Xung quanh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Hun Sen
2005.10.08
Nguyễn Bình tường trình từ Phnompenh
Theo nguồn tin chính thức từ Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Cambodia hôm mùng 7 tháng 10, cho biết Thủ tướng Hun Sen sẽ dẫn đầu phái đoàn Chính phủ Hoàng gia Campuchia sang thăm chính thức Việt Nam trong thời gian 3 ngày.

Mục đích chính là để ký vào văn bản bổ sung của Hiệp ước biên giới giữa hai bên vào năm 1985. Phái đoàn của Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ khởi hành từ Phnom Penh đến Hà Nội vào ngày thứ hai tới đây.
Tranh luận về đảo Phú Quốc
Trước dư luận Campuchia cho rằng Thủ tướng Hun Sen là công cụ của Hà Nội, Hiệp ước biên giới năm 1985 làm cho Campuchia mất đi một phần lãnh thổ, trong đó có đảo Phú Quốc. Thủ tướng Hun Sen đã có phản ứng lại vào hôm mùng 6 tháng 10 là việc mất đảo Phú Quốc không phải là lỗi của ông ta, mà là do sự thiên vị của chế độ thực dân Pháp.
Thủ tướng Hun Sen còn dọa rằng ông ta sẽ kiện một người lên Tòa án Pháp và Tòa án Campuchia, tuy nhiên không nêu rõ đích danh là ai, ông Hun Sen cho biết là người đó đã vu khống ông ta nhường đảo Phú Quốc cho Việt Nam.
Đảo Phú Quốc ngày nay thuộc tỉnh Kiên Giang là một tỉnh cực Nam của Việt Nam, nhưng đảo này rất gần tỉnh Kampot của Campuchia. Ông Hun Sen nói trước một số người Pháp trong một buổi lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên tiếng Pháp của Học viện Sư phạm tại thủ đô Phnom Penh, vào hôm mùng 6 tháng 10, là người Pháp đã lấy đảo Phú Quốc từ Campuchia cho Việt Nam, nhưng ngày nay dư luận Campuchia lại chỉ trích Hun Sen là một điều rất oan ức đối với ông ta.
Ông Hun Sen sẽ kiện ra tòa một người
Ông Hun Sen nói là ông ta sẽ kiện lên Tòa án Pháp đối với những người chủ mưu tuyên truyền là ông ta đã cắt đất cho Việt Nam, vì hơn ai hết người Pháp hiểu rất rõ ai là người cắt đất Campuchia cho Việt Nam.
Ông Hun Sen nói là ông ta sẽ kiện lên Tòa án Pháp đối với những người chủ mưu tuyên truyền là ông ta đã cắt đất cho Việt Nam, vì hơn ai hết người Pháp hiểu rất rõ ai là người cắt đất Campuchia cho Việt Nam.
Thủ tướng Hun Sen nói đất đai đã mất từ đời nào, thế mà người ta đổ lỗi cho ông ta. Vào ngày hôm qua (tức mùng 5 tháng 10) ông ta đã dò xét và biết được có một người tuyên truyền rằng ông Hun Sen là người ký kết dâng đảo Phú Quốc cho Việt Nam.
Bây giờ ông ta đang chuẩn bị kiện người đó lên Tòa án Pháp và Tòa án Campuchia về tội hình sự, vì những tin đồn thất thiệt đó rất dễ gây nên những biến cố, khi có một số người tin, và sẽ có phong trào chống ông ta. Mặt khác, lời tuyên truyền đã ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự nhân phẩm của ông ta.
Mặt dù ông Hun Sen không nêu rõ đích danh là ông ta sẽ kiện ai lên Tòa án Pháp và Tòa án Campuchia, nhưng ông Sean Pengse, một người Khmer quốc tịch Pháp thú nhận rằng, Thủ tướng Hun Sen sẽ kiện ông ta, vì chính ông ta đã viết bài về biên giới, trong đó nói rằng vào thời Pháp thuộc, đảo Phúc Quốc vẫn còn thuộc lãnh thổ Campuchia, và theo quan điểm ông Privier về việc phân định địa giới hành chính giữa Campuchia và vùng Cochinchine thuộc Pháp thì đảo Phú Quốc vẫn nằm trong lãnh thổ Campuchia.
