Giải thích của ông Nam Lộc về việc hàng ngàn người Việt có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ

0:00 / 0:00

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Trong mấy ngày vừa qua dư luận ngưòi Việt trong lẫn ngoài nước, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, quan tâm và bàn tán nhiều đến sự kiện Chính Phủ Hoa Kỳ ban hành quyết định trục xuất hàng ngàn người Việt đang sống bất hợp pháp ở xứ này.

ImmigrationFCIWeb200.jpg
Trang web Federal Citizen Information Center

Hôm Thứ Năm vừa qua (24-1-2008) Cơ Quan Định Cư Trợ Giúp Người Di Dân & Tị Nạn (USCC), trụ sở tại Los Angeles, chính thức nhận được văn kiện hồi hương những công dân Việt Nam thuộc diện bị trục xuất khỏi nước Mỹ.

Để rộng đường dư luận và giải toả một số thắc mắc của người Việt khắp nơi, Nhã Trân đã phỏng vấn ông Nam Lộc, Giám Đốc cơ quan này.

Nhã Trân : Kính chào ông Nam Lộc và cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Thưa, Ông có thể cho thính giả của Đài Á Châu Tự Do biết là theo bản thoả thuận chính thức của hai chính phủ Việt - Mỹ, những công dân Việt Nam đang sống ở Hoa Kỳ thuộc diện nào thì có thể bị trục xuất ạ?

Ông Nam Lộc : Mấy ngày qua, sau khi Bộ Nội An Hoa Kỳ ký thoả hiệp đồng thuận với chính phủ cộng sản Việt Nam liên quan đến vấn đề trục xuất những công dân Việt Nam sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ thì đã tạo ra nhiều thắc mắc trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng như là ở trong nước. Chúng tôi cũng đã nhận nhận rất nhiều các câu hỏi và sau đây xin phép để được trả lời một cách tổng quát các câu hỏi chung.

Thứ nhất là tất cả những người mang quốc tịch Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ kể từ ngày 12-7-1995 trở về sau đang sông bất hợp lệ, hoặc là các thường trú nhân dù đã có thẻ xanh và đã từng được cư trú hợp pháp, tuy nhiên vì vi phạm luật lệ nên đã bị các toà di trú Hoa Kỳ đưa ra lệnh trục xuất, thì đây là những người sẽ có thể bị ảnh huởng bởi điều khoản này.

Tôi đã có bản thoả hiệp đó rồi. Bản thoả hiệp được ký kết bằng hai ngôn ngữ và tôi đang sửa soạn để phổ biến cho công chúng được biết.

Thứ nhất là tất cả những người mang quốc tịch Việt Nam đặt chân đến Hoa Kỳ kể từ ngày 12-7-1995 trở về sau đang sống bất hợp lệ, hoặc là các thường trú nhân dù đã có thẻ xanh và đã từng được cư trú hợp pháp, tuy nhiên vì vi phạm luật lệ nên đã bị các toà di trú Hoa Kỳ đưa ra lệnh trục xuất, thì đây là những người sẽ có thể bị ảnh huởng bởi điều khoản này.

Nhã Trân : Thưa, từ trước tới nay thẻ xanh (Green Card) công nhận tính cách thường trú của rất nhiều người Việt ở Mỹ, nay với quyết định của Chính Phủ Mỹ thì thường trú nhân người Việt vẫn có thể bị trục xuất nếu họ vi phạm một số luật của Hoa Kỳ ạ?

Ông Nam Lộc : Thưa quý vị, dù đã có thẻ xanh, dù là người tị nạn, và dù đã từng được cư trú hợp pháp ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, vì đương sự vi phạm luật lệ cho nên họ đã bị các toà án di trú Hoa Kỳ thu hồi lại tình trạng thường trú nhân, đồng thời ban hành lênh trục xuất, vì thế họ sẽ bị trục xuất. Mà cái điều này không phải là mới đây, điều này là một trong những điều khoản đã được bao gồm trong Đạo Luật Cải Tổ Hệ Thống Di Trú & An Ninh Xã Hội ban hành từ năm 1996 ((Illegal Immigration Reform and Immigrant Responsibility Act. of 1996).

Nhã Trân : Thưa ông Nam Lộc, theo tin sơ khởi thì khoảng hơn 6 ngàn người Việt thuộc diện này đã nhận được lệnh trục xuất và có khoảng 1 ngàn rưỡi người khác đang trong giai đoạn xúc tiến thủ tục, con số này đã được chính thức xác nhận chưa ạ?

Ông Nam Lộc : Tại sao Bộ Nội An hay một số các viên chức chính quyền đưa ra ước tính có khoảng từ 6 ngàn hoặc là 8 ngàn người đã nhận được án lệnh trục xuất? Như vậy thì có phải tất cả những người này sẽ phải về nước hay không?

Tôi xin đáp là dù có một số viên chức thẩm quyền người Hoa Kỳ ước tính rằng có khoảng từ 6 đến 8 ngàn người Việt đã nhận được lệnh trục xuất, tuy nhiên, theo cái thông báo chính thức của bản thoả hiệp vừa được ký kết thì quý vị có thể đọc rõ là họ chỉ đưa ra con số 1.500 người sẽ có thể bị ảnh hưởng đến quyết định vừa được ký kết.

