Rải thải y tế, một vấn đề lớn gây nhức nhối lâu nay
2007.10.01
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Tin tức từ các báo cho hay, rác thải y tế bị tuồn ra ngoài để tái chế đồ gia dụng, hoặc là rác bệnh viện chưa biết đi về đâu? Bên cạnh đó, vấn đề nước thải bệnh viện cũng được tiếp tục nói tới, vì đây là một nguy cơ có thể đầu độc cuộc sống của người dân Việt.

Mới đây, một thương gia thừa nhận đã mua được khoảng 300 tấn rác thải từ một bệnh viện ở Hà Nội, rồi nghiền ra, chế biến, bán lại cho nhiều trung gian khác để tái chế đồ gia dụng. Công an bảo vệ môi trường theo dõi đường giây, lập kế hoạch chận bắt quả tang các chuyến đỗ hàng, làm ăn phi pháp lâu nay.
Theo biên bản kiểm tra số rác thải thì có tổng cộng gần 20 bao tải nặng chừng 300 kí lô, chứa đầy bơm tiêm, vỏ lọ thuốc bằng thủy tinh và nhựa, dây truyền dịch đã sử dụng, nhiều sợi còn dính máu chưa được khử trùng và diệt khuẩn.
Các nghi can khai báo là họ mua rác phế thải từ nhân viên bệnh viên với giá 6 ngàn đồng một kí lô làm bằng vật liệu nhựa và 3 ngàn đồng, mộ kí lộ thủy tinh.
Tính chung khối lượng rác bẩn thải ra từ các bệnh viện trong nhiều năm qua ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể lên đến hàng trăm tấn.
Mặc dù bộ y tế cũng như ban giám đốc các bệnh viện đã ban hành các quy định quản lý chất thải y tế rất nghiêm ngặt, nhưng một số nhân viên vẫn cố ý làm trái, lén lút bán chất thải để kiếm thêm chút ít lợi lộc.
Báo chí cho biết là số rác thải y tế vừa nói được tái chế qua nhiều giai đoạn làm thành chai lọ, hủ, muổng nỉa nhựa, tung ra bán ngoài thị trường. Nhiều loại vi trùng gây bệnh chỉ bị tiêu diệt sạch ở nhiệt độ cao như lao hay HIV, vì thế nguy cơ lây truyền dịch bệnh qua việc sử dụng những hàng gia dụng này rất lớn.
Trong câu chuyện với phóng viên RFA, bà Hồng, y tá trực thuộc bệnh viện Trưng Vương, thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chuyện nhân viên lén bán rác thải y tế là chính xác.
Báo Tiền Phong nói, trong thời gian tới, Cục cảnh sát môi trường tiếp tục điều tra để phát hiện và xử lý nghiêm khắc các vụ vi phạm trong chuyện rác thải y tế tại hầu hết các bệnh viện, đặc biệt là nước thải bệnh viện, một vấn đề lớn gây nhức nhối lâu nay, đang đầu độc cuộc sống người dân và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
Với hàng tít in đậm như “không quan tâm xử lý nước thải”, hay “vô tư thải mầm bệnh ra cộng đồng, hoặc “ nhiều bệnh viện lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng không xử lý nước thải”, các báo đều cùng đặt quan chức y tế phải thấy rõ trách nhiệm của mình, cũng như cần phải quản lý và có biện pháp chế tài nghiêm khắc hơn.
Từ Hà Nội, một viên chức y tế cho biết, bệnh viên nơi bà phục vụ chấp hành vấn đề nước thải rất kỹ, bà đồng ý là nếu có sai sót thì cần phải chấn chỉnh ngay. Vẫn theo các báo thì ở Hà Nội cũng như tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều bệnh viện lớn, mỗi ngày giải phẩu hàng trăm bệnh nhân, nhưng lại không đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải.
Chất thải từ các ca phẩu thuật đó, cộng thêm với bao nhiêu thứ nước “hầm bà làng” từ xét nghiệm bệnh phẩm, dịch tiết, giặt giữ, máu mủ, vệ sinh của người bệnh, rồi cứ thế mà xả trực tiếp ra môi trường.
Những bài liên quan
- Nhiều con sông đang hứng chịu ô nhiễm vì chất thải từ các nhà máy
- Ô nhiễm môi trường chung quanh các khu công nghiệp tỉnh Quảng nam
- Việt Nam sắp ban hành qui trình phân loại rác thải
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị kiểm tra chất thải ý tế trên cả nước
- Thêm chuyện kinh hoàng nước thải bệnh viện
- Chuyện khủng khiếp: Hà Nội bán rác thải y tế cho con buôn
- Tình trạng ô nhiễm tại các bãi biển ở Đà Nẵng
- Tiềm năng về những nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Ô nhiễm môi trường, nguyên nhân của vi phạm an toàn thực phẩm