Báo cáo Nhân quyền Thế giới 2007: Việt Nam vẫn là thể chế độc tài

0:00 / 0:00

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Sáng hôm qua tại Washington, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên khắp thế giới trong năm qua, trong đó có phần nhận xét về Việt Nam, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Lê Dân trình bày và chuyển ngữ đoạn phúc trình đó như sau.

WorldReport150.jpg
Hình bìa của bản Báo cáo Nhân quyền Thế giới 2007.

Bên lề lễ công bố bản phúc trình thường niên về tình hình thế giới, ông Kenneth Roth, giám đốc Điều hành tổ chức Human Right Watch, lược sơ qua về sự thành hình của bản báo cáo này.

“Mỗi năm một lần, chúng tôi muốn đưa ra một bản tổng kết về tình hình nhân quyền trên khắp thế giới. Đây là bản phúc trình thường niên thứ 17 và năm nay chúng tôi ghi nhận 74 quốc gia và Liên minh Châu Âu qua 576 trang sách.”

Năm nay, nhận định lớn nhất của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch là đề nghị Liên minh Châu Âu lãnh vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ quyền con người trên tòan cầu, thay thế cho Hoa Kỳ.

Lý do là Washington đã áp dụng những chủ trương có vi phạm nhân quyền trầm trọng như giam giữ nghi can không xét xử tại nhà tù Guantanamo. Ông Kenneth Roth giải thích:

“Ngày nay chúng tôi nhận thấy uy tín của Hoa Kỳ về mặt nhân quyền đã giảm sút nghiêm trọng qua việc Washington sử dụng biện pháp tra tấn, giam giữ không xét xử..như tại nhà tù Guantanamo....”

Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong thành phần bộ Chính trị, với các đảng viên trẻ thay thế những cán bộ già nua. Tuy nhiên, các khuôn mặt mới không mang lại cải thiện nào đáng kể về mặt nhân quyền.

Nhân quyền tại Việt Nam

Về phần Việt Nam, năm nay tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch nhận xét là chưa có tiến triển nào lớn. Phần nói về nhân quyền Việt Nam năm 2006 đăng từ trang 240 đến 246 trong phúc trình năm nay, chúng tôi xin lược thuật như sau. Nguyên văn thì quý thính giả có thể truy cập vào trang Web hrw.org. Bản phúc trình viết:

“Đại hội 10 của đảng Cộng sản Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể trong thành phần bộ Chính trị, với các đảng viên trẻ thay thế những cán bộ già nua. Tuy nhiên, các khuôn mặt mới không mang lại cải thiện nào đáng kể về mặt nhân quyền.

Bất chấp là đang có một trong các mức tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á, chuyện Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của con người vẫn còn kém nhiều nước khác, và Nhà nước độc đảng vẫn tiếp tục không khoan nhượng với những sự phê phán họ.

Nhà cầm quyền vẫn tiếp tục truy bức các thành viên thuộc những giáo hội độc lập, thiết lập sự kiểm soát thông tin trên Internet và báo chí, giới hạn sự tập họp nơi công cộng và bắt giam nhiều người chỉ vì quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo của họ.

Ngành truyền thông, đảng phái chính trị, tổ chức tôn giáo và các công đoàn đều không được phép hoạt động nếu không có sự giám sát của Nhà nước, hoặc không được phép có các hoạt động bị xem là không phù hợp chủ trương của đảng.

Năm qua đã chứng kiến những vụ đình công, tranh chấp lao động chưa từng có, những nỗ lực của quan chức nhằm bịt miệng phong trào đòi dân chủ và sự kiện Phật tử và các tín hữu Tin Lành sắc tộc ít người bị trấn áp vẫn còn tiếp diễn".

Bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới 2007 phần Việt Nam tiếp tục nêu các chứng cớ trong những lãnh vực phong trào dân chủ, tự do ngôn luận và Internet, sự kiện bất đồng chính kiến bị trấn áp, quyền tự do hội họp bị giới hạn, tự do tôn giáo chưa triệt để, tù giam và tra tấn, vẫn tiếp diễn và cần cải thiện.

Thể chế độc tài

Bản phúc trình kết luận bằng đoạn các nước và tổ chức quốc tế ghi nhận về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Các nhà cấp viện cho Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu và Nhật Bản đã nêu quan ngại sâu sắc hồi tháng Giêng khi có tin về các vụ biển thủ tiền viện trợ tại bộ Giao thông-Vận tải.

"Các nhà cấp viện cho Việt Nam như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu và Nhật Bản đã nêu quan ngại sâu sắc hồi tháng Giêng khi có tin về các vụ biển thủ tiền viện trợ tại bộ Giao thông-Vận tải.

Về phần Liên minh Châu Âu, tuy có ghi nhận việc Việt Nam thả tù chính trị, nhưng vẫn xếp Việt Nam danh sách những nước cần quan tâm về nhân quyền trong bản báo cáo Nhân quyền của Liên minh Châu Âu năm 2006.

Hồi tháng Năm năm ngoái, một phái đoàn nghị sĩ châu Âu đã thăm Việt Nam kêu gọi thả tù nhân lương tâm, cho báo chí quốc tế được tự do tìm hiểu vùng Tây Nguyên và hủy bỏ án tử hình.

Vào tháng Chín, Anh Quốc ca ngợi thành quả xóa đói nghèo của Việt Nam nhưng cho biết sẽ ràng viện trợ với những tiến bộ trong lãnh vực nhân quyền, chống tham nhũng, cải cách hành chính và tài chính".

Với các ghi nhận đó, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vẫn xếp Việt Nam vào chung với Ảrập Xê-út, Syria....cùng hình thức độc tài, theo lời giám đốc điều hành Kenneth Roth.

“Cũng có nhưng nơi khá gần với thể chế độc tài như ở Việt Nam., Ảrập Xê-út, hoặc Syria.....là những nơi trong năm qua chỉ có rất ít hay không có tiến triển gì cả về mặt nhân quyền.”

Quý thính giả muốn tự xem bản phúc trình Nhân quyền Thế giới 2007 xin truy cập vào trang Web của Human Rights Watch ở http://hrw.org.

Thông tin trên mạng:

- World Report 2007

- Report on Vietnam