Làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng được mối quan hệ với Mỹ ?

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Chủ tịch nước Việt Nam, Nguyễn Minh Triết đang dẫn đầu phái đoàn thăm Hoa Kỳ. Mục đích chuyến đi được Hà Nội cho là để tăng cường mối quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng được mối quan hệ đó?

NguyenMinhTrietAsiaSociety200.jpg
Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Hội Á Châu Asia Society ở New York hôm 20-6-2007. Photo RFA/ Do Hieu.

Gia Minh có cuộc nói chuyện với giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Khoa Sử, Đại học Maine ở Hoa Kỳ về vấn đề liên quan.

Gia Minh: Theo giáo sư thì những yếu tố nào khiến Việt Nam trong thời gian qua thúc đẩy mạnh mối quan hệ với Hoa Kỳ?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Về lâu về dài thì việc thúc đẩy mối liên hệ là do nhân dân cả hai bên; trong đó nhân dân Mỹ có Việt Kiều tranh đấu đã lâu. Gần đây chính phủ hai bên đều thấy có quyền lợi tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á nên cả hai bên đều muốn nhích lại gần nhau. Nhất là từ lần cựu tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam thì mối quan hệ giữa hai nước như bình thường rồi.

Gia Minh: Giáo nói do quyền lợi, vậy quyền lợi của phía Mỹ là gì?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Quyền lợi của Mỹ là an ninh trong khu vực. Việt Nam là một trong 10 nước ASEAN; nhất là bây giờ Indonesia bị yếu, Thái Lan cũng có khăn. Việt Nam đang ổn định nên Mỹ muốn có Việt Nam giúp ổn định khu vực.

Gia Minh: Giáo sư đề cập đến yếu tố là nhiều người Việt muốn thúc đẩy mối quan hệ?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Quan hệ Việt – Mỹ tốt hơn thì nhiều người Việt Nam tại Mỹ, ngoại trừ có một số chống đối, thì quan hệ với gia đình họ ở trong nước sẽ tiến triển hơn. Và khi mối quan hệ Việt- Mỹ tiến triển thì gia đình của họ tại Việt Nam cũng được hưởng lợi.

Về lâu về dài thì việc thúc đẩy mối liên hệ là do nhân dân cả hai bên; trong đó nhân dân Mỹ có Việt Kiều tranh đấu đã lâu. Gần đây chính phủ hai bên đều thấy có quyền lợi tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á nên cả hai bên đều muốn nhích lại gần nhau. Nhất là từ lần cựu tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam thì mối quan hệ giữa hai nước như bình thường rồi.

Gia Minh: Xin mở ngoặt chỗ này, thì phát triển kinh tế có đưa đến sự cách biệt giữa giàu nghèo ngày càng nhiều; và người nghèo hưởng lợi đến đâu?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Sự phân tầng giai cấp thì xảy ra ở khắp các nước trong thời đại toàn cầu hóa này; nhưng khi có quan hệ tốt với Mỹ thì những cơ quan quốc tế sẽ vào và cho chính phủ thấy là sự phân tầng như thế sẽ ảnh hưởng đến phát trỉển bền vững và lâu dài. Như thế sẽ tốt cho Việt Nam.

Gia Minh: Trong quan hệ với Hoa Kỳ thì Việt Nam có trở ngại từ phía Trung Quốc?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Cũng có nếu Việt Nam không khéo; nhưng nếu Việt Nam có quan hệ tốt với Hoa Kỳ thì sẽ cân đối được mối quan hệ với Trung Quốc. Nói cách khác là khi có sự hiện diện của Mỹ và đồng minh của Mỹ thì Trung Quốc khó có thể đe doạ Việt Nam và những nước khác trong khu vực. Nếu mà một mình Trung Quốc thì Việt Nam lẽ dĩ nhiên sẽ khó khăn với Trung Quốc.

Gia Minh: Trong thời đại toàn cầu hóa này thì sự đe doạ của Trung Quốc sẽ không như trước đây nữa, phải không giáo sư?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Về lâu về dài thì tôi mong không còn nữa nhưng trong ngắn hạn vẫn còn khó khăn; nên Việt Nam phải có quan hệ tốt với Trung Quốc cũng như với Mỹ và các nước khác trong khu vực.

Gia Minh: Qua lịch sử thì chính sách của Việt Nam ra sao?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Trong mười mấy năm qua thì Việt Nam làm vấn đề này ngày càng tốt. Mười mấy năm sau năm 75 thì Việt Nam làm không tốt nên bị cô lập với các nước khác. Việt Nam đã học được bài học nên đã càng ngày càng mở cửa, và có quan hệ tốt với các nước khác. Đó là lý do mà vừa qua Việt Nam phát triển mạnh và được nhiều người lưu ý.

Gia Minh: Ngoài việc mở cửa thì Việt Nam còn có những điểm gì cần thực hiện để lợi dụng mối quan hệ với Hoa Kỳ và các nước khác?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Như ông Hồ Chí Minh nói ngày xưa là 'Không có gì quí hơn độc lập, tự do'. Việt Nam đã giành độc lập thì nay phải cố gắng xây dựng thể chế dân chủ cho mọi người. Việt Nam muốn có quan hệ với nước ngoài thì phải làm tốt trong nước.

Gia Minh: Trong khi hội nhập thì tiến trình dân chủ đã đạt chuẩn chưa?

Chuẩn thì xa vời nhưng Việt Nam có cố gắng, dù không mau như mọi người muốn; nhưng tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam có nhiều việc khả quan hơn nhiều nước, ví dụ như Trung Quốc chẳng hạn.

Gia Minh: Cám ơn giáo sư đã dành cho đài chúng tôi cuộc nói chuyện ngắn vừa qua.