Tìm hiểu bệnh tăng nhãn áp


2007.04.27

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Tăng nhãn áp là một căn bệnh nhãn khoa phổ biến do áp suất trong mắt tăng cao, thường gặp ở những người ở lứa tuổi trung niên. Đây là bệnh lý phức tạp, nguy hiểm, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù loà vĩnh viễn, đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể.

GlaucomaEyes200.jpg
Photo courtesy wikipedia.

Đặc điểm, cách chữa trị, và phòng ngừa đối với bệnh tăng nhãn áp ra sao? Đó cũng là nội dung của chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này, với sự cộng tác của bác sĩ Hoàng Anh, chuyên khoa mắt, hiện đang hành nghề tại TPHCM. Mời quý thính giả theo dõi:

Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết một cách khái quát thế nào được gọi là bệnh tăng nhãn áp?

Bác sĩ Anh: Bệnh tăng nhãn áp còn được gọi là cườm. Về cơ bản, có hai loại cườm góc mở và cườm góc đóng.

Cườm góc mở là một bệnh mạn tính, thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, có cơ địa tiểu đường, cao huyết áp, cận thị nặng. Trong những trường hợp này, nếu mình không điều trị thì sẽ diễn tiến từ từ trong vòng vài năm, đến lúc mình thấy mắt mờ rồi thì không trị được.

Cườm góc đóng là tăng nhãn áp cấp tính. Bệnh này rất dữ dội, đau nhức từ mắt lên đầu, cho nên bệnh nhân thường tìm đến bệnh viện ngay. Cho nên, nó ít nguy hiểm hơn tăng nhãn áp mạn tính. Bệnh sẽ khỏi nếu chữa kịp thời.

Trà Mi: Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng tăng nhãn áp cấp tính và mạn tính?

Cườm góc mở là một bệnh mạn tính, thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, có cơ địa tiểu đường, cao huyết áp, cận thị nặng. Trong những trường hợp này, nếu mình không điều trị thì sẽ diễn tiến từ từ trong vòng vài năm, đến lúc mình thấy mắt mờ rồi thì không trị được.

Bác sĩ Anh: Tăng nhãn áp cấp tính thường gặp ở người Châu Á hơn người phương Tây. Nó thường xảy ra ở những người có góc tiền phòng hẹp, những người bị viễn thị, cơ địa và thần kinh dễ bị kích thích.

Bẩm sinh họ có những đặc điểm như vậy nên dễ lên cơn cấp. Có những người chỉ qua cơ cấp một chút rồi tự bớt, sau khi điều trị nhỏ thuốc thấy đỡ, một thời gian ngắn lại tái phát thì sẽ chuyển thành mạn tính. Ngoài ra, bệnh này cũng có tính di truyền nữa.

Tăng nhãn áp mạn tính có cơ chế khác, xảy ra ở những người có góc tiền phòng rộng, tuy nhiên, bệnh này cho tới giờ người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh này là những người trên 40, tiểu đường, cao huýêt áp. Bệnh cũng có tính di truyền, trong gia đình đã có người bị rồi thì thông thường cũng dễ mắc bệnh hơn.

Trà Mi: Nhiều người quan niệm rằng làm việc nhiều bằng mắt, điều tiết nhiều cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tăng nhãn áp, điều này đúng sai, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Anh: Điều này không hẳn. Tăng nhãn áp là một triệu chứng quan trọng của bệnh gọi là Glô-côm.

Trà Mi: Bệnh tăng nhãn áp có những triệu chứng nào giúp bệnh nhân nhận biết?

Bác sĩ Anh: Triệu chứng thông thường của tăng nhãn áp mạn tính là cảm thấy mắt nặng nề, khó chịu, như điều tiết mệt mỏi, thì nên đi khám ngay. Còn tăng nhãn áp cấp tính thì bệnh nhân sẽ tự tìm đến bác sĩ vì rất đau nhức.

Trà Mi: Các triệu chứng như mỏi mắt, khô mắt, rát mắt có phải là những dấu hiệu của tăng nhãn áp hay không?

Triệu chứng thông thường của tăng nhãn áp mạn tính là cảm thấy mắt nặng nề, khó chịu, như điều tiết mệt mỏi, thì nên đi khám ngay. Còn tăng nhãn áp cấp tính thì bệnh nhân sẽ tự tìm đến bác sĩ vì rất đau nhức.

Bác sĩ Anh: Đúng rồi, đó là một trong những dấu hiệu ban đầu của tăng nhãn áp mạn tính.

Trà Mi: Nhiều người có thói quen nhỏ mắt cho mát mỗi khi có cảm giác đau rát hay mỏi mắt. Thói quen này có tốt không?

Bác sĩ Anh: Trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc, kháng sinh và kháng viêm, nhưng tựu chung xếp thành 2 loại: nhóm có chứa corticoid và nhóm không. Nếu nhỏ nhóm thuốc có chứa corticoid lâu ngày, chừng 10 ngày trở lên thì có nguy cơ xảy ra tăng nhãn áp do thuốc.

