Các biến chứng và khả năng chữa trị bệnh tiểu đường (phần 3)


2007.10.19

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trong hai tuần qua, Sức khoẻ và đời sống đã mời quý vị cùng tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Qua sự trình bày của bác sĩ Hằng Châu, chuyên khoa nội tiết hiện đang hành nghề trong nứơc, chúng ta biết được những đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng, cùng rất nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh hiện đang gây tử vong hàng thứ 3, chỉ sau bệnh tim và ung thư.

DiabetesFoodPyramid150.jpg
Diabetes Food Pyramid. Photo courtesy of diabetes.org >> Xem hình lớn hơn

Người bệnh cần lưu ý những gì để kiểm soát bệnh trạng của mình? Các phương pháp điều trị đối với căn bệnh này ra sao? Và phòng ngừa tiểu đường bằng cách nào? Đó cũng là nội dung chính của cuộc trao đổi hôm nay với bác sĩ Hằng Châu từ Sài Gòn. Mời quý vị theo dõi:

Bác Sĩ Hằng Châu : Vấn đề điều trị phải từ nấc bậc thang, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây là khâu cơ bản nhất trong vấn đề điều trị đái tháo đường. Thứ hai nữa là rèn luyện cơ thể và thứ ba là bổ sung vớí thuốc uống hạ đường huyết hoặc là insulin khi cần.

Chế độ dinh dưỡng

Trà Mi : Trước tiên xin Bác Sĩ hướng dẫn thêm về chế độ dinh dưỡng đối với những bệnh nhân bệnh tiểu đường.

Bác Sĩ Hằng Châu : Về chế độ dinh dưỡng thì phải hạn chế lipid để tránh tăng đường huyết trong ăn và hạn chế ăn lipid, nhất là các chất béo bão hoà.

Trà Mi : Protid trong chế độ ăn uống thì chất đó trong các thực phẩm nào vậy Bác Sĩ?

Protid được chia làm 3 loại, có các hàm lượng khác nhau. Dưới 5% protid thì đa số trong rau xanh thì bệnh nhân ăn thoải mái. Dưới 20% protid thì là cơm, cháo, hủ tiếu, mì, bún hay khoai lang, v.v. Còn những thức ăn có 30% protid như là đường, nước ngọt, cà rem, trái cây khô thì hết sức là hạn chế, hoặc là không ăn để đạt được cân nặng lý tưởng. Ngoài ra còn phải nâng cao chất lượng đời sống để có thể lao động, học tập, vui chơi, giải trí gần như người bình thường.

Bác Sĩ Hằng Châu : Protid được chia làm 3 loại, có các hàm lượng khác nhau. Dưới 5% protid thì đa số trong rau xanh thì bệnh nhân ăn thoải mái. Dưới 20% protid thì là cơm, cháo, hủ tiếu, mì, bún hay khoai lang, v.v. Còn những thức ăn có 30% protid như là đường, nước ngọt, cà rem, trái cây khô thì hết sức là hạn chế, hoặc là không ăn để đạt được cân nặng lý tưởng. Ngoài ra còn phải nâng cao chất lượng đời sống để có thể lao động, học tập, vui chơi, giải trí gần như người bình thường.

Trà Mi : Nhiều người bệnh tiểu đường kiêng cử, không dám ăn cơm nhiều, không dám ăn các loại bún, các loại phở nhiều vì sợ tăng lượng đường trong máu. Việc kiêng khem làm giảm sức khoẻ khiến họ bị sụt cân trầm trọng chẳng hạn, thì đối với những trường hợp này Bác Sĩ có lời khuyên nào giúp xử trí không ạ?

Bác Sĩ Hằng Châu : Nhu cầu năng lượng của mỗi cơ thể tuỳ thuộc theo tuổi, tình trạng làm việc của bệnh nhân đó, thì về năng lượng trong ngày mình nên nhớ một nửa là carbonicat. Carbonicat ở người Việt Nam thường là cơm. Do đó mình dùng những dạng đó trong mức cho phép. Mức thức ăn carbonicat hay là protein hay là lipid đều theo một tỷ lệ làm sao cho hợp lý. Lúc đó thì mình sẽ giữ được cân nặng ở mức bình thường.

Trà Mi : Nghĩa là khi kiêng khem cũng phải có một chế độ kiêng khem hợp lý. Chứ kiêng khem bằng cách hoàn toàn cử ăn cơm hoặc là ăn rất ít thì nó sẽ làm giảm sức khoẻ.

