Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Cổ võ và phổ biến dân chủ cho những quốc gia chưa thật sự có tự do không phải là điều dễ làm. Trong bài diễn văn đọc nhân ngày kỷ niệm 5 năm biến cố 11 tháng 9, 2001, chính Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush cũng đưa ra lời phát biểu tương tự, cho hay kế hoạch xây dựng dân chủ cho vùng Trung Ðông mà Hoa Kỳ cùng với những nước đồng minh đang theo đuổi là một kế hoạch dài hạn, thành quả cuối cùng sẽ không đến trong một vài tháng sắp tới.

Khi nói đến dân chủ, mọi người liên tưởng ngay đến Châu Á, vùng đất đông người nhất, có những nền dân chủ lớn nhất như Ấn Ðộ, Indonesia, cởi mở nhất như Nhật Bản, Nam Hàn, nhưng đồng thời cũng có những quốc gia khép kín nhất, như Trung Quốc, Bắc Hàn, Lào, Kampuchea, Miến Ðiện, Việt Nam, hay có nền dân chủ rất non trẻ như Ðong Timor. Ðây cũng là vùng đất có 3 trong 4 nước theo chủ nghĩa cộng sản còn sót lại trên thế giới.
Liệu có thể cổ võ, phổ biến dân chủ ở những nước đang khép kín tại Châu Á hay không? Ðó là câu hỏi Ban Việt Ngữ chúng tôi đặt ra với vị khách mời tuần này. Khách mời của chúng tôi là Bà Louisa Coan Greve, Giám Ðốc Ðông Á của National Endownment for Democracy, tổ chức yểm trợ tự do toàn cầu.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và những điểm chính của buổi nói chuyện được chúng tôi gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Những bước cần làm
Nguyễn Khanh: Cám ơn Bà đã dành thì giờ nói chuyện với Ban Việt Ngữ chúng tôi. Câu hỏi mà nhiều người muốn biết là làm thế nào để phổ biến, cổ võ dân chủ ở Châu Á?
Bước đầu tiên phải làm là công nhận dân chủ và cải tiến chính trị nằm trong tay của người dân từng quốc gia. Ngay chính định nghĩa về dân chủ cũng nói rất rõ: đó là người dân có quyền tự do định đoạt tương lai chính trị cho mình. Ðiều dó có nghĩa là quyền của người dân phải được tôn trọng, được bảo vệ bởi hiến pháp và luật pháp.
Bà Louisa Coan Greve: Bước đầu tiên phải làm là công nhận dân chủ và cải tiến chính trị nằm trong tay của người dân từng quốc gia. Ngay chính định nghĩa về dân chủ cũng nói rất rõ: đó là người dân có quyền tự do định đoạt tương lai chính trị cho mình. Ðiều dó có nghĩa là quyền của người dân phải được tôn trọng, được bảo vệ bởi hiến pháp và luật pháp.
Ðiều thứ nhì là phải có những nền tảng chính trị căn bản công nhận những quyền căn bản của người dân, quyền có tự do báo chí, quyền được lựa chọn thể chế chính trị, lá phiếu được tôn trọng, bầu cử được thực hiện trong tinh thần dân chủ, để người dân sử dụng quyền của mình chọn lựa người đại diện ở hành pháp và lập pháp.
Người dân cũng phải được quyền tổ chức, tham gia các cuộc thảo luận, trao đổi quan điểm về chính trị. Nói cách khác, tất cả những quyền tự do về chính trị của người dân phải được công nhận, tôn trọng và bảo vệ.
Áp dụng chiến thuật khác nhau
Nguyễn Khanh: Nhưng Bà cũng thấy là ở Châu Á, vẫn còn nhiều chế độ khép kín, Trung Quốc, Lào, Kampuchea, Bắc Hàn, và Việt Nam chẳng hạn. Làm sao để đẩy các nước này đến chỗ phải mở cửa, phải đổi mới?
Bà Louisa Coan Greve: Có lẽ chiến thuật áp dụng cho từng quốc gia phải khác nhau. Ở một số nước, công khai hoạt động chính trị là điều không thể nào làm được, thành ra phải rút vào hoạt động bí mật. Trường hợp của Miến Ðiện thì khác, Bà Aung San Suu Kyi là người được kính trọng, khôi nguyên Nobel Hòa Bình, nhưng vẫn bị quản chế, không được rời khỏi nhà, không được tiếp xúc với người khác.
