Các em cô nhi thành phố Hồ Chí Minh hưởng Tết như thế nào?
2006.01.10
Trường Văn, phóng viên đài RFA
Đã qua rồi mùa Giáng Sinh, Tết Dương Lịch và sắp đến Tết Bính Tuất. Người dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh khác trên toàn quốc đang rộn ràng chuẩn bị cho mùa xuân sắp đến. Còn các em mồ côi hiện đang sống trong các cô nhi viện với nhiều cái tên như “mái ấm tình thương”, “Trung Tâm Bảo Trợ trẻ em bụi đời”.. thì sao?
Được dịp phỏng vấn những người phục vụ tại hai cô nhi viện thuộc thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi được biết là trong các ngày Lễ Tết như lễ Giáng Sinh và đầu năm Dương Lịch vừa qua, các cô nhi viện này không chủ động trong việc tồ chức lễ hội cho các em cô nhi mà phần lớn được sự giúp đỡ của các tổ chức hoặc đoàn thể thiện nguyện: “Noel và Tết Tây vừa qua sinh viên có đến tổ chức cho các em vui chơi.”
Một cô nhi viện khác không được may mắn hơn: “Chỉ có Noel còn Tết Tây không thấy.”
Còn vào dịp Tết Bính Tuất sắp tới thì sao. Đối với cả hai cô nhi viện chúng tôi được dịp tiếp xúc thì các em không được tổ chức chu đáo để vui chơi trong ba ngày Tết: “Dịp Tết sinh viên về thăm gia đình nên họ không đến.”
Tại một cô nhi viện khác vấn đề cũng tương tự: “Các em được có áo mới và tiền lì xì chứ khôngcó tổ chức như các cơ sở xã hội khác. Vả lại các em còn phải làm bánh mức mang đi bán.”
Nguồn hỗ trợ
Tuy nhiên thông thường các em cũng được các cơ quan thiện nguyện và các cơ quan chức năng tổ chức Tết: “Nhà hàng Caravel và Sở Lao Động và thương binh xã hội mấy năm trước cũng tổ chức cho các em vui Tết. Năm nay không biết như thế nào.”
Về vấn đề các cô nhi viện có được sự hỗ trợ của nhà nước hay các tổ chức thiện nguyện nhất là Việt kiều hay không, chúng tôi nhận được những lời phát biểu sau đây: “Nhà nước Việt Nam không giúp đỡ hay tài trợ cho các cơ sở từ thiện này nhất là những cơ sở do các tôn giáo thành lập. Thỉnh thỏang cũng có những nhà hảo tâm ghé thăm và để lại địa chỉ nhưng các cơ sở này e ngại không viết thư liên lạc để xin được giúp đỡ.”
Tại hai cô nhi vịên kể trên, ban phụ trách và các em cô nhi cũng nhận được một điều an ủi là những em một khi đã trưởng thành, ra đi làm vẫn còn nhớ đến mai ấm khi trước của mình để khi mỗi dịp Tết đến là cố gắng trở về để hỏi hải ngọai, trò chuyện, kể lại những điều vui buồn các em gặp phải sau khi rời mái ấm tình thương một thời đã nuôi dưỡng các em.
Những bài liên quan
- Vấn đề xin con nuôi ở Việt Nam
- Cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật Sao Mai
- Trẻ em bị lây nhiễm HIV/AIDS cũng là một con người như tất cả các trẻ khác
- Trung Tâm Mai Hòa, nơi chăm sóc bệnh nhân AIDS giai đọan cuối
- Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng ở Việt Nam
- Làng trẻ em SOS ở Đà Lạt, Việt Nam
- Sự lựa chọn của phụ nữ ngày nay
- Trung tâm Giáo Dục Dạy Nghề Trẻ Em Ðường Phố TP. HCM
- Việt Kiều tại Mỹ gây quỹ giúp nạn nhân nạn buôn người
- Sinh bao nhiêu con trong một gia đình là đủ?
- Mật độ dân số Việt Nam cao gấp sáu lần so với tiêu chuẩn
- Việt Nam tuyên án 30 tháng tù một phụ nữ can tội hành hạ trẻ em
- Tổ Chức "Save The Children" - "Cứu Trẻ Em" tại Việt Nam
- Ông Aaron Cohen: "Việt Nam chừng như quên rằng thiếu nhi là tương lai của đất nước"
- ASEAN sẽ thành lập cơ chế bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em
- Ý nghĩa việc ký Hiệp Định về Con Nuôi Quốc Tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
- Tệ buôn người ở Việt Nam ngày càng trầm trọng
- 1/3 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu chất sắt
- Walt Disney sẽ phát sóng trên đài truyền hình TP.HCM
- Hội nghị thường niên WHO chú trọng đến vấn đề sức khoẻ bà mẹ và trẻ em