Bác Sĩ Hằng Châu : Tuỳ theo tuổi, tính chất công việc và thể trạng mà có nhu cầu năng lượng khác nhau. Tỷ lệ các loại thức ăn trong chế độ dinh dưỡng như protein thì chiếm khoảng 15-20% nhu cầu năng lượng. Lipid chiếm khoảng dưới 30%, trong đó khoảng 10% là acid béo bão hoà.

Trà Mi : Xin Bác Sĩ giải thích thêm lipid có trong những thực phẩm nào.

Bác Sĩ Hằng Châu : Thông thường lipid có trong những thực phẩm như là dầu, mỡ, bơ, nước cốt dừa (cơm dừa). Protein gồm có protein động vật và protein thực vật. Protein thực vật bao gồm tất cả các loại họ đậu. Còn carbohydrad thì dùng vào khoảng 50-55% tổng năng lượng trong ngày.

Các vitamin và yếu tố vi lượng thì thường có trong các rau tươi. Còn sợi xơ thì nên ăn nhiều các chất có sợi xơ, vỏ trái cây. Gạo không giã kỹ thì nó có tác dụng là chống táo bón. Và nên phân chia những bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ. Ít ra là 3 bữa ăn chính và có thể từ 1 tới 3 bữa ăn phụ nhằm mục đích tránh tăng đường huyết sau khi ăn.

Vấn đề điều trị đái tháo đường là lâu dài cho nên đối với chế độ ăn nên kiêng cử thì cũng không có gây nguy hiểm. Miễn sao có ý thức là cử lại vào ngày hôm sau.

Có những loại trái cây có hàm lượng đường trên 30%, như chuối, xoài, sầu riêng, mít, thì mình không nên dùng hoặc là hết sức hạn chế. Trong khi đó những loại trái cây mình có thể ăn ở mức đọ vừa, chẳng hạn bom, lê, mận, bưởi, cam thì trung bình một ngày mình có thể ăn một trái bom hoặc một trái lê và mình nên chia nhỏ ra, nên ăn chừng một hai miếng và ăn sau bữa ăn.

Về chất tạo ngọt cho thức ăn thì các chất này không cung cấp năng lượng hoặc nếu có thì cũng không đáng kể và được dùng để thay thế trong đường uống, thí dụ như aspartam hoặc saccharin thì có độ ngọt từ 200 tới 400 lần và nó có thể bị huỷ ở nhiệt độ cao.

Hiện nay có một loại mới, an toàn, độ ngọt khoảng 300 lần so với đường saccarose bình thường và không bị sức nóng phá huỷ, đó là Nature’s Nectar. Còn các loại nước giải khát có ghi chữ "light" thì người đái tháo đường có thể dùng. Thức ăn mà có chữ "light" thì độ đường và chất béo giảm 25 - 50% so với thức ăn bình thường.

Ngoài ra, trong chế độ ăn người ta còn chia ra làm 3 loại, tức là có chỉ số đường huyết cao, vừa hay thấp, thì trong đó chỉ số đường huyết thấp như chúng ta đã nói đó là mì sợi, tấm hay là sữa yaourt không đường, rau câu hoặc đậu lâu, bom, cam. Muối thì không được dùng quá 6 gam một ngày.

Rèn luyện cơ thể

Trà Mi : Có nhiều người khi mà đã mắc bệnh tiểu đường rồi thì họ hoàn toàn thay thế đường sử dụng hằng ngày bằng đường dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường, như vậy có nên hay không?

Bác Sĩ Hằng Châu : Đường đó không tạo ra năng lượng hoặc tạo ra rất là ít. Tuy nhiên, vì loại đường đó mình dùng lâu dài do đó mà ngưòi ta khuyên là mình nên dùng ở mức độ là 3 viên đường hoặc là 3 gói đường trong một ngày thì hoàn toàn không gây ảnh hưởng lên bất kỳ một tác hại sức khoẻ trên cơ thể của con người mình.

Mình nên dùng dạng đường uất tức là đường hấp thu chậm như chẳng hạn có trong gạo, bánh mì, bún, phở, hủ tiếu. Và hết sức hạn chế đường đơn, chẳng hạn như mình nêm nếm trong chế độ ăn, như là nêm nếm trong thịt cá, nêm nếm trong kho, thì mình vẫn có thể dùng chung với gia đình được, nhưng dùng ở mức độ vừa phải. Còn khi mình dùng ở mức độ dùng riêng cho cá nhân mình, ví dụ mình uống nước chanh, uống cà phê, thì nên dùng đường ăn kiêng.