Nên nhớ bất cứ nơi nào Bà xuất hiện thì bao giờ cũng có đám đông ủng hộ đi theo. Ðám đông này biết là họ sẽ gặp khó khăn, có thể bị bỏ tù, nhưng vẫn xuất hiện để bày tỏ sự ủng hộ cho dân chủ. Cũng có nhiều nhà tranh đấu khác đang phải sống lưu vong bên ngoài, và từ bên ngoài họ hoạt động cho những mục tiêu ở bên trong.
Dù tôi nói rằng quyền quyết định chính trị là quyền của người dân của từng quốc gia, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải đặt câu hỏi là những cá nhân, tổ chức, bên ngoài có thể hỗ trợ những gì cho những người ở bên trong.
Nguyễn Khanh: Bà nghĩ chuyện đó có thể làm được không?
Chúng ta có thể hỗ trợ họ bằng hành động, bằng lời nói và bằng tinh thần. Ngoài ra, chúng ta có thể yểm trợ họ bằng những việc làm cụ thể, chẳng hạn như ở những nước nhà cầm quyền bưng bít tin tức, bưng bít sự thật, không cho giới truyền thông làm trách nhiệm của mình, thì chính những người ở bên ngoài có trách nhiệm phải cung cấp, phổ biến tin tức cho những người bên trong biết.
Bà Louisa Coan Greve: Tôi nghĩ làm được chứ.
Nguyễn Khanh: Thưa Bà bằng cách nào?
Bà Louisa Coan Greve: Chúng ta có thể hỗ trợ họ bằng hành động, bằng lời nói và bằng tinh thần. Ngoài ra, chúng ta có thể yểm trợ họ bằng những việc làm cụ thể, chẳng hạn như ở những nước nhà cầm quyền bưng bít tin tức, bưng bít sự thật, không cho giới truyền thông làm trách nhiệm của mình, thì chính những người ở bên ngoài có trách nhiệm phải cung cấp, phổ biến tin tức cho những người bên trong biết.
Ở thời đại này, nếu báo chí, đài phát thanh, đại truyền hình bị nhà nước kiểm soát, người bên trong có thể bị bắt bớ chỉ vì muốn xuất bản một tờ báo, thì may mắn, chúng ta có thể chuyển tin tức bằng internet, ra báo trên mạng, và những người ở bên ngoài có thể yểm trợ bằng nhiều cách, như cung cấp kỹ thuật chẳng hạn.
Riêng tổ chức yểm trợ tự do toàn cầu National Endownment for Democracy chúng tôi, chúng tôi cấp tài khoản cho nhiều nhóm khác nhau trên toàn thế giới, để những tổ chức này tiếp tục làm công việc bênh vực cho tự do, cho dân quyền. Chúng tôi cũng yểm trợ cho những tổ chức ở bên trong đang tranh đấu cho những quyền tự do căn bản, giúp xây dựng nền tảng chính trị vững chắc cho nước họ.
Trong-ngoài liên kết
Nguyễn Khanh: Bà cũng rõ sự đóng góp từ phía bên ngoài đôi khi rất giới hạn, Chính Quyền thì cáo buộc can thiệp vào chuyện nội bộ của họ, nhưng theo tôi, quan trọng hơn nữa là đôi khi, chính người trong nước lên tiếng nói ngoài nước không biết rõ hiện tình bên trong. Thế thì làm sao trong-ngoài có thể liên kết với nhau?
Bà Louisa Coan Greve: Ông nói đúng. Người bên ngoài nên bỏ thì giờ để tìm hiểu cặn kẽ áp lực chính trị mà người bên trong đang phải chịu đựng. Dĩ nhiên, không thể nào biết hết được những gì người bên trong đang nghĩ, vì ông thấy đó, ở những quốc gia khép kín, dân chúng có được tự do bày tỏ tư duy, mối quan tâm hay âu lo của mình đâu.
