Tìm hiểu bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) (phần 2)
2007.03.23
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Trong chương trình kỳ trước, bác sĩ Thọ, chuyên khoa da liễu tại phía Nam đã trình bày về bệnh thủy đậu, một căn bệnh ngoài da, lành tính, do siêu vi khuẩn có tên là Varicella Zoster gây ra.

Đa số bệnh nhân thuỷ đậu tự hồi phục sau từ 1 đến 2 tuần lễ. Thế nhưng, đáng quan ngại là bệnh này có đặc tính rất dễ lây lan từ người sang người qua tiếp xúc gần gũi, hay thậm chí qua đường không khí khi bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi, và có khả năng dẫn tới những nhiễm trùng và biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
Làm thế nào để có thể phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách hữu hiệu? Những đối tượng nào có thể yên tâm sẽ không mắc bệnh thuỷ đậu? Những điều cần biết để tự bảo vệ mình khi tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu ra sao? Mời quý vị theo dõi phần trao đổi tiếp theo với bác sĩ Thọ từ Sài Gòn, trong chương trình “Sức khỏe và đời sống” hôm nay:
Trà Mi: Xin bác sĩ hướng dẫn thêm chi tiết về các phương pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu hiện nay. Nên bắt đầu tiêm ngừa từ lúc nào và thời gian hiệu lực của vaccine thủy đậu kéo dài trong bao lâu?
Bác sĩ Thọ: Hiện nay vấn đề tiêm phòng rất quan trọng. Một số quốc gia ở phương Tây khuyến cáo nên chủng ngừa thủy đậu cho tất cả trẻ em độ tuổi đi học. Vaccine chống thuỷ đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. - Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. - Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền.
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần. - Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần. - Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Trà Mi: Ở Việt Nam, để được tiêm ngừa thủy đậu nên tìm tới những địa điểm nào đáng tin cậy và chi phí khoảng bao nhiêu một mũi tiêm, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Thọ: So với các loại vaccine phòng bệnh khác, vaccine ngừa thuỷ đậu hiện nay tương đối đắt tiền vì không được sản xuất trong nước mà phải nhập từ nước ngoài. Gía của mỗi liều chích khoảng 320 ngàn đồng Việt Nam/ lần. Nên đến các trung tâm y tế dự phòng của tỉnh, thành, hoặc ở Viện Pasteur, hoặc ở các bệnh viện lớn có khoa nhi.
Trà Mi: Những người từng được chủng ngừa vaccine thuỷ đậu có thể yên tâm là sẽ không bao giờ mắc bệnh không?
Bác sĩ Thọ: Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Trà Mi: Nếu một người nào đó chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu thì có cách nào giúp họ tránh bị lây lan ngay tức khắc hay không ạ?
Bác sĩ Thọ: Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó, sau khi tiếp xúc với người bệnh, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
Tóm lại, tốt nhất khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, chúng ta nên đi tiêm ngừa ngay lập tức vì vaccine chống thuỷ đậu bắt đầu có tác dụng phòng bệnh từ 3-5 ngày sau khi tiêm, trong khi đó thời gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần.
Ở trường học hay các môi trường có nguy cơ lan truyền thủy đậu, để bùng phát ra những trận dịch lớn thường mất từ 3-6 tháng. Cho nên, khi phát hiện bệnh nhân bị thuỷ đậu thì các đôí tượng còn lại nên đi chích ngừa ngay, vẫn còn kịp.
Trà Mi: Lúc nãy bác sĩ có nói trong các trường hợp đã được chủng ngừa rồi, vẫn có 10% có thể mắc bệnh thuỷ đậu, đối với các đối tượng này thì giới chuyên môn có những lời khuyên gì?
Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
Bác sĩ Thọ: Đối với những người đã tiêm ngừa mà bị thủy đậu thì điều tốt nhất là khi ta thấy có những triệu chứng sốt, nổi những hồng ban, bóng nước, nghi ngờ thủy đậu thì nên đi khám bệnh ngay, chứ đừng chủ quan nghĩ rằng đã chủng ngừa rồi thì không bao giờ mắc bệnh, vì vẫn có 10% bị bệnh thủy đậu sau khi đã chủng ngừa tuy rất nhẹ với ít san thương.
Trà Mi: Cuối cùng xin được hỏi thăm bác sĩ về những biến chứng của bệnh thuỷ đậu ra sao?
Bác sĩ Thọ: Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng. Biến chứng đầu tiên là bội nhiễm san thương ngoài da do tựu cầu trùng và liên cầu trùng viêm mô tế bào và hoại tử.
Còn ở người có sức đề kháng kém hoặc người lớn bị thủy đậu có thể bị viêm phổi nặng do virus, bị viêm thận, nhiễm khuẩn huýêt, hoặc viêm não do virus.
Đối với những người có sức đề kháng rất kém hoặc đang dùng các loại thuốc điều trị ức chế miễn dịch thì có thể có những biến chứng rất nặng nề như viêm gan, viêm thận, viêm cơ tim, viêm não, hay nhiễm trùng huyết.
Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người còn gọi là Giời leo.
Như vậy, Zona và thuỷ đậu cùng do một virus gây ra. Tuy bệnh Zona không lây, nhưng trẻ em hay người tiếp xúc với bệnh nhân Zona, thì có thể bị thuỷ đậu nếu chưa được chủng ngừa.
Nếu đã được chủng ngừa thuỷ đậu từ bé thì ta sẽ không bị thuỷ đậu, và nếu không bị thuỷ đậu thì cũng sẽ không bị bệnh Zona sau này, mà bệnh Zona thì biến chứng đau nhức rất là nặng nề.
Trà Mi: Những người không nhớ được lúc nhỏ mình đã được chủng ngừa thuỷ đậu hay chưa, thì có phương cách nào giúp họ có thể biết tự tin là đã được chủng ngừa hay không?
Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể là 10, 20, hay 30 năm sau, khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở lại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người còn gọi là Giời leo.
Bác sĩ Thọ: Nếu không nhớ là đã được tiêm ngừa thuỷ đậu hay chưa thì nếu có điều kiện, cứ đi tiêm ngừa, vì việc tiêm ngừa thuỷ đậu một lần nữa cũng không gây hại gì.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian và những thông tin bổ ích bác sĩ đã dành cho chương trình.
Như bác sĩ Thọ vừa trình bày, siêu vi gây ra bệnh thủy đậu cũng chính là nguyên nhân của căn bệnh Zona. Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ tới, mời quý vị cùng tìm hiểu về căn bệnh Zona, mà tiếng dân gian còn được gọi là bệnh Giời leo.
(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)
Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.
Theo dòng câu chuyện:
- Tìm hiểu bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) (phần 1)
Thông tin trên mạng:
- Wikipedia - Chickenpox
Những bài liên quan
- Thêm 1 người Indonesia chết vì cúm gia cầm
- Tìm hiểu bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là trái rạ) (phần 1)
- Dịch cúm gia cầm có thể tồn tại lâu dài tại Việt Nam
- Các nước Á Châu hợp tác đối phó với dịch cúm gia cầm
- Thêm một người bị cúm gia cầm ở Indonesia
- Tình trạng giết mổ gia cầm trái phép tiếp diễn ở Hà Nội
- Khả năng bùng phát dịch cúm gia cầm trên diện rộng
- Tìm hiểu bệnh cúm gia cầm (phần 2)
- Quy định mới về việc ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm
- Cúm gia cầm tái bùng phát ở Lào