Nhã Trân : Xin được hỏi lại ông cho rõ. Ông vừa nói rằng chỉ có khoảng một ngàn rưỡi người có thể bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam?

Ông Nam Lộc : Dạ vâng. Nói một cách khác là dù có đông người đã nhận được lệnh trục xuất nhưng nếu đa số những người đó có mặt tại Hoa Kỳ trước ngày 12-7-1995 thì họ sẽ không bị chi phối bởi thoả hiệp này.

Nhã Trân : Chuyện trục xuất hay là giam giữ những thường trú nhân vi phạm luật pháp Hoa Kỳ từ trước đến giờ có phổ biến tại Mỹ hay không ạ? Nói rõ ra là Chính Phủ Hoa Kỳ đã từng giam giữ hay là trục xuất người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp, hay là sống ở Hoa Kỳ hợp lệ nhưng vi phạm luật lệ nước này?

Ông Nam Lộc : Đây là một việc rất hiếm xảy ra nhưng cũng đã từng xảy ra tại Hoa Kỳ.

Theo tôi thì tôi muốn nói với mọi người một điều là nên bình tĩnh trong lúc này để chờ những chi tiết của cái thoả hiệp được thông báo ra thì mình mới biết được từng hoàn cảnh, từng trường hợp cá biệt. Hiện nay thì cá nhân chúng tôi cũng như một số luật sư thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý đang soạn ra những bản hướng dẫn chi tiết, đồng thời tổ chức những buổi hội thảo hay là diễn đàn công cộng để thông báo cũng như trả lời thắc mắc của mọi người.

Nhã Trân : Có dư luận thắc mắc về liên hệ giữa quyết định trục xuất của Chính Phủ Hoa Kỳ và thời diểm, tức là do đâu mà những người đến Mỹ từ ngày 12-7-1995 mới có thể bị trục xuất?

Ông Nam Lộc : Theo chỗ chúng tôi được biết thì đây là thời điểm mà hai quốc gia đã chính thức thành lập quan hệ ngoại giao.

Nhã Trân : Nói về hiệu lực, thoả hiệp này chỉ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày được ký kết, thưa ông? Ông Nam Lộc : Tôi xin trả lời là, theo nội dung của ngôn ngữ trong thoả hiệp thì thoả hiệp trục xuất có hiệu lực kể từ ngày ký kết, tức là ngày 22-1-2008, tuy nhiên họ sẽ không chính thức áp dụng cho đến 60 ngày sau, sau ngày ký kết này.

Nhã Trân : Như vậy chúng ta thấy là Chính Phủ Hoa Kỳ đã có quyết định rõ ràng và cụ thể vấn đề trao trả về Việt Nam những công dân Việt sống bất hợp pháp trên đất Mỹ, chẳng hạn như những người Việt Nam qua Mỹ du lịch đã quá hạn visa mà vẫn ở lại, hay những du sinh theo diện visa sau khi tốt nghiệp tìm cách ở lại Mỹ thay vì trở về Việt Nam. Theo ông thì những người bị kể vào diện này nên có thái độ ra sao trước quyết định đó? Nói một cách khác, họ cần phải làm gì để chuận bị hoặc là đối phó với tình trạng này?

Ông Nam Lộc : Theo tôi thì tôi muốn nói với mọi người một điều là nên bình tĩnh trong lúc này để chờ những chi tiết của cái thoả hiệp được thông báo ra thì mình mới biết được từng hoàn cảnh, từng trường hợp cá biệt. Hiện nay thì cá nhân chúng tôi cũng như một số luật sư thuộc các tổ chức trợ giúp pháp lý đang soạn ra những bản hướng dẫn chi tiết, đồng thời tổ chức những buổi hội thảo hay là diễn đàn công cộng để thông báo cũng như trả lời thắc mắc của mọi người.

Vì thế cho nên tôi nghĩ rằng trong lúc chờ đợi thì quý vị thính giả của chúng ta nên cứ bình tĩnh, thứ nhất là đừng trả tiền cho bất cứ một dịch vụ pháp lý nào nếu chưa biết trường hợp của mình có thể bị ảnh hưởng bởi thoả hiệp này hay không, và đặc biệt là đừng có nghe những lời cố vấn từ những người không phải là luật sư chuyên môn về ngành di trú Hoa Kỳ.

Trên đây là những lời chia sẻ mà tôi nghĩ rằng quan trọng nhất trong lúc này, bởi vì nhiều người rất là hoang mang mà không có biết chi tiết của cái thoả hiệp này nó sẽ như thế nào.

Nhã Trân : Xin cảm ơn ông Nam Lộc, Giám Đốc Cơ Quan Dịnh Cư & Trợ Giúp Người Di Dân & Tị Nạn (USCC) về cuộc phỏng vấn này.

Ông Nam Lộc : Dạ vâng. Xin cảm ơn cô và xin cảm ơn quý vị.