Hội luận về nhân quyền tại Việt Nam năm 2006 (phần 1)

Việt Hùng, phóng viên đài RFA

Nhìn lại năm qua, năm 2006 về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam có những tiến bộ nào hay không, trong khi mới đây Hoa Kỳ đã bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách CPC, tức những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về những "thành tích" đàn áp Tôn giáo.

ReligiousPraying150.jpg
AFP PHOTO

Ðánh giá chung về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam năm qua ra sao, chúng tôi mới quí vị theo dõi cuộc Hội luận chính trị trong-ngoài nước do Việt Hùng điều hợp với sự tham dự của luật sư Nguyễn Văn Ðài từ Việt Nam cùng đại diện Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế là ông Vũ Quốc Dụng từ Cộng Hòa Liên Bang Ðức. Từ Hà Nội, luật sư Nguyễn Văn Ðài đưa ra quan điểm:

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Trong năm 2006 tình hình nhân quyền Việt Nam có rất nhiều vấn đề để nói, thứ nhất là Tôn giáo là một trong quyền thiết thực nhất của người dân không những ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

Trong năm qua, tình hình tôn giáo có cải thiện được đôi chút nhưng những vụ đàn áp vẫn còn nhiều đặc biệt là với những người dân tộc các tỉnh vùng miền núi phía Bắc. Trong một số lĩnh vực thì có một chút cải thiện nhưng nói chung tình hình nhân quyền Việt Nam có rất nhiều vấn đề để chúng ta bàn đến.

Việt Hùng: Ðó là cái nhìn của luật sư Nguyễn Văn Ðài từ Hà Nội, từ bên ngoài ông Vũ Quốc Dụng cái nhìn của Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế ra sao?

Ông Vũ Quốc Dụng: Chúng tôi đánh giá tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2006 có những điều xấu hơn, xấu hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Có thể đã có nhiều thông tin hơn để biết tình hình tại Việt Nam, có thể có một số hoạt động rất sôi nổi của những người bất đồng chính kiến ở Việt nam.

Trong năm 2006 tình hình nhân quyền Việt Nam có rất nhiều vấn đề để nói, thứ nhất là Tôn giáo là một trong quyền thiết thực nhất của người dân không những ở Việt Nam và khắp nơi trên thế giới.

Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam cũng có một số sự kiện quốc tế ảnh hưởng vào, thí dục việc Việt Nam tham gia vào WTO, vấn đề Hoa Kỳ lập danh sách những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về đàn áp tôn giáo CPC, vấn đề Việt Nam tổ chức APEC tại Hà Nội hay vấn đề Việt Nam bình thường hóa thương mại với Hoa Kỳ, đó là những sự kiện mà chúng tôi nghĩ có ảnh hưởng tới tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua.

Việt Hùng: Tức là với cái nhìn của ông Vũ Quốc Dụng tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm qua tồi tệ hơn năm trước?

Ông Vũ Quốc Dụng: Vâng.

Việt Hùng: Luật sư Nguyễn Văn Ðài bằng thực tế từ Việt nam, luật sư có chia sẻ quan điểm đó hay không?

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Tôi đồng ý với anh Vũ Quốc Dụng về tình hình nhân quyền Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của Phong trào Dân chủ cũng như Tôn giáo cho nên chính quyền đã có rất nhiều hành xử không đúng với chuẩn mực mà họ đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Cho nên đánh giá của tôi tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm vừa qua kém hơn rất nhiều so với 2005.

Việt Hùng: Trong khuôn khổ chương trình phát thanh hôm nay chúng tôi xin được did vào trọng tâm hai vấn đề: Tự do Tôn giáo và Quyền tự do đi lại. Mới đây Hoa Kỳ đã đưa tên Việt Nam khỏi danh sách những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về đàn áp Tôn giáo, như vậy có thể nói Việt Nam đã cải thiện nhiều trong vấn đề này?

Luật sư Nguyễn Văn Ðài: Tôi là người đã theo dõi tình hình Tôn giáo trong rất nhiều năm qua. trong những tháng đầu năm 2006 tình hình tồi tệ không kém năm trước xảy ra, rất nhiều vụ đàn áp xảy ra ở các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lao Cai, Ðiện Biên...và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như Thanh Hóa, Bắc Giang.

Hiện nay trong tay tôi vẫn còn giữ những bằng chứng rất "sống động" về việc đàn áp của họ như một tín đồ bị khóa số 8, bị đánh cho đến khi "chết ngất" đi, họ tưởng là chết họ bỏ đi, cho đến khi anh ta chạy về Hà Nội.

Chúng tôi vẫn giữ được những bằng chứng như vậy. Còn nhiều nơi như ở Bắc Giang, Mục sư về đó để tổ chức Lễ cho tín đồ ở đó thì cũng bị đàn áp như ném chất bẩn vào nhà và bôi lên cổng...

