Minh Thuỳ, đặc phái viên đài RFA
Buổi tiếp xúc giữa Đức Giáo Hoàng Benedict 16 với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng vào ngày 25.01.2007 vừa qua đã thu hút sự chú ý của rất đông tín đồ Thiên chúa giáo ở Việt Nam và hải ngoại. Minh Thùy, đặc phái viên của RFA, đã tiếp xúc và phỏng vấn Linh mục Hoàng minh Thắng, phó chương trình Việt ngữ của Đài phát thanh Vatican, người theo dõi từ đầu cuộc hội kiến này, đã cho biết nhận định và suy nghĩ của Linh mục về vấn đề này.

Minh Thùy: Thưa cha, sau gần 50 năm không có sự quan hệ giữa Tòa Thánh Vatican với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì buổi hội kiến ngày 25.01.07 giữa Đức giáo Hoàng Benedict 16 với thủ tướng Việt Nam Nguyễn tấn Dũng được xem như một biến cố quan trọng.
Một số tín đồ Thiên chúa giáo ở Âu châu đã dự tính đưa bản kiến nghị đến Đức Giáo hoàng xin lưu ý về vấn đề vi phạm nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo, vẫn còn tiếp diễn ở Việt Nam. Gần như những thắc mắc và suy nghĩ của cộng đồng người Việt đều tập trung về nguyên do và ý nghĩ của buổi hội kiến này. Theo nhận định của cha có thể cho biết vì sao có cuộc gặp gỡ này ?
Nội dung cuộc tiếp xúc
Linh mục Hoàng minh Thắng: Theo tôi nghĩ, Việt Nam mới được vào WTO, thị trường mậu dịch quốc tế, là biến cố quan trọng cả về kinh tế và chính trị bởi vì từ nay Việt Nam ở trong ống nhòm của thế giới một cách sát hơn nữa, thành ra Việt Nam phải có tiếng nói trên chiến trường quốc tế. Cuối cùng chính quyền Việt Nam hiểu ra rằng vấn đề liên hệ với Tòa thánh là cái gì rất đẹp cho nhân dân và đất nước Việt Nam.
Vì khi bước vào chính trường và thị trường quốc tế phải có giao thiệp rộng mở với các nước, với các tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó đặc biệt giáo hội Công giáo, có hơn 1 tỉ tín hữu. Đó là một lực lượng tinh thần rất mạnh, đáng để Việt Nam chú ý, đáng để Việt Nam có liên hệ tốt với Tòa thánh Vatican. Tôi nghĩ vấn đề này nằm trong quá trình tiến triển của Việt Nam và tôi coi cuộc hội kiến giữa Đức Giáo hoàng và Thủ tướng Việt Nam là biến cố tích cực.
Minh Thùy: Trong buổi nói chuyện, Đức Giáo Hoàng có nhắc nhở gì với Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng về vấn đề Thiên chúa giáo và các tôn giáo khác không, thưa cha?
Theo tôi nghĩ, Việt Nam mới được vào WTO, thị trường mậu dịch quốc tế, là biến cố quan trọng cả về kinh tế và chính trị bởi vì từ nay Việt Nam ở trong ống nhòm của thế giới một cách sát hơn nữa, thành ra Việt Nam phải có tiếng nói trên chiến trường quốc tế. Cuối cùng chính quyền Việt Nam hiểu ra rằng vấn đề liên hệ với Tòa thánh là cái gì rất đẹp cho nhân dân và đất nước Việt Nam.
Linh mục Hoàng minh Thắng: Thực sự những gì Thủ tướng Việt Nam thảo luận với Đức Giáo Hoàng (ĐGH) hay với Đức hồng y Tarasio Bertone, quốc vụ khanh Tòa thánh, tương đương chức vụ thủ tướng các nước, thì chúng ta không biết được, nhưng chúng ta được biết bao giờ thủ tướng các nước và các nhân vật quan trọng cấp cao ở các nước đều xin được hội kiến với ĐGH, tức là sáng kiến yêu cầu đó là từ phía bên kia, thì ĐGH không từ chối ai cả, vì Ngài là Chủ chăn của Giáo hội Công giáo, thì ai xin, Ngài tiếp kiến thôi.