Tiếp tục nhỏ thuốc như vậy kéo dài vài tháng đã có rất nhiều trường hợp bị mù rất đau thương, kể cả những người nhỏ tuổi. Cho nên, không nên nhỏ thuốc một cách tuỳ tiện. Nếu chỉ dùng nước mắt nhân tạo, không chứa chất corticoid thì không sao.

Tuy nhiên, vấn đề là bệnh nhân không hiểu rõ loại nào có chứa chất này, loại nào không. Như vậy, lời khuyên chung là bệnh nhân không nên tự nhỏ thuốc, nên lập tức đi khám bác sĩ.

Trà Mi: Xin được hỏi thăm bác sĩ về quá trình điều trị. Có cần phải can thiệp bằng phẫu thuật hay không?

Bác sĩ Anh: Tăng nhãn áp mạn tính thì trước tiên phải điều trị nội khoa, bằng thuốc. Nếu thuốc làm hạ nhãn áp thì tiếp tục như thế. Nếu không hạ thì xét tới điều trị bằng phẫu thuật.

Tăng nhãn áp cấp tính thì buộc phải điều trị bằng phẫu thuật. Thuốc chỉ dùng tạm thời trong vài ngày đầu cho đỡ thôi. Điều lưu ý là điều trị tăng nhãn áp luôn điều trị cả hai mắt mặc dù lúc phát hiện chỉ một bên, vì đau con mắt bên này một thời gian ngắn sau sẽ bị đau cả con mắt bên kia.

Trà Mi: Thời gian chữa trị kéo dài bao lâu?

Chữa trị tăng nhãn áp mạn tính bằng phương pháp nội khoa thì gần như suốt đời, cứ nhỏ thuốc lâu dài. Còn nếu điều trị phẫu thuật rồi cũng phải xem xét và theo dõi. Có những người sau khi mổ phẫu thuật xong vẫn không bớt.

Bác sĩ Anh: Chữa trị tăng nhãn áp mạn tính bằng phương pháp nội khoa thì gần như suốt đời, cứ nhỏ thuốc lâu dài. Còn nếu điều trị phẫu thuật rồi cũng phải xem xét và theo dõi. Có những người sau khi mổ phẫu thuật xong vẫn không bớt.

Đối với trường hợp cấp tính, mổ xong rồi thông thường sẽ khỏi hẳn, nhưng cũng có một số trường hợp bị đi bị lại cho nên cũng cần theo dõi lâu dài. Việc điều trị tăng nhãn áp có chương trình theo dõi lâu dài, như bệnh tiểu đường vậy.

Trà Mi: Các biến chứng của tăng nhãn áp cấp tính và mạn tính, nếu không được chữa trị kịp thời?

Bác sĩ Anh: Cả hai trường hợp cấp tính và mạn tính đều sẽ gây mù mắt. Tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù hàng đầu ở các nước Âu Mỹ, ở Việt Nam thì đứng hàng thứ hai, thứ ba.

Trà Mi: Vậy thì xin bác sĩ một vài lời khuyên giúp phòng tránh được căn bệnh này?

Bác sĩ Anh: Những người trên 40 tuổi, bị viễn thị, cận thị, cao huýêt áp, tiểu đường mà thấy mắt nặng, mỏi thường xuyên thì nên tìm đến một bác sĩ chuyên khoa mắt để được đo nhãn áp.

Ngoài ra, vệ sinh mắt cũng giúp phòng tránh hàng loạt các căn bệnh liên quan đến mắt, đi đường nên đeo kính, đừng để ánh sáng chiếu vào mắt nhiều, nơi làm việc nên đủ ánh sáng, tránh thức quá khuya. Dinh dưỡng mắt cần lưu ý ăn nhiều rau quả có màu như cà rốt, cà chua, chất đạm, cá có nhiều vitamin A sẽ tốt cho mắt.

Trà Mi: Đối với những bệnh nhân phải đeo kính áp tròng, lời khuyên của giới chuyên môn giúp bảo vệ mắt tốt nhất ra sao?

Bác sĩ Anh: Cần tuân thủ thời hạn sử dụng của kính. Đeo áp tròng thì nguy cơ nhất là dễ gây nhiễm trùng mắt do phải gỡ ra gỡ vào. Cho nên, cần phải vệ sinh, rửa kính cẩn thận thường xuyên theo chỉ định.

Nếu thấy mắt hơi đỏ, khó chịu thì có thể do bị sướt hay nhiễm trùng. Lúc này, cần phải mở kính ra ngay và đi khám xem có bị nhiễm trùng không. Trong thời gian đỏ mắt tránh không đeo kính áp tròng. Bệnh nhân có thể đến tất cả các bệnh viện có khoa mắt, để được chăm sóc ban đầu.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn thời gian bác sĩ dành cho chương trình này.

(Xin theo dõi toàn bộ nội dung phần âm thanh bên trên)

Chương trình “Sức khoẻ và đời sống” kỳ này xin dừng lại tại đây. Hẹn tái ngộ cùng quý vị và các bạn trong một đề tài mới sáng thứ sáu tuần sau. Trà Mi kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.