Ở Thanh Hóa tín đồ cũng bị đánh đập dã man, những hình ảnh về thương tích vẫn còn lưu giữ ở văn phòng làm việc của tôi. Ðó là những vấn đề về tự do Tôn giáo. Cho đến những tháng cuối năm khi mà Việt nam chuẩn bị tổ chức Hội nghị APEC và vào WTO thì dưới sức ép của Hoa Kỳ nói chung cùng các nước khác khiến chính phủ Việt Nam tỏ ra nhượng bộ và có phần cải thiện...

chúng tôi đánh giá tình hình nhân quyền Việt Nam dựa trê những tiêu chuẩn nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết cụ thể là những công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng như công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa... là những công ước quốc tế mà Việtnam đã cam kết, ký tham gia.

Việt Hùng: Ðó là những khó khăn đối với đạo Tin Lành qua trình bày của luật sư Nguyễn Văn Ðài, riêng về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, thưa ông Vũ Quốc Dụng, dư luận vẫn nói nhiều đến khó khăn từ cấp chính quyền?

Ông Vũ Quốc Dụng: Vâng, trước khi trả lời câu hỏi của ông chúng tôi xin được nói thêm, chúng tôi đánh giá tình hình nhân quyền Việt Nam dựa trê những tiêu chuẩn nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết cụ thể là những công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị cũng như công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa... là những công ước quốc tế mà Việtnam đã cam kết, ký tham gia.

Trong những văn bản luât gần đây của Việt Nam người ta thấy có những "điểm thòng", ví dụ như trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết và ra nhập có qui định khác với qui định của bộ Luật này thì việc thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

Trên thực tế chúng tôi thấy câu "thòng" này khó được áp dụng bởi vì chính quyền Việtnam chưa chịu có những biện pháp đối phó với những việc làm rõ ràng là vi phạm luật pháp của Việt Nam và quốc tế của những cán bộ, công an của Việt Nam. Ðiển hình cho thấy tra tấn 8 nhà sư trong vụ Trộm vật đồ cổ ở Bắc Giang.

Phải nói rằng, thụ phạm là những công an có những thú tính thì mới có thể thực hiện hành vi tra tấn cực kỳ dã man như thời Trung cổ. Những hành vi tra tấn đó có mức độ rất ghê gớm, kéo dài nhiều tháng để lại thương tích trầm trọng khiến cho một người chết và một sắp chết, mặc dù tên tuổi và những thủ phạm, đồng đảng, đó là những kiểm sát viên và những công an đã được biết rõ nhưng chính quyền Việt Nam cho đến nay chưa có hành động nào.

Trở lại câu hỏi về vấn đề của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hòa thượng Thích Huyền Quang là người đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trước khi Hoa Kỳ bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC thì Hòa thượng Huyền Quang được vào Sài Gòn chữa bệnh.

Mới đây Hòa thượng Huyền Quang xin vào Sài Gòn để tái khám thì lại không được, điều này cho thấy tình trạng gây khó khăn, quản chế đối với Giáo hội này vẫn chưa có thay đổi.

Việt Hùng: Những ghi nhận với Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thì sao ạ?

Ông Vũ Quốc Dụng: Tình trạng của Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo cũng không có khá hơn, vẫn bị cản trở, đặc biệt vẫn còn 14 thành viên lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy vẫn bị giam giữ, thành ra nói chung Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế vẫn ghi nhận ở Việt Nam vẫn còn khoảng vài trăm người bị bắt giữ trong đó có khoảng 300 - 350 người Thượng bị giam giữ là bởi vì họ tham gia vào biểu tình đòi quyền lợi của người thiểu số và quyền tự do tôn giáo vào các năm 2001 và 2004.

(Mời quí thính giả theo dõi toàn bộ phần âm thanh)

Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Ðài việc nhà nước Việt Nam cho giáo sư Hoàng Minh Chính đi ra nước ngoài chữa bệnh không thể nói đó là quyền tự do đi lại ở Việt Nam được bảo đảm, trong khi theo quan điểm của Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế điều đáng quan tâm là những chuyện gì đã và đang xảy ra sau khi giáo sư Hoàng Minh Chính trở về nước.

Trong một buổi phát thanh tới chúng tôi sẽ tiếp tục bàn đến những đánh giá về Quyền Tự do Ngôn luận, Quyền Tự do Lập hội và tự do tụ tập tại Việt Nam trong năm 2006 qua phần Hội luận chính trị trong - ngoài nước, mời quí vị nhớ đón nghe.

Theo dòng câu chuyện:

- Hội luận về nhân quyền tại Việt Nam năm 2006 (phần 2)