Ông Sean Pengse cho biết thêm vào năm 1982 ông Hun Sen đã ký giao cho Việt Nam 2 hòn đảo của Campuchia, gồm đảo Phú Quốc và đảo Móng Ngựa. Ông ta có đầy đủ tài liệu để chứng minh đều đó, ông ta sẵn sàng lên Tòa án Pháp cùng với ông Hun Sen.
Đảo Polowai và chiến công của ông Hun Sen
Thủ tướng Hun Sen khảng định Hiệp ước biên giới năm 1985, không làm cho Campuchia mất đất như đảng đối lập và những người hoạt động chính trị chống ông ta tuyên truyền, nhưng ngược lại, ông đã lấy lại được một phần lãnh bị mất trong giai đoạn Lon Non cầm quyền, tức từ năm 1970 – 1975.
Ông ta đưa ra một thí dụ về đảo Polowai, nằm bên cạnh đảo Phú Quốc, vào năm 1972 quân đội Việt Nam Cộng Hòa đánh chiếm đảo này, quân đội của tướng Lon Non tháo chạy về đất liền. Còn quân đội Hoa Kỳ đóng ở Campuchia lúc ấy ủng Việt Nam Cộng Hòa chứ không ủng hộ tướng Lon Non. Đến thập 80, chính ông Hun Sen đã thương lượng với Hà Nội đòi lại đảo Polowai trước khi ký kết hiệp ước biên giới năm 1985, và hiện nay, đảo Polowai thuộc về Campuchia.
Sẽ thương lượng với Hà Nội
Ông Hun Sen nói tiếp là trong chuyến thăm Hà Nội sắp tới, ông ta tiếp tục thương lượng với chính phủ Hà Nội để đòi lại một phần đất do Pháp phân vạch đường biên giới không chính xác, làm mất đất của Campuchia.
Vào ngày 28 tháng 9, trong lúc phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đang họp bàn về việc hợp tác và phá triển biên giới cùng với đối tác Campuchia tại tỉnh Siêm Reap, thì Trung tâm nhân quyền ở thủ đô Phnom Penh tổ chức thảo luận bàn tròn với chủ đề tranh chấp biên giới Việt Nam – Campuchia, trong đó có nhiều ý kiến chỉ trích ông Hun Sen, và thẩm chí tố cáo ông ta đã dâng đất cho Việt Nam để đổi lấy quyền lực.
Cuộc thảo còn cho biết, Hiệp ước biên giới năm 1985 đầy nghi vấn ấy, cho đến nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật, chưa bao giờ được công bố công khai.
Những bài liên quan
- Lãnh tụ phong trào sinh viên dân chủ tại Campuchia được trả tự do
- Cảnh sát Campuchia đập phá 200 nhà dân ở thủ đô Phnom Penh
- Một cựu tướng quân đội Hòang gia Campuchia bị bắt giữ tại Việt Nam
- Thủ tướng Campuchia lập lại quyết tâm bài trừ tham nhũng
- Phóng Sự Đường Xa: Từ Cánh Đồng Chết tới Đế Thiên Đế Thích
- Campuchea mở phiên xử một thành viên đảng đối lập Sam Rainsy
- Ân xá Quốc tế quan ngại về thành phần thẩm phán phiên toà xử Khmer Đỏ
- Quốc tế báo động trước tình trạng hành hạ tù nhân ở Campuchia
- Thủ tướng Campuchia bác bỏ phúc trình thường niên của Hoa Kỳ về tình trạng buôn người
- Hoa Kỳ bắt giữ nhân vật cầm đầu tổ chức Chiến sĩ Tự do Campuchia
- Nông dân Cambodia tố cáo bộ đội Việt Nam chiếm đoạt đất đai canh tác
- Hoa Kỳ xem xét phiên tòa xử các cựu thủ lãnh Khmer Đỏ
- Việt Nam và Campuchia đạt thoả thuận tăng cường an ninh biên giới
- 20 tù nhân bị hạt sát trong cuộc vượt ngục đẫm máu ở Campuchia
- Việt Nam và Campuchia tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
- Khoảng 10,000 người Cambodia bị nhiễm HIV/AIDS trong năm 2004
- Campuchia cấm nhập gia cầm và trứng gà vịt từ Thái Lan, Việt Nam
- Liên Hiệp Quốc lo ngại trước các diễn biến chính trị ở Campuchia
- Quốc tế cáo buộc chính phủ Campuchia đang tìm cách trấn áp đối lập
- 11 phụ nữ Việt Nam được cứu thoát khỏi một ổ mại dâm ở Campuchia