Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (V)

Luật sư Trần Thanh Hiệp - Nguyễn An

5. Việc cải thiện hiện trạng nhân quyền ở Việt Nam

NguyenKhacToan150.jpg
Anh Nguyễn Khắc Toàn. File Photo

Trong 4 chương trình phát thanh vừa qua, biên tập viên Nguyễn An của Đài Á Châu Tự Do đã cùng với Luật sư Trần Thanh Hiệp tìm hiểu hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Hôm nay cuộc trao đổi này sẽ được kết thúc bằng sự nhân định của Luật sư Hiệp về triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ấy mà dư luận đang đặc biệt quan tâm. Luật sư Hiệp là Chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris.

Nguyễn An: Sau khi đã duyệt xét về nhiều mặt, quốc nội cũng như quốc tế, của vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, luật sư thấy Việt Nam có những triển vọng nào để sớm ra khỏi tình trạng bế tắc về nhân quyền hiện nay?

Trần Thanh Hiệp: Nếu bi quan thì phải kết luận rằng chưa thấy có ánh sáng cuối đường hầm của chính sách đàn áp nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Ngược lại, nếu lạc quan thì lại thấy có nhiều triển vọng khơi thông tình trạng bế tắc này.

Nhưng theo tôi vấn đề không phải là nên bi quan hay nên lạc quan mà là tìm cho được một số cơ sở chắc chắn để thử dự đoán hướng diễn tiến tất yếu của một thực trạng nhân quyền trong đó nhiều tác nhân tác động theo những hướng khác nhau.

Mà tác động không theo cùng một chiều hướng thì tình trạng bế tắc hiện nay ít hy vọng sớm ngã ngũ, trừ phi có chuyển biến một tác nhân nào đó bỗng nhiên có vai trò quyết định vưiợt trội.

Có ba tác nhân chính hiện đang tác động trong lãnh vực nhân quyền ở Việt Nam. Đó là thứ nhất, nhà cầm quyền Hà Nội, thứ hai, quốc tế gồm có Hoa Kỳ, chính quyền Bush và quốc hội, Liên Hiệp châu Âu, các tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền v.v... và, thứ ba, nhân dân Việt Nam thông qua hai bộ phận ở trong nước và ở ngoài nước.

Ba tác nhân chính

Nguyễn An: Xin Luật sư nói rõ hơn. Theo Luật sư, tác nhân nào sẽ có vai trò quyết định và như thế nào là quyết định?

Trần Thanh Hiệp: Có ba tác nhân chính hiện đang tác động trong lãnh vực nhân quyền ở Việt Nam. Đó là thứ nhất, nhà cầm quyền Hà Nội, thứ hai, quốc tế gồm có Hoa Kỳ, chính quyền Bush và quốc hội, Liên Hiệp châu Âu, các tổ chức phi chính phủ tranh đấu cho nhân quyền v.v... và, thứ ba, nhân dân Việt Nam thông qua hai bộ phận ở trong nước và ở ngoài nước.

Hiện giờ thì nhà cầm quyền Hà Nội với đường lối cai trị phi nhân quyền đang giữ vai trò quyết định. Một mặt, nhà cầm quyền Hà Nội thương lượng với Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Mặt khác nhà cầm quyền Hà Nội vẫn đàn áp quyết liệt mọi hoạt động của dân chúng ở trong nước đòi nhân quyền.

Về phía Hoa Kỳ, tuy không tán thành đường lối cai trị này của Hà Nội và cũng đã biểu lộ thái độ không tán thành bằng hành động cụ thể, thí dụ như ghi tên Việt Nam xã hội chủ nghĩa vào sổ đen nhân quyền, nhưng vẫn còn đang ở trong vòng thương lượng với Hà Nội. Những người ở ngoài cuộc không ai biết nội dung cũng như diễn của cuộc thương lượng này ra sao, chỉ thấy rằng Hà Nội vẫn giữ được thế chủ động.

Trong khi đó, bộ phận nhân dân Việt Nam ở trong nước hoàn tòan bị động, bộ phận ở ngoài nước tuy có phần nào tích cực hơn nhưng chưa đến mức chuyển hóa được hiện trạng phi nhân quyền ở trong nước. Tức là chưa có yếu tố làm thay đổi nguyên trạng phi nhân quyền này. Vì thế, muốn cải thiện nó thì phải có yếu tố quyết định vượt trội.

Yếu tố quyết định vượt trội

Nguyễn An: Như thế nào là yếu tố quyết định vượt trội?

Trần Thanh Hiệp: Là phải có bước nhảy vọt, không nhất thiết ở một tác nhân nhất định nào trong ba tác nhân tôi đã kể ra ở trên.