Ở những nước này, chuyện thực hiện các cuộc thăm dò công luận cũng đâu phải là điều dễ làm. Theo tôi, không ai có quyền tự cho rằng mình biết người bên trong nghĩ gì, muốn gì, mà phải dành thì giờ để tìm hiểu và như vậy, các kế hoạch hành động để cỗ võ dân chủ cũng dễ thực hiện hơn.
Ở những nước này, chuyện thực hiện các cuộc thăm dò công luận cũng đâu phải là điều dễ làm. Theo tôi, không ai có quyền tự cho rằng mình biết người bên trong nghĩ gì, muốn gì, mà phải dành thì giờ để tìm hiểu và như vậy, các kế hoạch hành động để cỗ võ dân chủ cũng dễ thực hiện hơn.
Nguyễn Khanh: Ở những nước khép kín tại Châu Á, thành phần dân chúng đa số là những người trẻ, tuổi từ 30, 35 trở xuống. Như ở Việt Nam chẳng hạn, thành phần trẻ từ 25 tuổi trở xuống chiếm đến 60% dân số. Nhưng có người nói dường như phần đông những người lên tiếng đòi dân chủ lại là những người cao tuổi hơn. Bà có thấy như thế không và tại sao vậy?
Bà Louisa Coan Greve: Tôi chưa làm cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về điều ông mới nói, nhưng quả thật là có những người sau khi nghỉ hưu, đã cam đảm lên tiếng thật mạnh mẽ, cổ võ cho tự do, đòi hỏi chính phủ phải giải quyết những đòi hỏi của người dân, kể cả những đòi hỏi cần thiết cho đời sống của tập thể người nghèo khó.
Có thể họ nghĩ rằng họ đã lớn tuổi rồi, Chính Quyền làm gì được họ, Chính Quyền có thể gây khó khăn, sách nhiễu, nhưng những người lớn tuổi vẫn phải nói, phải tranh đấu cho các thế hệ sau này.
Cũng có rất nhiều người trẻ thật can đảm mà chúng ta không biết vì họ không hề lên tiếng, nhưng âm thầm phản đối bằng hành động. Những người trẻ này là những người không nhận đề cử gia nhập đảng của chính quyền, không chấp nhận vì quyền lợi cá nhân mà dẵm lên lương tâm của chính mình, không vì lợi lộc riêng tư mà đạp lên các quyền căn bản của con người.
Chúng ta cũng thấy ngay trong thành phần lãnh đạo cũng có những người trẻ đã lên tiếng, so sánh giữa nước họ và các nước khác, đòi Chính Phủ phải học hỏi cái hay của nước khác để áp dụng cho dân. Tôi xin đơn cử một thí dụ: những luật sư trẻ khi nhận bênh vực cho người bị cáo buộc có tội, họ dõng dạc lên tiếng đòi hỏi luật pháp phải công minh, hay những luật sư trẻ đồng ý nhận biện hộ cho các vụ án chính trị, nhận biện hộ cho các vụ kiện chính phủ.
Có nhiều thày cô giáo trẻ khi lên lớp dạy cho học trò biết phải sống lương thiện, những vị bác sĩ trẻ khi hành nghề làm đúng với lương tâm của người thày thuốc. Ðó cũng là những đóng góp cho tự do, dân chủ.
Tôi muốn nói là ở ngành nghề nào cũng có những người quyết tâm làm tròn trách nhiệm nghiệp vụ của mình, và kêu gọi những người khác cũng làm như thế. Có thể họ là những người trẻ, là thành phần trung niên, là những người lớn tuổi. Chúng ta phải coi đó là những đóng góp cho dân chủ, cho tự do.
Giới trẻ trong nước
Nguyễn Khanh: Nhưng vẫn có người cho là chưa đủ?
Cũng có rất nhiều người trẻ thật can đảm mà chúng ta không biết vì họ không hề lên tiếng, nhưng âm thầm phản đối bằng hành động. Những người trẻ này là những người không nhận đề cử gia nhập đảng của chính quyền, không chấp nhận vì quyền lợi cá nhân mà dẵm lên lương tâm của chính mình, không vì lợi lộc riêng tư mà đạp lên các quyền căn bản của con người.