Thực sự đây cũng là dịp tốt để Đức giáo hoàng lưu ý các chính quyền trên thế giới đến các vấn đề, trong đó có vấn đề tôn trọng nhân quyền, tự do tôn giáo đi hàng đầu, vì đây là quyền thánh thiêng lắm. Hằng năm trong dịp Chúc mừng năm mới với các phái đoàn ngoại giao có liên hệ với Toà Thánh, thì ĐGH luôn luôn duyệt qua tình hình thế giới.
Và như tôi nhớ thì đầu tháng giêng năm nay, Ngài có nói vẫn có những miền trên thế giới chưa có được tự do tôn giáo, và tự do tôn giáo còn rất bị hạn chế trong đó có vài nước vùng Á châu, thì chúng ta có thể hiểu đó là Trung quốc, Bắc Hàn và Việt Nam.
Bước tiến mới
Minh Thùy: Như vậy có thể xem đây là một bước tiến mới trong quan hệ giữa Tòa Thánh và nhà nước Việt Nam. Qua buổi hội kiến với Đức Giáo Hoàng Benedict 16, nhà nước Việt Nam chủ yếu muốn tạo dựng một hình ảnh nước Việt Nam khác trước đối với dư luận quốc tế. Thưa cha, đến nay chúng ta có được những dấu hiệu hay việc làm nào báo hiệu cho thế giới biết thiện chí đổi mới của nhà nước Việt Nam không?
Linh mục Hoàng minh Thắng: Theo dõi tin tức, thì thấy có một số cởi mở tự do như các giám mục có thể ra nước ngoài hay một số linh mục tu sĩ nam nữ trong 10 năm qua có thể ra du học nước ngoài, đó là bước cởi mở tích cực.
Nhưng nhìn vào thực tế còn có nhiều hạn chế. Nếu Tòa thánh muốn chỉ định các giám mục phải thảo luận với chính quyền Việt Nam, rồi các giám mục muốn truyền chức cho linh mục cũng phải thảo luận với chính quyền Việt Nam. Theo luật tôn giáo mới bắt đầu có hiệu lực từ năm nay thì tất cả mọi sự đều phải có phép của nhà nước mới được làm.
Nhưng nhìn vào thực tế còn có nhiều hạn chế. Nếu Tòa thánh muốn chỉ định các giám mục phải thảo luận với chính quyền Việt Nam, rồi các giám mục muốn truyền chức cho linh mục cũng phải thảo luận với chính quyền Việt Nam. Theo luật tôn giáo mới bắt đầu có hiệu lực từ năm nay thì tất cả mọi sự đều phải có phép của nhà nước mới được làm.
Ta thấy luật mới còn khắt khe hơn luật mà chính chủ tịch Hồ chí Minh đã công bố năm 1954. Như vậy ta thấy không có tự do gì cả, cái gì cũng phải xin phép, thì chỉ có tự do xin phép mà thôi. Nhưng chúng ta cũng ghi nhận có một số dễ dãi bên ngoài, cũng có đấy, nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế như: chỉ 2 năm mới được chiêu sinh một lần, khi chịu chức linh mục cũng phải xin phép và có những vị không được phép chịu chức.
Muốn gia nhập chủng viện cũng phải xin hai ba phép, rất khó khăn. Chúng ta cũng chú ý có rất nhiều vụ bắt bớ, đặc biệt là giáo hội Tin lành, nhất là giáo hội Tin lành Memonist, nhà thờ bị giật sập, các mục sư bị bắt, bỏ tù, có khi còn mưu sát người của giáo hội nữa, có người bị đánh đập bỏ tù. Về phía Phật giáo cũng thế, các Thượng toạ vẫn bị quản thúc, các linh mục cũng bị quản thúc. Đấy chính là những bằng chứng cụ thể cho thấy chưa có tự do tôn giáo thực sự ở Việt Nam.
Minh Thùy: Cám ơn Linh mục Hoàng minh Thắng đã trả lời buổi phỏng vấn.