Tiếp theo sẽ phải có một loạt sửa đổi pháp luật để đưa các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền vào luật quốc nội Việt Nam, điều mà từ 1982 đến nay, Hà Nội chưa làm một cách nghiêm chỉnh. Tôi tưởng nếu bây giờ mà Hà Nội ít ra làm đươc bấy nhiêu điều thì cũng giúp tạo ra được một đà dân chủ hóa đất nước.

Nguyễn An: Thí dụ...?

Trần Thanh Hiệp: Ta có thể tạm đặt giả thuyết rằng nhà cầm quyền Hà Nội, vì lý do nội bộ, bỗng thấy có nhu cầu phải chấm dứt đường lối cai trị phi nhân quyền và thật sự giải quyết nhu cầu thay đổi này bằng cách chịu hội nhập vào chính mạch nhân quyền phổ quát của luật quốc tế về nhân quyền.

Như vậy là Hà Nội tự mình tạo ra những chuyển động có khả năng cải thiện ngay tức khắc hiện trạng nhân quyền, bắt đầu bằng chấm dứt đàn áp để đi tới ban bố các quyền tự do dân sự và chính trị chio tới nay vẫn còn bị hạn chế hay đình hoãn.

Nguyễn An: Nếu giả thuyết này xảy ra thì cụ thể sẽ có những thay đổi nào về mặt nhân quyền?

Trần Thanh Hiệp: Tùy ở Hà Nội thôi. Nếu muốn gây một xúc động tâm lý để ghi nhận sự thay đổi, nghĩa là cho mọi người tin rằng đã xảy ra điều rất được chờ đợi từ 20 năm nay là "đổi mới" thực sự, thì Hà Nội có thể trả tự do trước thời hạn cho những người bị đàn áp vì lý do nhân quyền như Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn v.v..., giải tỏa cuộc bao vây dưới hình thức quản chế, cách ly các giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Tin lành Mennonite.

Tiếp theo sẽ phải có một loạt sửa đổi pháp luật để đưa các quy phạm của luật quốc tế về nhân quyền vào luật quốc nội Việt Nam, điều mà từ 1982 đến nay, Hà Nội chưa làm một cách nghiêm chỉnh. Tôi tưởng nếu bây giờ mà Hà Nội ít ra làm đươc bấy nhiêu điều thì cũng giúp tạo ra được một đà dân chủ hóa đất nước.

Sẽ không khoanh tay bất động

Nguyễn An: Nhưng nếu giả thuyết của Luật sư không xảy ra thì sao?

Chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm vào vấn đề này từ quý thính giả. Xin gửi email về Vietnamse@www.rfa.org hay gọi đến 202 530 7775

Trần Thanh Hiệp: Tôi lại phải đặt ra một giả thuyết khác nữa. Cứ theo lô gích của thực tế về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay thi tất yếu Hoa Kỳ sẽ phải có bước leo thang đến mức đáng kể để gây áp lực. Và phía nhân dân Việt Nam người ta không thể tin rằng cả trong lẫn ngoài nước sẽ khoanh tay bất động.

Cường độ tranh đấu nhân quyền do đó sẽ gia tăng, dù chưa ai có thể nói chắc sẽ gia tăng như thế nào, nhất là đã có không ít những chỉ dấu cho thấy dân chúng đã bị dồnvào thế tuyệt vọng, phải dùng đến cách tự thiêu để lấy cái chết mà bày tỏ nguyện vọng.

Tôi nghĩ rằng nếu giả thuyết này xảy ra thì đất nước bắt đầu đi vào một cuộc phiêu lưu mà nếu còn có thể tránh được thì nhà cầm quyền Hà Nội nên tránh.

Tôi tự hỏi tại sao Hà Nội không theo tiền lệ lịch sử của các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu dứt khoát từ bỏ đường lối cai trị phi nhân quyền để hòa bình hội nhập vào cộng đồng nhân loại dân chủ tự do mà cứ quyết liệt chống một diễn biến hòa bình như vậy?

Nguyễn An: Xin cảm ơn Luật sư Hiệp Quý thính giả vừa nghe bài thứ cuối trong sê ri năm bài của cuộc trao đổi về Triển Vọng cải thịên nhân quyền ở Việt Nam giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung tâm Việt Nam về nhân quyền ở Paris.

Xin được nhắc rằng, ý kiến của luật sư Trần Thanh Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của ban Việt ngữ đài Á châu tự do, và chúng tôi hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp thêm vào vấn đề này từ quý thính giả. Xin gửi E mail về Vietnamse@www.rfa.org hay gọi đến 202 530 7775

Theo dòng thời sự

- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (I)

- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (II)

- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (IV)