Bà Louisa Coan Greve: Họ muốn gì? Có phải họ muốn số người trẻ lên tiếng đòi tự do phải nhiều hơn nữa?
Nguyễn Khanh: Thưa Bà đúng.
Bà Louisa Coan Greve: Tôi nghĩ rằng…
Nguyễn Khanh: Xin lỗi, hình như câu hỏi của tôi đang gây khó khăn cho Bà. Ý tôi không muốn như vậy.
Bà Louisa Coan Greve: Không đâu. Người ta có thể đúng khi nói rằng số người trẻ tham gia vào hoạt động đòi dân chủ không nhiều, nếu thành phần trẻ trong một nước hài lòng với đời sống họ đang có, hoặc không biết phải làm gì, hay họ nghĩ là khó lắm, phải lâu lắm mới thay đổi được tình thế hiện tại.
Nếu điều đó xảy ra, thì trách nhiệm của những người hô hào tự do, dân chủ ở bên trong cũng như bên ngoài là phải làm sao để khích lệ thành phần trẻ, để họ tham gia vào công việc chung, làm thế nào để đưa tư tưởng dân chủ, tự do đến cho giới trẻ.
Theo tôi, đây không phải là điều khó làm. Giới trẻ bao giờ cũng năng nổ, muốn biết cái mới, cái hay hơn những gì họ đang có. Thành phần trẻ có nghề chuyên môn luôn luôn mong được nhắc nhở phải có trách nhiệm nghiệp vụ, phải có lương tri, phải sống lương thiện và công bằng. Ðó là những bước khởi đầu cho việc kêu gọi cùng góp tiếng.
Niềm tin vững chắc
Nguyễn Khanh: Bà đang nắm chức vụ quan trọng, chức Giám Ðốc Ðặc Trách Ðông Á cho một tổ chức yểm trợ tự do mà cả thế giới biết tên. Có khi nào buổi sáng vừa thức dậy, Bà nghĩ là hôm nay còn cả tỷ người ở Châu Á vẫn chưa được hưởng tự do và có khi nào Bà tự đặt câu hỏi mình đã làm gì và phải làm gì để đạt đến mục tiêu đã đặt ra?
Điều mà tôi luôn nghĩ đến là niềm tin vững chắc vào những điểm lợi mà các thể chế chính trị dân chủ toàn cầu đem đến cho người dân và cho xã hội. Ðiều đó cũng giúp cho mọi quốc gia phát triển ở mức cao nhất, giúp người dân sống thịnh vượng, hòa bình, phát huy truyền thống văn hóa của mình.
Bà Louisa Coan Greve: Điều mà tôi luôn nghĩ đến là niềm tin vững chắc vào những điểm lợi mà các thể chế chính trị dân chủ toàn cầu đem đến cho người dân và cho xã hội. Ðiều đó cũng giúp cho mọi quốc gia phát triển ở mức cao nhất, giúp người dân sống thịnh vượng, hòa bình, phát huy truyền thống văn hóa của mình.
Ðiều đau lòng nhất là đến bây giờ toàn Châu Á vẫn chưa đạt được mục tiêu này, người dân vẫn tiếp tục phải chịu khổ đau vì những lỗi lầm chính trị của nhà nước, vì những chính sách kinh tế sai trái khó có thể sửa chữa được, vì những chủ thuyết chính trị không coi trọng nhân phẩm con người.
Mỗi ngày khi bắt đầu làm việc, nghĩ đến những chuyện đó thì thấy buồn, nhưng lại là động lực thúc đẩy tôi phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ cho những người đang cực nhọc dựng xây tương lai.
Nguyễn Khanh: Cô đơn? Có lúc nào Bà thấy cô đơn không?
Bà Louisa Coan Greve: Không. Không bao giờ tôi cảm thấy cô đơn. Chung quanh tôi có biết bao nhiêu anh hùng không tên tuổi, những vị anh hùng của dân chủ, những vị anh hùng đang cầm ngọn đuốc ánh sáng tự do. Chỉ nghĩ đến họ là tôi thấy có một lực đẩy bắt mình phải làm nhiều hơn nữa, và tôi hãnh diện được xem là người tiếp tay với họ.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Bà Louisa Coan Greve.