Trà Mi : Về trái cây, thưa Bác Sĩ, nó có lượng đường nhiều hay không? Có nên kiêng cử luôn cả những chất đường trong trái cây không?

Bác Sĩ Hằng Châu : Có những loại trái cây có hàm lượng đường trên 30%, như chuối, xoài, sầu riêng, mít, thì mình không nên dùng hoặc là hết sức hạn chế. Trong khi đó những loại trái cây mình có thể ăn ở mức đọ vừa, chẳng hạn bom, lê, mận, bưởi, cam thì trung bình một ngày mình có thể ăn một trái bom hoặc một trái lê và mình nên chia nhỏ ra, nên ăn chừng một hai miếng và ăn sau bữa ăn.

Còn vấn đề rèn luyện cơ thể thì nó có tác dụng tốt về mặt tâm lý, làm bệnh nhân bớt mặc cảm về bệnh tật, hội nhập vào cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, sự luyện tập thì theo tuổi, tình trạng sức khoẻ. Nên tập những mon rèn luỵên sự dẻo dai như sự đi bộ, xe đạp hay là bơi lội. Nên tập theo nhóm để có thể động viên, kiểm tra lẩn nhau.

Tình trạng gọi là hạ đường huyết khi đường huyết dưới 50 miligam phần trăm thì triệu chứng có thể ở mức bị, có thể tự điều trị như là run, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, đói mệt. Mức độ vừa có thể cần sự lưu ý thay đổi tính khí, mất tập trung, biểu hiện hành vi lạ.

Nên tập từ mức độ nhẹ tới nặng, tránh quá sức. Trước khi tập ta cần kiểm tra đường huyết, kiểm tra huyết áp, bàn chân, mắt. Nếu có viêm gì thì phải đợi cho tới khi ổn. Đối với đái tháo đường type 1 thì rèn luyện cơ thể nó không cải thiện đáng kể mức đường huyết so với cách điều trị bằng insulin, nhưng nó cải thiện về lipid, cải thiện hoạt động tim mạch, hạ huyết áp, làm tinh thần sảng khoái.

Đối với đái tháo đường type 2 thì sự rèn luyện cơ thể sẽ làm cho giảm cân, giảm đề kháng insulin, hạ đường huyết, tăng sức dẻo dai, tăng súc mạnh cơ bắp nên bớt té ngã khi đi lại.

Phương cách chữa trị

Trà Mi : Bác Sĩ vừa trình bày những điều cần lưu ý trong chế độ dinh duỡng cũng như luyện tập thể thao đối với người bệnh tiểu đường, thế còn nói về những thuốc men chữa trị bệnh này, xin Bác Sĩ cho biết thêm.

Bác Sĩ Hằng Châu : Thuốc làm hạ đường huyết gồm có insulin và thuốc uống hạ đường huyết thì nó được chỉ định khi chế độ ăn không đủ làm giảm đường đối với đái tháo đường type 2 và bắt buộc đối với đái tháo đường type 1.

Insulin dùng trong đái tháo đường type 2 là khi có những khuẩn nậm, có thai, cần phẫu thuật, uống thuốc không còn tác dụng. Vấn đề giáo dục bệnh nhân thì cần ngưng thuốc lá, cử rượu, uống thuốc đều đặn theo toa.

Trà Mi : Bệnh nhận khi phát hiện tình trạng hạ đường huyết thì cần phải xử trí như thế nào?

Bác Sĩ Hằng Châu : Tình trạng gọi là hạ đường huyết khi đường huyết dưới 50 miligam phần trăm thì triệu chứng có thể ở mức bị, có thể tự điều trị như là run, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, đói mệt. Mức độ vừa có thể cần sự lưu ý thay đổi tính khí, mất tập trung, biểu hiện hành vi lạ.

Mức độ nặng cần sự trợ giúp như là người già mất ý thức, có thể co giật, chấn thương hệ thống hạ đường huyết về đêm như đổ mồ hôi, mộng mị, bồn chồn, đau đầu, khi thức dậy đường huyết thấp hoặc là cao thì nguyên nhân hạ đưòng huyết có thể là ăn rất là ít carbonicat, ăn trễ hoặc là bỏ bữa ăn, nhịn đói hoặc là suy dinh dưỡng, dùng quá nhiều insulin hoặc là thuốc tăng insulin, hoặc vận động lâu, hoặc là không dự tính trước, uống quá nhiều rượu hoặc là uống mà không ăn.

Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thì mình nên phòng ngừa béo phì. Những vị nào quá cân thì nên giảm cân và thay đổi lối sống. Giảm cân ở đây là giảm thức ăn nhiều năng lượng, thức uống nhiều đường, bớt xem tivi, chơi game vi tính, tăng vận động thể lực và ăn thật nhiều rau, chất xơ, cũng như ăn mức độ vừa những trái cây thông thường.

Những người có nguy cơ cao hạ đường huyết như là có bệnh lý thần kinh tự chủ, đái tháo đưòng lâu ngày, liệt dạ dày, bệnh lý gan, suy thận, có thai.

Vấn đề điều trị: Khi bệnh nhân còn tỉnh táo thì dùng ngay 150 mililit nước trái cây và nước ngọt bình thường, hoặc 5 viên kẹo đường, hoặc nước đậu, 3 viên glucose tương đương vớí 15 gam carbonnicat, hoặc là 1 muỗng canh mật ong, hoặc 1 muỗng canh đường ăn. Kiểm tra lại đường huyết, nếu triệu chứng không giảm trong vong 5 tới 10 phút thì lập lại lần nữa. Dùng thêm đưòng hấp thu chậm như là cơm, bánh mì, v.v. Và nếu mất ý thức thì phải nhập viện ngay.

Phương pháp phòng tránh

Trà Mi : Có cách nào để tránh bị rơi vào tình trạng hạ đường huyết hay không, thưa Bác Sĩ?

Bác Sĩ Hằng Châu : Để phòng ngừa hạ đường huyết thì ta phải giảm nhiều insulin hoặc ăn thêm carbonicat khi luyện tập, ăn uống điều độ, cử rượu, giảm lượng thuốc đái tháo đường nếu hạ đưòng huyết tái diễn, và luôn luôn mang theo kẹo. Nếu dùng insulin thì ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Kiểm tra đường huyết lúc 2-3 giờ sáng nếu nghi ngờ là có hạ đường huyết về đêm.

Trà Mi : Cuối cùng xin Bác Sĩ một vài lời khuyên từ giới chuyên môn. Làm cách nào để có thể tự phòng tránh được căn bệnh tiểu đường?

Bác Sĩ Hằng Châu : Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường thì mình nên phòng ngừa béo phì. Những vị nào quá cân thì nên giảm cân và thay đổi lối sống. Giảm cân ở đây là giảm thức ăn nhiều năng lượng, thức uống nhiều đường, bớt xem tivi, chơi game vi tính, tăng vận động thể lực và ăn thật nhiều rau, chất xơ, cũng như ăn mức độ vừa những trái cây thông thường.

Trà Mi : Bác Sĩ vừa nói bớt xem tivi hoặc là chơi game online thì không biết những thứ này có tác dụng như thế nào, có liên hệ như thế nào đối với bệnh tiểu đường.

Bác Sĩ Hằng Châu : Khi mình xem tivi thì năng lượng mà mình cần tiêu thụ thường đa phần là 0, nhưng thông thường khi mình xem tivi thì mình hay ăn những thức ăn nhanh, hoặc mình ăn trái cây hoặc nhiều thứ khác, thì năng lượng không bị tiêu hao mà năng lưọng nhập vào lại nhiều lên. Thông thường mình xem tivi là vào ban đêm thì khuynh hưóng ăn đêm, ăn khuya sẽ góp phần làm cho mình bị béo phì.

Trà Mi : Tóm lại là mỗi khi có tiêu thụ thức ăn là phải nghĩ ra cách vận động để cho thức ăn mau tiêu hoá, phải không ạ?

Bác Sĩ Hằng Châu : Dạ, phải tăng vận động.

Trà Mi : Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bác Sĩ về thời gian cũng như kiến thức rất là bổ ích mà Bác Sĩ đã dành cho chương trình Sức Khoẻ và Đời Sống.

Bác Sĩ Hằng Châu : Xin cảm ơn.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)

Chương trình "Sức khoẻ và đời sống" kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới, vào giờ này, sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Thông tin trên mạng

- Using the Diabetes Food Pyramid

- Diabetes: A Growing Public Health Concern

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.