vấn đề hết sức quan trọng, không nên đưa ra kết luận ngay lập tức là đất không lún hay chưa lún để mà không quan trắc. Nếu chúng ta quan trắc mà nó không lún thì quá tốt, để chúng ta đề phòng. Còn nếu đất thật sự lún thì đó là vấn đề nghiêm trọng, bởi vì nó ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước, ảnh hưởng đến hệ thống mốc cao độ; từ mốc cao độ đó chúng ta sẽ làm đường, san nền cùng nhiều thứ khác nữa.
Thanh Quang: Thưa Thạc sĩ, riêng về mặt cấu tạo địa chất thì cơ cấu đất ở đây có thể đã tới lúc bị lún không ?
Thạc Sĩ Hồ Long Phi: Về mặt địa chất thì TPHCM nằm ráp ranh với bãi triều, có nghĩa là vùng chuyển tiếp từ cao xuống thấp. Các quận nội thành thì tương đối cao, và ra xa thì nó thấp dần. Vì là cấu tạo của thềm biển nên cơ cấu địa chất nó tương đối yếu. Các nhà cao tầng hiện được xây dựng tại các vùng cao. Cũng có thể bị lún nhưng mình xây ở các vùng cao như vậy nên không thấy.
Thanh Quang: Thưa Thạc sĩ, việc địa bàn TPHCM bị ngập triều cường ngày càng nghiêm trọng và hiện tượng lún sụt xảy ra cùng lúc. Như vậy hai yếu tố này có liên quan gì với nhau không ?
Thạc Sĩ Hồ Long Phi: Hiện nay theo quan trắc của tôi, thì điều thứ nhất mực nước trên sông Saigòn trong thời gian 10 năm gần đây mỗi ngày một tăng. Nhưng mực nước sông dâng cao hơn so với mực nước ngập tăng thêm thì nó thực sự là nhỏ hơn. Do đó người ta đặt câu hỏi là phần thêm đó từ đâu ra. Thí dụ mực nước tăng so với cách đây 10 năm chỉ có 2 tấc thôi.
Nhưng bây giờ nhiều nơi ngập 5 tấc, 6 tấc. Thì cái phần còn lại từ đâu ra ? Thành ra bao giờ chúng ta cũng phải đặt câu hỏi là yếu tố đất lún có phải là yếu tố phụ thêm để gây ra tình trạng ngập triều quá nghiêm trọng hiện nay hay không. Thì đó là những câu hỏi mà chúng ta phải trả lời ngay lập tức.
Thanh Quang: Thưa Thạc sĩ được biết đã có nhiều ao hồ, kinh rạch ở địa bàn TPHCM bị lấp hay thu hẹp lại. Tình trạng này ảnh hưởng ra sao tới nước ngập, và cả hiện tượng lún sụt ở đây ?
Thạc Sĩ Hồ Long Phi: Về ao, hồ, kênh, mương thì mình có thể tách làm hai: Kênh, mương dẫn nước; còn ao hồ trữ nước. Thì khi người ta lấp ao hồ để xây dựng khu dân cư mới, nó làm cho dòng chảy tràn xuất hiện nay nhiều hơn trước đây, và nước tràn từ nơi cao xuống nơi thấp, khiến nơi thấp bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Khoảng 2010 tôi dự đoán là chúng ta sẽ thấy phân nửa những điểm ngập lụt biến mất. Nhưng phần còn lại rất khó, nó rải đều khắp TP nên cần đầu tư rất là nhiều. Song song đó, còn một chuyện quan trọng nữa là chúng ta phải tách cho được nước mưa ra khỏi nước thải.
Còn kênh, mương có nhiệm vụ dẫn nước. Nhưng khi không có chỗ dẫn nước, như vậy nước trong kênh sẽ dâng lên, và tất cả cống nối vào kênh đó đều bị ảnh hưởng hết. Thành ra tất cả vấn đề này đều ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng ngập lụt. Một cái ảnh hưởng vùng cao, một cái ảnh hưởng vùng thấp.
Thanh Quang: Trước tình trạng ngập lụt và lún sụt ngày càng đáng ngại như vậy, cơ quan chức năng cùng các chuyên gia có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này ?
Thạc Sĩ Hồ Long Phi: Hiện nay đây là cả một chương trình rất lớn. Chúng tôi đã nghiên cứu và cũng kết hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện những công trình cụ thể. Nhưng có điều thứ nhất là phải làm đồng bộ, và vốn liếng phải rất nhiều. Và những đồng bồ đó thì hy vọng 4 năm nữa chúng ta sẽ thấy các kết quả đầu tiên, khi những dự án quan trọng nhất đang hình thành.
Khoảng 2010 tôi dự đoán là chúng ta sẽ thấy phân nửa những điểm ngập lụt biến mất. Nhưng phần còn lại rất khó, nó rải đều khắp TP nên cần đầu tư rất là nhiều. Song song đó, còn một chuyện quan trọng nữa là chúng ta phải tách cho được nước mưa ra khỏi nước thải.
Hiện nay 2 cái đó nhập làm một để cùng thoát ra sông, gây ô nhiễm. Nên về mặt môi trường mà nói thì phải tách nó ra. Như vậy cần một hệ thống hòan tòan mới, rất tốn kém. Chứ không đơn giản là chỉ làm vài con đê, đấp vài còn đập là xong. Bởi vì nó còn liên quan nước thải, mà nước thải thì liên quan đến nhà máy xử lý, liên quan đến một hệ thống cống mới hòan tòan để tách nước đó ra.
Sơ bộ thì tôi có thể nói rằng trong 5 năm nữa chúng ta sẽ thấy một chuyển biến tương đối rõ nét trong TP, tại những khu vực quan trọng nhất của TP. Còn những khu vực khác có thể sẽ phải mất một thời gian lâu hơn.
Thanh Quang: Cảm ơn Thạc sĩ Hồ Long Phi rất nhiều.
Những bài liên quan
- Nguyên nhân khiến triều cường gây ngập lụt TP.HCM trên diện rộng
- Các chuyên gia báo động về chất lượng môi trường ngày càng ô nhiễm nặng
- Công ty Sawaco từ chối thay đổi quy trình xử lý nước mới bị nhiễm bẩn
- WHO báo động về tình trạng ô nhiễm không khí và các tác hại nghiêm trọng
- Sài Gòn ngập nặng do triều cường tăng cao
- UNICEF: Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc cung cấp nguồn nước sạch
- Lợi hay hại đối với sản phẩm bao bì tự phân huỷ sinh học
- Nạn ô nhiễm môi trường trong nước ngày càng gia tăng
- Các khu cao ốc và cơ sở thương mại ngày càng lấn chiếm đất của công viên