Làm thế nào để phát hiện và chữa trị bệnh trầm cảm

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

DepressionGirl150.jpg
Trầm cảm là một bệnh tinh thần khá phổ biến. Photo courtesy 4girls.gov

Sự kiện một số nữ sinh trong nước tự tử vì bị trầm cảm dạo gần đây được báo chí nói đến như một thực trạng đáng báo động. Tuy nhiên nếp nghĩ hoặc cách giải quyết vấn đề trầm cảm và chán đời ở Việt Nam vẫn còn là lãnh vực khá mới. Tiếp xúc với một bác sĩ chuyên môn khoa thần kinh và tâm lý, Thanh Trúc có bài về tình trạng trầm cảm nơi tuổi trẻ như sau.

Ngọc Thanh là một thiếu nữ Cần Thơ, đi làm khi vừa tốt nghiệp trung học. Sau đó cô rơi vào trạng thái buồn chán rồi quyên sinh bằng thuốc ngủ khiến gia đình vô cùng đau khổ. Chị của Ngọc Thanh là Ngọc Loan nói rằng em gái cô bị trầm cảm hai ba tháng trước đó.

Theo bác sĩ Lê Phương Thuý, chuyên khoa thần kinh và tâm lý, đang hành nghề tại Hoa Kỳ, trầm cảm là một căn bệnh. Điều quan trọng là cha mẹ và gia đình phải làm thế nào để phát hiện con em mình đang lâm tình trạng trầm cảm.

Về nguyên nhân gây bệnh trầm cảm, bác sĩ Thuý phân tích là trước tiên phải kể đến yếu tố di truyền. Với câu hỏi là nhân tố di truyền như thế nào mà có thể tác động đến não bộ người bệnh, bác sĩ Thuý nói có người từ lúc sinh ra thì cơ thể đã thiếu một vài tố chất cần thiết.

Vì có ba yếu tố di truyền, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh xã hội tạo nên bệnh trầm cảm, nên cách chữa trị phải nhắm vào ba lãnh vực đó.

Trường hợp thanh thiếu niên bị trầm cảm đến nỗi tự huỷ mình cần được hiểu như thế nào, bác sĩ Thuý giải đáp kỹ hơn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Ông Nguyễn Bá Minh, tiến sĩ tâm lý học, trưởng khoa giáo dục tiểu học ở Việt Nam, cho rằng cách nhìn bệnh trầm cảm ở trong nước còn xa lạ. Ông cho biết hiện tượng sinh viên tự tử có chiều hướng gia tăng nhưng hiếm có người đến khoa để tìm sự giúp đỡ vì thường e ngại và không muốn giao tiếp trong tâm trạng buồn chán.

Thông tin trên mạng:

- NIMH: Depression

- Mind - Emotion Commotion

- Trầm cảm – Wikipedia tiếng Việt