Trà thảo mộc Việt Nam xâm nhập thị trường Hoa Kỳ
2006.02.17
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Để nắm bắt thị hiếu càng ngày càng cao của giới tiêu thụ trong nước cũng như ngoài nứoc, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải nâng cao chất lượng của trà dược thảo bên cạnh những tên tuổi chè truyền thống như lài, sen, móc câu, ô long. Qui trình chế biến trà thảo mộc như thế nào.

Tại sao là một trong 10 nước sản xuất chè hàng đầu thế giới mà tới giờ này chè Việt Nam vẫn chưa thể xâm nhập thị trường EU hay thị trường Hoa Kỳ. Quan điểm của tư thương ngành chè đối với chiến lược phát triển của chính phủ ra sao? Mời quí vị tìm hiểu qua bài do Thanh Trúc thực hiện sau đây.
Tin vui
Báo Tiền Phong online trong nước đưa tin công ty Hùng Phát ở quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh vừa xuất khẩu một lô hàng trà thảo mộc trị giá 48,000 mỹ kim sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đợt đầu tiên này, mỗi tháng Hoa Kỳ sẽ đặt mua một hoặc hai công te nơ gồm trà khoai môn, trà dưa gang, trà mãng cầu, trà bí đao, trà me.
Đây là một tin vui đối với kỹ nghệ trà thảo mộc hay trà dược thảo Việt Nam nói chung và công ty Hùng Phát nói riêng. Ở Việt Nam, trà thảo mộc là thức uống nóng có tác dụng tiêu hoá, giảm nhiệt, mát gan, giúp ngon giấc và làm đen tóc, được biết đến đầu tiên dưới các túi trà bột actisô, khổ qua và hà thủ ô.
Từ xứ trà và cà phê hạng nhất nhì Việt Nam là thị trấn Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, ông Vũ Hùng Anh, chủ nhân công ty tư nhân Trâm Anh chuyên sản xuất các loại chè cao cấp, phân tích sự khác biệt giữa trà thảo mộc, mà nhiều người gọi là trà dược thảo, với trà truyền thống.
Ông cho biết từ một thập niên trở lại đây, trà thảo mộc trở nên phổ biến và được tiêu thụ nhiều trên thị trường nội địa, nhưng đây không phải là một loại thuốc như nhiều người lầm tưởng.
Được hỏi trong qui trình chế biến, các doanh nghiệp ở Việt Nam thường cố gắng chắt lọc để giữ hương vị thiên nhiên hay là thêm thắt hương liệu, tức là phụ gia, để mùi thơm đượm hơn, ông Vũ Hùng Anh trả lời.
Thị trường khó khăn nhất
Là chủ nhân một doanh nghiệp chè hoạt động từ lúc mở cửa thị trường đến nay, nên trước vấn đề làm thế nào để chinh phục thị hiếu của giới tiêu thụ nước ngoài, chủ nhân công ty chè Trâm Anh nói rằng theo ông thì Hoa Kỳ là thị trường hứa hẹn nhưng cũng là thị trường khó khăn nhất đối với kỹ nghệ trà Việt Nam.
Ông nói đây là thị trường rộng lớn, đa dạng, cạnh tranh cao, luôn đòi hỏi những mặt hàng hội đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm gay gắt nhất, điều mà doanh nghiệp Việt Nam không thể coi thường.
Đề cập tới chuyến đi thăm dò thị trường Mỹ hồi trong năm do Hiệp Hội Chè Việt Nam tổ chức hồi trong năm, trả lời câu hỏi tại sao Việt Nam là một trong mười quốc gia sản xuất chè hàng đầu trên thế giới mà ngành xuất khẩu qua Châu Âu và Châu Mỹ vẫn chưa đạt, ông Vũ Hùng Anh cho rằng Việt Nam chưa thiết lập được thế đứng, chưa có cung cách quảng bá, chào hàng và bán hàng như tập đoàn trà Ten Ren của Đài Loan đang có mặt ở Mỹ hay ở các nước Châu Âu hiện giờ.
Từ những lý do vừa trình bày, chủ nhân công ty chè tư nhân Trâm Anh khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết của Hiệp Hội Chè Việt Nam: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Để giúp các doanh nghiệp chè quốc doanh lẫn tư nhân hiểu biết về thị trường Hoa Kỳ và các quốc gia khác, chính phủ Việt Nam tài trợ phí tổn di chuyển cho chuyến đi thực tế của lần viếng thăm Hoa Kỳ hồi tháng Mười Một 2005 vừa qua là 100% phí tổn cho công ty quốc doanh và 50% cho công ty tư nhân.
Những bài liên quan
- Thị trường thủy sản Việt Nam có nhiều hứa hẹn trong năm 2006
- Ngành chè xuất khẩu Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm
- Việt Nam cải thiện tiêu chuẩn vệ sinh trong hoạt động xuất khẩu thủy sản
- Nông dân trồng lúa thơm Jasmine kêu cứu
- Thị trường Mỹ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
- Năng lực sản xuất lúa gạo của Việt Nam (phần 2)
- Năng lực sản xuất lúa gạo của Việt Nam (Phần 1)
- Văn hóa Trà Việt Nam
- Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những tiêu chí của EU (Phần 2)
- Liệu Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020?
- Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước những tiêu chí của EU
- Việt Nam dự đoán sẽ xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn gạo trong năm 2006
- Năm 2005 Việt Nam xuất khẩu được 5.2 triệu tấn gạo
- Người Việt mang chè Việt đến thị trường Hoa Kỳ
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố Sài Gòn tăng hơn 26%
- Việt Nam cấp visa tự động cho một số mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ
- Ngành da giày Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế phá giá bởi Ủy ban Châu Âu
- Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm nay có thể lên tới 5.2 tấn
- Phái đoàn doanh gia chè Việt Nam tiếp thị sản phẩm tại Washington, DC
- Nhiều công nhân giày, may mặc và thủy sản có triệu chứng rối loạn tâm thần